Landing Page là một trang web đơn dùng để tạo những nội dung thuyết phục khách hàng thực hiện một mục tiêu chuyển đổi nhất định. Hiểu đơn giản nó là trang đích, hay còn gọi là trang bán hàng được dùng trong chiến dịch quảng cáo Google Ads. Hiện nay, xu hướng sử dụng Landing Page cực lớn, vì khả năng linh hoạt trong việc sử dụng để đạt được các mục tiêu trong kinh doanh.
Trong bài viết này, VietMoz mách bạn 50 Checklist xây dựng Landing Page chất lượng phục vụ chiến dịch chạy quảng cáo đạt kết quả cao. Cùng theo dõi ngay nhé!
50 Checklist xây dựng Landing Page hiệu quả
Một Landing Page chất lượng mang lại chuyển đổi khách hàng cao không thể bỏ qua quá trình kiểm tra, thử nghiệm liên tục. Bạn sẽ cần dựa trên các tiêu chí để tính điểm tối đa cho trang, cũng như đánh giá tổng quan liệu trang đích của mình đã thực sự tốt hay chưa. Từ đó có kế hoạch tối ưu nhằm thỏa mãn những tiêu chí còn lại để đạt được số điểm cao nhất.
Dưới đây là 50 Checklist xây dựng Landing Page mà bạn không được bỏ qua:
Lưu ý: Nếu có một mục trên checklist mà landing page của bạn không có (ví dụ: video hay một biểu mẫu, hãy cứ đánh dấu vào đó).
1/ Tiêu đề trang đích của bạn có khớp với nội dung trên quảng cáo của bạn không?
Tiêu đề trang đích là nội dung mà khách hàng của bạn thấy đầu tiên, nó quyết định tỷ lệ nhấp chuột cũng như giữ khách hàng ở lại trên trang để đọc sâu hơn. Vì vậy, bên cạnh tạo sự hấp dẫn thì tiêu đề phải thỏa mãn nội dung chính của trang, gợi sự tò mò khiến khách hàng truy cập.
2/ Nội dung trang đích của bạn có tập trung vào một mục đích không?
Nội dung trang đích cần nhất quán với mục tiêu của bạn, đó có thể là mục tiêu kinh doanh, mục tiêu nhận diện thương hiệu…
3/ Một người lạ có thể hiểu nội dung trên trang đích sau 5-10 giây không?
Nội dung trình bày đơn giản, dễ hiểu, không rườm rà về mặt câu chữ, không sử dụng các từ ngữ mang tính ẩn dụ hoặc khó hiểu.
4/ Có ai biết công ty của bạn và làm về lĩnh vực gì không? (logo và khẩu hiệu)
Trang phải thể hiện được lĩnh vực mà doanh nghiệp bạn đang theo đuổi, điều này có thể được thể hiện thông qua logo và khẩu hiệu.
5/ Trang đích của bạn có đoạn mô tả để làm rõ cho tiêu đề không?
Trang đích phải có đoạn mô tả nhằm làm rõ tiêu đề đang muốn truyền đạt cái gì cho khách hàng đó có thể là một sản phẩm/ dịch vụ, chương trình sự kiện nào đó…nhằm lôi kéo khách hàng tiếp tục tìm hiểu nội dung phía sau.
6/ Bạn có sử dụng các đầu mục để mô tả những lợi ích của sản phẩm/dịch vụ của bạn không?
Tận dụng đầu mục để mô tả trực quan những tính năng lợi ích của sản phẩm/ dịch vụ. Nói đúng hơn, đây là nội dung mô tả sản phẩm/ dịch vụ của bạn có thể giải quyết được nhu cầu của khách hàng.
7/ Bạn có sử dụng hình ảnh hay video có liên quan để mô tả cho sản phẩm không?
Một Landing Page mà không đầu tư, trau chuốt hình ảnh hay video cẩn thận thì khả năng chuyển đổi cao khó lòng mà đạt được. Trừ phi đó là sản phẩm/ dịch vụ mà bạn không có đối thủ cạnh tranh. Và tất nhiên, hình ảnh hay video phải mô tả trực quan về tính năng lợi ích của sản phẩm/ dịch vụ khiến khách hàng tin tưởng để xuống tiền.
8/ Nội dung của bạn đọc có thể hiểu được trong 30 giây không?
Bạn sẽ cần rà soát từng câu đơn một, thử nghiệm đọc lướt để đánh giá mức độ hiểu nhanh của người đọc, từ đó tối ưu chỉnh sửa phù hợp.
9/ Dòng tiêu đề của bạn có trả lời cho câu hỏi “Trang này nói về nội dung gì?”
Bạn cần kiểm tra dòng tiêu đề của mình đã trả lời chính xác nội dung mà khách hàng đang cần hay không.
10/ Bạn đã gỡ các external link?
Việc gỡ các external link trên trang đích giúp bạn tránh tình trạng truyền dòng chảy Page Rank sang trang khác.
11/ Trang đích của bạn có giải thích tại sao sản phẩm/dịch vụ của bạn đặc biệt không?
Nội dung của bạn phải giải thích lý do khách hàng nên chọn sản phẩm/ dịch vụ của bạn. Nội dung này đóng vai trò quan trọng trong việc khách hàng có quyết định hành động mua hàng của bạn hay không.
12/ Nội dung có tập trung chủ yếu vào các lợi ích thay vì các tính năng không?
Thay vì chú trọng vào tính năng của sản phẩm/ dịch vụ, bạn nên tập trung khai thác lợi ích mà sản phẩm/ dịch vụ đem lại cho khách hàng. Vì tính năng chỉ là phần bổ trợ, hay hiểu đơn giản là phần thưởng đi kèm khi khách hàng sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của bạn. Cái quan trọng vẫn là lợi ích mà nó mang lại.
13/ Bạn có sẵn sàng cho thông tin cần thiết trên biểu mẫu không?
Với những thông tin cần thiết, bạn có thực sự sẵn sàng cung cấp ngay trên biểu mẫu hay không. Điều này tùy thuộc vào lựa chọn cũng như quyết định của bạn.
14/ Bạn có giải thích giá trị hay kích thước của quảng cáo (% chiết khấu, số trang ebook, giá trị sản phẩm)?
Để giải thích giá trị hay kích thước của sản phẩm/ dịch vụ bạn có thể dựa trên % chiết khấu, số trang ebook hoặc giá trị của sản phẩm mà khách hàng có thể nhận được.
15/ Bạn có đưa ra đánh giá của khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của mình?
Đây là nội dung cực kỳ quan trọng mà bạn không thể bỏ qua, nhất là trong thời buổi cạnh tranh như ngày nay. Việc đưa ra đánh giá của khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm/ dịch vụ gia tăng tính chân thực của sản phẩm (cụ thể là lợi ích giá trị mà nó mang lại). Mặt khác, thúc đẩy hành động của khách hàng đưa ra quyết định mua hàng nhanh hơn.
16/ Bạn có cung cấp nhiều phương thức liên lạc khác nhau (điện thoại, email, chat trực tuyến).
Việc cung cấp đa dạng phương thức liên lạc, giúp khách hàng có trải nghiệm tốt hơn. Cũng như linh hoạt trong việc lựa chọn phương thức liên lạc phù hợp khi muốn mua hàng của bạn.
17/ Bạn có nói rõ khách truy cập sẽ nhận được gì sau khi click vào CTA của bạn?
18/ Trang đích của bạn có được thiết kế chuyên nghiệp không?
Thiết kế chuyên nghiệp được thể hiện thông UI/ UX gia tăng tính trải nghiệm cho khách hàng. Một trang đích được thiết kể chỉn chu thì khả năng giữ chân khách hàng càng cao.
19/ Thiết kế trang đích của bạn có dễ nhìn như quảng cáo của bạn?
20/ Thiết kế có phù hợp với website chính hay thương hiệu của bạn?
21/ Bạn sử dụng các Lightbox để cung cấp thêm thông tin mà không cần phải rời khỏi trang?
22/ Bạn đã cung cấp một điều khoản bảo mật hay chưa?
23/ Bạn cung cấp một mẫu chương trình khuyến mại, nếu áp dụng?
24/ Bạn có cho hiển thị các chứng nhận hay logo của đối tác/chi nhánh/đăng ký bảo mật (ví dụ Verisign)?
25/ Các yêu cầu và số liệu của bạn có xác minh được không?
26/ Bạn có lặp lại ưu đãi của bạn ở khu vực biểu mẫu để nhấn mạnh mục đích sử dụng biểu mẫu của bạn là gì không?
27/ Bạn có sử dụng các ký hiệu hình ảnh để hướng sự chú ý về CTA không?
28/ CTA có đủ lớn để nổi bật khi nhìn từ khoảng cách xa không?
29/ CTA có sử dụng độ tương phản để nổi hơn những chỗ khác của trang không?
30/ CTA của bạn có nằm ở vị trí dễ thấy gần phần đầu trang không?
31/ Bạn có thêm một liên kết đến chính sách bảo mật bên cạnh trường email trên biểu mẫu không?
32/ Bạn có sử dụng trang xác nhận của mình để cung cấp thêm huớng dẫn không?
33/ Nếu ưu đãi của bạn có giới hạn thời gian, bạn có nói rõ thông tin này không?
Ưu đãi nào thì cũng cần gia hạn thời gian, nhằm kích thích khách hàng hành động ngay vì sợ bỏ lỡ cơ hội mua hàng với giá tốt.
34/ Bạn có xây dựng một trang đích độc lập cho từng nguồn traffic (email, xã hội, PPC) và xem nguồn nào mang về cho bạn nhiều chuyển đổi nhất.
35/ Nếu bạn sử dụng video, bạn đã cài đặt chế độ phát trực tiếp theo người dùng không?
36/ Kết thúc video, bạn có lời kêu gọi hành động không?
37/ Bạn có giới hạn số lượng CTS của bạn to ở mức 1 CTS không?
38/ Nếu bạn đang mời mọi người đăng ký tham gia hội thảo trực tuyến, bạn có cho hiển thị số người đăng ký để làm một dạng bằng chứng xã hội không?
39/ Nếu bạn sử dụng cửa sổ pop-up khi thoát, chỉ đánh dấu chọn mục này nếu mục này mang lại giá trị nào đó có liên quan đến trang và không sử dụng mẹo lôi kéo để khuyến khích click.
40/ Bạn có thực hiện các thử nghiệm khác nhau trên các trang của bạn không?
41/ Bạn có thu thập đánh giá của khách hàng để cái thiện cho lần thử nghiệm tiếp theo không?
42/ Nếu bạn có một quá trình gồm nhiều bước (đăng ký, v.v.), bạn có nói rõ cho khách truy cập biết không?
43/ Bạn có tối ưu hóa trang đích của mình để có được số điểm chất lượng trên 7 không?
44/ Bạn có sử dụng một trang đích riêng cho mỗi quảng cáo/chiến dịch không?
45/ Bạn có thử sử dụng một trang ngắn với một trang dài để biết khách truy cập của bạn cần bao nhiêu thông tin để chuyển đổi không?
46/ Trang đích của bạn có tuân theo nguyên tắc thống nhất, trong đó mỗi thành phần của trang tập trung giải thích một khái niệm đơn giản không?
47/ Bạn có làm yếu trang đích của mình không?
48/ Không chọn mục này nếu nút biểu mẫu của bạn có dạng “Click Here” hay “Submit” (Gửi).
49/ Nếu bạn sử dụng một biểu mẫu, hãy chắc rằng biểu mẫu của bạn được đóng khung với màu nền làm cho biểu mẫu nổi bật và trở thành phần quan trọng nhất trên trang.
50/ Và cuối cùng, bạn đã từng sử dụng kỹ thuật giảm tỷ lệ thoát trang chưa?
Tham khảo chi tiết: khóa học seo chuyên nghiệp
Tổng kết
Trên đây là 50 checklist quan trọng giúp bạn đánh giá xem trang đích của bạn đã thực sự tốt hay chưa? Nếu chưa, hãy dựa vào những checklist chưa hoàn thành để xây dựng cho mình được một trang đích tốt nhất với người dùng.
Ngoài ra, bạn có thể xem thêm các bài viết về tối ưu Landing Page:
Tổng quan: Tối ưu Landing Page
Chương I: Vai trò của Landing Page với thị trường Marketing
Chương II: Làm thế nào để đọc được suy nghĩ của khách hàng tiềm năng
Chương III: Tối ưu hóa traffic để tăng tỷ lệ chuyển đổi
Nguồn: unbounce.com
Dịch bởi PersoTrans
Biên tập bởi vietmoz.edu.vn
Xin cám ơn bài viết này ạ