Brand audit – một thuật ngữ chắc hẳn không còn xa lạ đối với một người đang làm thương hiệu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, bạn đã hiểu đúng, hiểu rõ về Brand audit cũng như quy trình kiểm toán cho một thương hiệu? Đừng lo lắng, cùng VietMoz tham khảo ngay qua những thông tin dưới đây!
Brand audit là gì?
Brand audit – thuật ngữ được hiểu sát nghĩa là kiểm toán thương hiệu. Đây chính là một trong những hoạt động hết sức quan trọng trong việc quản trị doanh nghiệp. Kiểm toán thương hiệu là quá trình đánh giá và phân tích về mức độ nhận diện, sự ảnh hưởng của một thương hiệu trên thị trường.
Thông qua những bài phân tích, đánh giá này, doanh nghiệp sẽ biết được mình đang ở vị trí nào, cần thay đổi những gì để từ đó có thể đưa ra những chiến lược, những giải pháp kinh doanh hiệu quả nhất. Nắm bắt chuẩn xác vị thế cạnh tranh trên thị trường sẽ giúp doanh nghiệp khai thác những tiềm lực của mình trong tương lai để hướng đến mục tiêu người dẫn đầu.
Brand audit có vai trò như thế nào? Mục đích của Brand audit?
Kiểm toán thương hiệu bao gồm nhiều yếu tố như: phân tích tiềm lực nội tại, phân tích hiệu quả kinh doanh, giá trị định vị thương hiệu trên thị trường, những con số cụ thể về điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh, cơ hội thị trường, giải pháp. Mục đích chính của kiểm toán thương hiệu chính là biết chính xác mình đang ở đâu trên thị trường ngành.
Những thông tin về về brand audit còn giúp thương hiệu nhận ra được một số vấn đề trong chiến lược kinh doanh như:
- Đánh giá hiệu quả của những chiến dịch truyền thông: Hoạt động kiểm toán thương hiệu giúp doanh nghiệp có những con số khách quan nhất về những chiến lược truyền thông, quảng cáo để từ đó có thể tối ưu hoá chi phí trong những chiến dịch Marketing này.
- Đánh giá độ nhận diện thương hiệu: Mặc dù độ nhận diện không được đánh giá bằng những con số cụ thể tuy nhiên, kiểm toán thương hiệu sẽ giúp một doanh nghiệp biết được customer insight, thị trường đang có những thay đổi nào để từ đó có thể đưa ra những chiến lược định vị lại thương hiệu.
- Nghiên cứu đối thủ, khách hàng mục tiêu: Thông qua những con số tỉ lệ chuyển đổi từ những chiến dịch truyền thông, quảng cáo, Brand audit sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hoá chi phí cho hoạt động Marketing.
8 bước kiểm toán thương hiệu
1. Phân tích yếu tố nội tại
Phân tích yếu tố nội tại doanh nghiệp bao gồm những bảng đánh giá toàn diện về hoạt động của doanh nghiệp tính đến thời điểm hiện tại làm Brand audit. Theo đó, những bảng phân tích này sẽ bao gồm rất nhiều bảng biểu về hoạt động của ban điều hành, phòng truyền thông, đánh giá về chất lượng sản phẩm, hoạt động kinh doanh của đội ngũ bán hàng…
2. Phân tích đối thủ cạnh tranh
Phân tích đối thủ cạnh tranh bao gồm những hoạt động nhận định, phân tích mô hình SWOT của chính doanh nghiệp và đối thủ trong ngành. Dựa vào những số liệu phân tích, nhà quản trị sẽ đưa ra những chiến lược phù hợp nhất với thực tại để tăng vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
3. Nhận định, đánh giá về sản phẩm, kênh phân phối
Phân tích những vấn đề còn tồn đọng về chất lượng sản phẩm, quá trình vận chuyển hàng hóa, kiểm soát tồn kho… Từ những con số cụ thể về lượng nhập vào, hàng tồn kho, lưu chuyển hàng hóa sẽ giúp cho doanh nghiệp có những nhìn nhận thực tế về tình hình hoạt động kinh doanh, tránh tình trạng để vốn bị chết.
4. Phân tích kênh truyền thông thương hiệu
Trong thời đại công nghệ 4.0, hoạt động truyền thông trên các kênh mạng xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ. Chính vì vậy, vai trò của Brand audit rất quan trọng trong việc phân tích, nhận định những kênh truyền thông nào đang mang lại hiệu quả, những kênh nào đã lỗi thời để từ đó đưa ra những chiến lược hợp thời nhất, tránh trường hợp đầu tư lãng phí vào một kênh truyền thông nào đó.
5. Phân tích các yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
Khi yếu tố công nghệ ngày càng phát triển và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, việc nghiên cứu và áp dụng những phần mềm để theo dõi và kiểm soát hoạt động kinh doanh là vô cùng cần thiết. Kiểm toán doanh nghiệp giúp nhà quản trị đưa ra những giải pháp công nghệ phù hợp nhất với tình hình hoạt động hiện tại, cải thiện hiệu quả kinh doanh.
6. Audit hệ thống nhân sự
Hiệu quả hoạt động kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của đội ngũ nhân sự hiện tại. Do đó, kiểm soát, đánh giá hiệu quả hoạt động nhân sự là một việc rất cần thiết trong chiến dịch Brand audit. Một số yếu tố khi đánh giá chất lượng nhân sự bao gồm: Phân tích tính cách, tâm lý, nguyện vọng nhân viên, qua đó, nhà quản trị sẽ có những chiến lược nhằm thúc đẩy và phát huy tối đa năng lực của nhân viên.
7. Đưa ra giải pháp
Sau khi đã có những nhận định, đánh giá về hoạt động của doanh nghiệp, việc đưa ra những giải pháp là điều tất yếu. Thông qua những con số cụ thể về kết quả hoạt động, nhà quản trị sẽ có những chiến lược phù hợp nhất để tăng độ nhận diện thương hiệu với khách hàng.
Hi vọng qua những thông tin trên, VietMoz đã cung cấp cho bạn đọc kiến thức hữu ích về Brand Audit. Chúc bạn áp dụng thành công và hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo trên website https://vietmoz.edu.vn/