Branding marketing là một từ không mấy xa lạ với các doanh nghiệp và những người làm marketing. Với sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt, người tiêu dùng có xu hướng chú ý đến những sản phẩm có chất lượng và đến từ những thương hiệu lớn, uy tín và có tên tuổi trên thị trường. Vậy để nắm bắt thị hiếu khách hàng, cùng Vietmoz tìm hiểu rõ hơn về Brand marketing là gì qua bài viết dưới đây nhé.
Brand marketing là gì?
Vậy Brand marketing là gì? Đây thực chất là “tiếp thị thương hiệu” được biết là chiến lược mà công ty đưa ra để quảng bán sản phẩm, dịch vụ của họ dựa trên câu chuyện về thương hiệu. Cụ thể thì đó là quá trình bạn kể chuyện về sản phẩm, dịch vụ bằng cách nhấn mạnh toàn bộ vào thương hiệu của bạn trong câu chuyện đó.
Đây được xem là khuynh hướng chủ yếu của marketing hiện đại. Khác với cách marketing truyền thống là chỉ tập trung vào sản phẩm, các công ty lớn và tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực hàng tiêu dùng đã đi tiên phong trong việc lấy thương hiệu làm trung tâm của việc quản trị doanh nghiệp và mọi chiến lược truyền thông xoay quanh. Bằng luận điểm “thương hiệu chính là đỉnh cao của sản phẩm” Brand marketing là hệ thống tiếp thị toàn diện nhất hiện nay.
Vai trò của Brand Marketing trong doanh nghiệp
Branding Marketing đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Tại những doanh nghiệp lớn, có hẳn một đội ngũ được xây dựng để phục vụ công việc truyền thông thương hiệu của doanh nghiệp và sản phẩm.
Với những doanh nghiệp lớn, mỗi dòng sản phẩm ra đời đều có một chiến lược Brand Marketing riêng biệt, nhưng chung quy vẫn quy về một thương hiệu tổng thể. Còn với các doanh nghiệp nhỏ thì có thể lồng ghép giữa thương hiệu của sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp để cùng phát triển và hỗ trợ lẫn nhau.
Công việc của Brand marketing là gì?
Vậy, Brand Marketing cần làm những công việc gì? Đối với những người làm Brand Marketing, nhiệm vụ sẽ bao gồm những công việc sau đây.
Đối với cấp bậc chuyên viên Brand marketing
- Phân tích dữ liệu, đề xuất và đưa ra các dự đoán về sự phát triển của thương hiệu đến ban quản lý, giám đốc.
- Theo dõi, báo cáo về ngân sách sử dụng cho các hoạt động thương hiệu đến ban giám đốc.
- Xây dựng các mục tiêu, chiến lược cũng như kế hoạch Marketing phục vụ cho phát triển thương hiệu.
- Xây dựng các nội dung liên quan đến truyền thông như text, photo, video.
- Quản lý, phụ trách các kênh truyền thông thương hiệu của công ty, doanh nghiệp như Fanpage, Website, kênh báo chí,…
- Kiểm tra, trả lời các phản hồi từ khách hàng qua email hoặc các kênh liên lạc khác hàng ngày.
- Trực tiếp liên hệ đến đối tác hoặc khách hàng.
Đối với cấp bậc Brand Manager
- Họp về các hoạt động liên quan đến brand trực tiếp với ban giám đốc hoặc với khách hàng, đối tác…
- Làm việc, thảo luận với các nhà đầu tư, khách hàng, đối tác quảng cáo về dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp.
- Đề xuất các mục tiêu cho thương hiệu, đưa ra các giải pháp, ý tưởng cho hoạt động tiếp thị thương hiệu.
- Nghiên cứu về thị trường, lên các kế hoạch cụ thể và chi tiết, báo cáo lên ban giám đốc và thực hiện triển khai kế hoạch.
- Phối hợp với các phòng ban khác để đảm bảo kế hoạch Brand Marketing được diễn ra theo đúng tiến trình.
- Quản trị nhãn hàng, thương hiệu.
Phân biệt khái niệm Brand Marketing
Branding khác với Brand Marketing như thế nào?
Branding (Xây dựng thương hiệu) là khái niệm chỉ các hành động mad một cá nhân hoặc đội ngũ làm để giúp khách hàng có nhận thức rõ về hình ảnh, vai trò, giá trị thương hiệu. Branding nghiêng về phần hình thức, hình ảnh thương hiệu nhiều hơn, cụ thể hơn là khuếch trương hệ thống nhận biết thương hiệu.
Brand Marketing (Truyền thông thương hiệu) đi sâu hơn về khía cạnh xây dựng chiến lược (strategic brand management) và quản trị thương hiệu. Đây là các hoạt động nằm trong một chiến lược marketing tổng thể, ít nhất ở cấp độ giải pháp toàn diện 4P, hoặc cao hơn là 7P.
Brand Marketing khác với Product Marketing như thế nào?
Product Marketing hiện đại hình thành từ khái niệm vòng đời sản phẩm. Tuy nhiên hiện nay, việc truyền thông không chỉ dừng lại ở vòng đời sản phẩm mà được phát triển lên thành mô hình những vòng đời sản phẩm nối tiếp nhau tạo ra thương hiệu. Có rất nhiều điểm khác nhau khác, chẳng hạn như khái niệm định vị: “định vị sản phẩm” trong Product marketing chỉ là 1 trong 4 nhóm giải pháp của khái niệm định vị toàn diện trong Brand marketing.
Brand Marketing khác với Trade Marketing như thế nào?
Trade Marketing là các hành động ảnh hưởng trực tiếp lên việc bán sản phẩm, dịch vụ. Nhiệm vụ của Trade Marketing là quyết định điểm bán; thúc đẩy phân phối sản phẩm cho các đại lý bán buôn bán lẻ, thuyết phục họ nhập bán sản phẩm của doanh nghiệp; quản lý mạng lưới phân phối, hoạch định chiến lược Marketing liên quan tới bán hàng; giới thiệu sản phẩm mới, đưa ra các kế hoạch khuyến mãi để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm,….
>>> Xem thêm: Marketing là gì? 12 vấn đề cốt lõi của Marketing 2022
Khi thấy một sản phẩm được xuất hiện được ở những nơi mà có thể dễ dàng bắt gặp được đối tượng khách hàng mục tiêu và họ có khả năng đưa ra quyết định mua hàng thì doanh nghiệp đó đang dử dụng Trade Marketing.
Brand Marketing và Trade Marketing đều đóng vai trò mật thiết, gắn bó và không thể thiếu được trong tổng thể chiến lược chung của cả doanh nghiệp. Để có thể phát triển, doanh nghiệp cần nắm được và xây dựng cả 2 khía cạnh này.
Brand Marketing gồm có những nội dung gì?
Xác định khách hàng tiềm năng
Điều đầu tiên khi xây dựng một chiến lược, bạn cần biết chính xác đối tượng mà doanh nghiệp nhắm đến là ai. Đó chính là nhóm khách hàng tiềm năng – những người có khả năng cao sẽ sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Từ đó những người làm Brand có thể vẽ ra persona (chân dung khách hàng) nhằm phục vụ cho việc xây dựng một chiến lược chính xác và hiệu quả. Bước này có tên gọi là nhận diện khách hàng trong Marketing.
Để nhận diện khách hàng, doanh nghiệp không thể bỏ qua yếu tố Insight. Đây là thuật ngữ chỉ những điều thầm kín trong tâm lý khách hàng mà có khi chính họ cũng không nhận ra. Điều này có khả năng thay đổi quyết định quyết định mua hàng, bởi vậy gười làm Marketing nên nắm bắt được yếu tố này.
Xây dựng chiến lược
Việc xây dựng chiến lược là công việc cực kỳ quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây được xem là kim chỉ nam cho những hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp.
Xây dựng chiến lược Brand Marketing bao gồm những nội dung sau: (1) xác định mục tiêu cụ thể (mỗi doanh nghiệp có thể theo đuổi từ 1 đến nhiều mục tiêu Marketing); (2) tạo danh mục thương hiệu (căn cứ vào tính đa dạng hóa của sản phẩm/dịch vụ, mà một doanh nghiệp có thể sở hữu 1 hoặc nhiều thương hiệu khác nhau); (3) định vị thương hiệu (là tập hợp những nỗ lực của doanh nghiệp nhằm tạo dựng chỗ đứng nhất định trong tâm trí người tiêu dùng).
Triển khai chiến lược
Sau khi xây dựng chiến lược Brand Marketing, doanh nghiệp sẽ tiến tới bước triển khai chiến lược. Để có thể thực thi tốt mọi hoạt động trong chiến lược đặt ra, người làm Marketing cần phân tích thị trường kỹ lưỡng, thấu hiểu tâm lý khách hàng, nắm bắt xu hướng tiêu dùng, theo sát quá trình sản xuất kinh doanh, phân bổ ngân sách, nguồn lực hợp lý, phối hợp với các bộ phận khác,… Đôi khi, có nhiều lúc chiến lược bị thay đổi vì những yếu tố thực tế. Lúc này, các marketer cần vận dụng mọi nỗ lực cần thiết cho việc thực hiện hiệu quả chiến lược Brand Marketing.
Kiểm định kết quả
Kiểm định kết quả của chiến lược Marketing là việc vô cùng cần thiết. Điều này sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc điều chỉnh nguồn lực và quy trình triển khai chiến lược và giúp các marketer biết liệu chiến dịch này có thật sự hiệu quả.
Trên thực tế, việc kiểm định kết quả diễn ra tại mọi thời điểm của quy trình triển khai chiến lược, ngay cả khi chiến lược chưa kết thúc. Như vậy, người triển khai có thể kịp thời điều chỉnh sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn mà không làm ảnh hưởng đến kết quả chung.
Tầm quan trọng của việc phát triển Brand marketing là gì?
Việc xây dựng giá trị thương hiệu mang đến cho doanh nghiệp danh tiếng, độ tin cậy cao. Do đó, sản phẩm và dịch vụ mang thương hiệu sẽ có giá trị cao hơn. Khi sản phẩm được đưa ra bởi một doanh nghiệp có thương hiệu, khách hàng chấp nhận trả nhiều tiền hơn để sở hữu sản phẩm đó.
Starbucks là một ví dụ về một thương hiệu có giá trị. Starbuck luôn duy trì được giá trị gốc của thương hiệu, nhưng vẫn rất sáng tạo trong việc thu hút khách hàng, biết cách tạo điểm nhấn. Sứ mệnh của chuỗi coffee này không chỉ đơn thuần là một quán đồ uống, mà nó còn là nơi thư giãn, làm việc và học tập, hay bạn bè có thể gặp gỡ tâm sự.
Trên đây là một vài thông tin chung về Brand marketing là gì mà Vietmoz cung cấp cho bạn. Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn nắm được những kiến thức bổ ích và áp dụng chúng vào trong doanh nghiệp của mình để có thể xây dựng một chiến lược Branding Marketing hiệu quả.