Brand recognition chính là một trong những tài sản quý giá nhất mà mỗi doanh nghiệp đều hướng đến, đặc biệt là những doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm hay một dịch vụ nào đó. Và đây cũng được coi là thước đo thành công của bất cứ doanh nghiệp nào trên thị trường.
Vậy brand recognition là gì, có ý nghĩa và tầm quan trọng như thế nào? Hãy cùng Vietmoz đi tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Đôi nét về Brand Recognition
Brand Recognition đối với các Marketers chắc hẳn là một thuật ngữ không còn xa lạ gì nữa, tuy nhiên đối với nhiều người thì vẫn chưa nắm được khái niệm này là gì. Brand Recognition chất lượng sẽ là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tối ưu hoá lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc hiểu rõ những thông tin về khái niệm này là vô cùng cần thiết.
Brand recognition là gì
Brand Recognition dịch ra tiếng việt có nghĩa là nhận diện thương hiệu. Hiểu một cách đơn giản thì nhận diện thương hiệu chính là tìm ra được sự khác biệt của thương hiệu mình so với những thương hiệu khác trên thị trường, có thể qua logo, từ tagline hay một đặc điểm nào đó. Vấn đề không nằm ở việc khách hàng phải nhớ tên thương hiệu mà quan trọng là họ cần nhận ra được thương hiệu nào đó khi nhìn vào sản phẩm hoặc được giới thiệu.
Sự khác nhau giữa Brand Awareness và Brand Recognition
Để xây dựng Brand Awareness thì cần phải thực hiện Brand Recognition đầu tiên. Nghĩa là Brand Awareness bao gồm Brand Recognition, nhận thức của khách hàng khi nhìn vào sản phẩm hoặc những đặc trưng của sản phẩm.
Tầm quan trọng của Brand Recognition
Việc xây dựng Brand Recognition là chiến lược cực kỳ quan trọng và cần thiết. giúp đẩy mạnh tên tuổi và sự ảnh hưởng của thương hiệu trên thị trường. Ngay khi các khách hàng tiềm năng nắm được giá trị của các dịch vụ, sản phẩm được cung cấp bởi thương hiệu của bạn thì về sau họ sẽ tự ý thức được và nhận ra thương hiệu một cách nhanh chóng nhờ vào đặc điểm nào đó.
Một số vai trò quan trọng mà Brand Recognition mang lại có thể kể đến như:
Tăng khả năng tiếp thị của sản phẩm
Thông thường, những thương hiệu uy tín trên sản phẩm sẽ khiến cho khách hàng dễ dàng nhận diện sản phẩm hay dịch vụ một cách nhanh chóng. Qua đó, có thể tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn, đồng thời việc chốt đơn và bán hàng cũng trở nên thuận lợi, suôn sẻ hơn. Trên thực tế, có nhiều khách hàng sẵn sàng bỏ ra một khoản chi phí để mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ của một thương hiệu gạo cội có uy tín, tên tuổi trên thị trường. Đó cũng chính là giá trị tuyệt vời mà Brand Recognition mang lại.
Tăng thị phần, gia tăng lợi thế cạnh tranh
Ngày nay, khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn nên đặt ra nhiều yêu cầu hơn. Lúc này, thương hiệu nào cùng cần xây dựng hình ảnh và có những đặc điểm nổi trội hơn so với những thương hiệu khác thì mới có thể cạnh tranh tốt và xây dựng niềm tin với hệ thống khách hàng. Điều này có thể dễ hiểu vì chúng ta tất cả đều có thể là người bán và người mua. Hãy thử nghĩ xem nếu trước mặt mình là 2 sản phẩm giống nhau thì sao? Chắc hẳn chúng ta sẽ chọn mua sản phẩm có tên tuổi hay thương hiệu quen thuộc đúng không nào? Đấy cũng chính là vai trò của Brand Recognition mang lại và cũng là mục tiêu của những chiến dịch Marketing để giúp doanh nghiệp gia tăng thị phần và lợi thế cạnh tranh.
>>> Tham khảo ngay khoá học Digital Marketing thực chiến tăng tỉ lệ chuyển đổi với những con số gây sốc: https://vietmoz.edu.vn/khoa-hoc-digital-masterclass/
Cách hoạt động của Brand Recognition
Xây dựng Brand Recognition đòi hỏi sự liên tục và thường xuyên bởi mục tiêu cốt lõi chính là làm nên tên tuổi cho thương hiệu, giúp thu hút các khách hàng mục tiêu. Cách hoạt động của Brand Recognition thường dựa trên 5 cấp độ chính:
- Từ chối thương hiệu: Khách hàng có thể liên tưởng hay nghĩ về những thương hiệu chưa có brand recognition hoặc những điều không tốt về Brand đó để từ chối thương hiệu.
- Chưa thể nhận ra thương hiệu: Khách hàng chưa thể phân biệt hay tìm ra được sự nổi trội của sản phẩm, dịch vụ của công ty này so với các công ty đối thủ khác. Chính vì vậy, để mang lại hiệu quả cho brand recognition thì cần lên kế hoạch cụ thể, chi tiết về tên thương hiệu như thế nào, thiết kế Logo cần có điểm nhấn và tính đặc trưng, xây dựng các chiến lược tiếp thị mang lại hiệu quả…
- Nhận diện được thương hiệu: Người tiêu dùng bắt đầu nhận ra được thương hiệu của doanh nghiệp bạn khi mua sản phẩm, dịch vụ hay nhìn vào lolo, slogan hay đặc điểm nào đó
- Trung thành: Các khách hàng sau khi bị thu hút sẽ tìm đến doanh nghiệp để mua sản phẩm và sử dụng dịch vụ
- Gắn chặt với thương hiệu: Điều quan trọng là sau khi mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ, các khách hàng cũ vẫn muốn quay trở với doanh nghiệp đó. Điều này có nghĩa là các khách hàng vẫn nhớ tới thương hiệu của doanh nghiệp đó mặc dù đã tiếp xúc với nhiều thương hiệu mới khác trên thị trường.
Trên đây là những thông tin về Brand Recognition là gì và tầm quan trọng của Brand Recognition đối với mỗi doanh nghiệp. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp những thông tin bổ ích và cần thiết cho quý độc giả. Đừng quên tham khảo những kiến thức hữu ích về Marketing trên website: https://vietmoz.edu.vn/