Nội dung SEO là nội dung được thiết kế để xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm. Vì vậy, chiến lược nội dung SEO là kế hoạch của bạn về cách mà bạn sẽ sử dụng những nội dung đó với mục đích hỗ trợ các mục tiêu kinh doanh của mình.
Chiến lược nội dung SEO của chúng tôi có thể được tóm tắt lại thành một câu:
“Chúng tôi tạo và duy trì nội dung chất lượng cao, tập trung vào tìm kiếm các chủ đề có tiềm năng kinh doanh, tiềm năng mà lưu lượng tìm kiếm đem lại và tiềm năng đạt được thứ hạng cao”.
Hãy cùng xem chiến lược nội dung của chúng tôi hoạt động như thế nào.
1. Tìm chủ đề có tiềm năng cho lưu lượng tìm kiếm
Mục tiêu của việc tạo nội dung SEO là đạt được thứ hạng cao trên Google. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ cần nhắm mục tiêu tới các chủ đề mà khách hàng tiềm năng của bạn đang tìm kiếm.
Đây là cách nhanh nhất để tìm ra từ khóa có tiềm năng về lưu lượng tìm kiếm — Traffic:
- Truy cập vào bất kỳ công cụ nghiên cứu từ khóa nào
- Nhập một vài từ khóa truy vấn rộng có liên quan tới trang web hoặc lĩnh vực thích hợp của bạn (ví dụ: chúng tôi có thể tìm kiếm các từ khóa như Marketing, SEO, Keyword,…. những thuật ngữ liên quan tới dịch vụ mà hiện tại chúng tôi đang cung cấp).
- Chọn Filter theo lưu lượng truy cập
- Lọc và chọn các từ khóa có tiềm năng để xếp hạng, phù hợp với sản phẩm/ dịch vụ của bên công ty bạn.
Từ đây, bạn sẽ muốn xem thêm báo cáo để tìm từ khóa mà khách hàng tiềm năng của bạn đang tìm kiếm.
Chú thích: Tiềm năng về lưu lượng truy cập của từ khóa là lưu lượng tìm kiếm miễn phí được ước tính hàng tháng trên trang xếp hạng hàng đầu với một từ khóa. Vì các trang có xu hướng xếp hạng cho nhiều từ khóa chứ không chỉ một từ khóa nên tiềm năng về lưu lượng truy cập là ước tính đáng tin cậy hơn lượng tìm kiếm (Search Volume).
Mẹo: Nếu đối thủ cạnh tranh của bạn đang nhận được nhiều lưu lượng truy cập tìm kiếm và nó không tới từ các từ khóa thương hiệu, rất có thể bạn cũng có thể nhắm mục tiêu tới những từ khóa đó.
Tìm hiểu thêm về bài viết hướng dẫn nghiên cứu từ khóa của VietMoz.
2. Kiểm tra giá trị doanh nghiệp
Giá trị kinh doanh hoặc tiềm năng kinh doanh của từ khóa là mức độ dễ dàng quảng cáo sản phẩm của bạn trọng khi bao gồm một từ khóa nhất định.
Ví dụ: Nếu bạn đang sở hữu một cửa hàng trực tuyến bán các thiết bị pha cà phê, việc giới thiệu sản phẩm của riêng bạn cho chủ đề như ‘máy pha cà phê tốt nhất’ sẽ dễ dàng hơn nhiều so với những bài viết dạng ‘tại sao cà phê làm tôi buồn ngủ’.
Những từ khóa có tiềm năng kinh doanh cao hơn chính là những từ khóa mà bạn nên ưu tiên trong chiến lược nội dung SEO của mình. Đây là bảng tóm tắt để tính điểm ‘tiềm năng kinh doanh’ của từ khóa:
Việc chấm điểm từ khóa phụ thuộc vào giá trị của từ khóa đó đối với doanh nghiệp của bạn. Vì vậy, không có việc đúng hay sai trong cách tính điểm — điểm 3 đối với bạn có thể là điểm 1 đối với người khác.
3. Phân tích tiềm năng xếp hạng
Vì nhiều lý do, một số từ khóa khó xếp hạng những từ khóa khác. Vì vậy, mặc dù điều đó không có nghĩa là bạn tránh hoàn toàn các từ khóa khó (đặc biệt nếu chúng có giá trị kinh doanh), bạn nên tính đến độ khó xếp hạng khi nhắm mục tiêu chúng.
Với tôi, tiềm năng xếp hạng ở đây có nghĩa là chúng tôi có khả năng xếp hạng trong top 3 với các nguồn lực sẵn có của mình. Nhưng làm thế nào để chúng tôi biết được là chúng tôi có thể xếp hạng trong top 3? Chúng tôi làm điều này bằng cách thực hiện đánh giá 4 điều sau.
Liên kết ngược — Backlink
Liên kết ngược là một trong những yếu tố xếp hạng hàng đầu của Google, điều đó có nghĩa là các trang xếp hạng hàng đầu hiện tại càng có nhiều liên kết ngược chất lượng cao trỏ đến thì càng khó cạnh tranh với chúng.
Để nắm được đại khái là bạn cần bao nhiêu liên kết ngược để xếp hạng trong top 10 kết quả tìm kiếm hàng đầu, hãy kiểm tra về độ khó từ khóa — Keyword Difficult (KD) trong các công cụ phân tích backlink cho SEO.
Tính thẩm quyền
Đại diện của Google đã nói rằng Google không đánh giá tính thẩm quyền của một trang web. Tuy nhiên, nhiều người làm SEO tin rằng các trang web có thẩm quyền có thời gian xếp hạng dễ dàng hơn trên Google và do đó, họ thường lấy số liệu về độ uy tín của trang web. Ví dụ như xếp hạng tên miền (Domain Rating) được tính đến khi đánh giá độ khó xếp hạng.
Sự hoài nghi nảy sinh ra vì những người làm SEO tin rằng ngay cả khi Google không có thước đo độ uy tín của trang web nhưng độ uy tín của trang web vẫn có thể tác động đến thứ hạng tìm kiếm:
- Các trang web có DR cao thường có xu hướng có nhiều trang có thẩm quyền cao hơn trỏ về (từ các liên kết ngược) và do đó, các liên kết nội bộ từ các trang đó có thể giúp các trang khác xếp hạng cao hơn.
- Người tìm kiếm thích nhìn thấy các thương hiệu đáng tin cậy cho một số truy vấn.
Nếu bạn cho rằng điều này hợp lý và muốn đánh giá mức độ tin cậy của trang web thì bạn có thể kiểm tra điểm DR của các trang xếp hạng hàng đầu trong các công cụ SEO.
Nếu tất cả chúng đều cao hơn nhiều so với DR của bạn, bạn có thể sẽ muốn ưu tiên các từ khóa khác.
Mục đích tìm kiếm — Search Intent
Google biết tại sao mà người tìm kiếm đang tìm kiếm một truy vấn cụ thể và cung cấp cho họ những gì mà họ muốn xem.
Ví dụ: Google biết được những người đang tìm kiếm ‘cách làm kim chi’ muốn tìm hiểu cách làm món ăn lên men của Hàn Quốc này. Vì vậy trong SERP, kết quả trả về chủ yếu là hướng dẫn cách làm món ăn này.
Để phân tích mục đích tìm kiếm của từng từ khóa, hãy Google từ khóa mục tiêu của bạn và phân tích SERP, bạn cần chú ý tới những điều sau:
- Loại nội dung: Đó là các bài đăng trên blog, trang đích, trang sản phẩm hay loại nội dung nào khác?
- Định dạng nội dung: Chúng có phải là các bài viết danh sách, hướng dẫn, công thức nấu ăn, công cụ hay thứ gì khác không?
- Góc nội dung: Có điểm bán hàng vượt trội nào không, chẳng hạn mức độ dễ dàng của nó?
Bạn sẽ muốn đảm bảo rằng bạn có thể đáp ứng được mục đích tìm kiếm cho các từ khóa mà bạn muốn nhắm mục tiêu.
Chất lượng
Nếu như ai đó đang thử nghiệm 47 chiếc máy lọc không khí chỉ để tạo ra một bài đăng trên blog, rất có thể sẽ khó có thể đánh bại họ về chất lượng nội dung. Không có gì là ngạc nhiên nếu họ xếp hạng số 1 cho truy vấn cạnh tranh.
Do đó, để đánh bại được đối thủ, bạn có thể sẽ phải xem xét tới một số máy lọc không khí tương tự hoặc làm ra điều gì đó độc đáo và khác biệt. Điều đó sẽ đòi hỏi rất nhiều thời gian và nguồn lực.
Vì vậy, đối với các từ khóa mà bạn đang nhắm mục tiêu, bạn sẽ muốn đảm bảo rằng việc đánh bại các trang xếp hạng hàng đầu về chất lượng nội dung nằm trong khả năng của bạn. Sau khi xem xét các từ khóa mong muốn của bạn cho bốn thuộc tính, bạn có thể cho chúng điểm ‘tiềm năng xếp hạng’.
4. Tạo nội dung chất lượng cao, tập trung vào tìm kiếm
Tìm từ khóa có tiềm năng kinh doanh, tiềm năng lưu lượng truy cập tìm kiếm và tiềm năng xếp hạng là cốt lõi của toàn bộ chiến lược nội dung của chúng tôi.
Nó cho phép chúng tôi tạo ra những nội dung không chỉ xếp hạng cao trên Google mà còn liên quan trực tiếp đến mục tiêu kinh doanh của chúng tôi. Suy cho cùng, việc tạo ra nhiều lưu lượng truy cập miễn phí cũng chẳng ích gì nếu mọi người không mua.
Khi chúng tôi có danh sách từ khóa đáp ứng tiêu chí của mình, đã tới lúc tạo ra nhiều nội dung hữu ích, chất lượng cao và tập trung vào tìm kiếm.
Tập trung vào tìm kiếm ở đây nghĩa là nội dung của bạn phù hợp với mục đích tìm kiếm cho từ khóa mục tiêu của chính nó. Hẳn bạn đã phân tích mục đích tìm kiếm trong quá trình đánh giá tiềm năng xếp hạng, tất cả những gì còn lại là khớp nó.
Ví dụ: nếu bạn đang nhắm mục tiêu từ khóa ‘cách tăng lưu lượng truy cập đến trang web’, có thể bạn sẽ phải tạo ra một danh sách những cách tốt nhất để thúc đẩy lưu lượng truy cập. Và đó là những gì mà chúng tôi đã làm.
Còn nói đến chất lượng cao thì nó chỉ là mang tính chủ quan, định nghĩa của mỗi người sẽ là khác nhau. Tuy nhiên, hãy tôn trọng nội dung bằng R-E-A-C-H:
- Real — Xác thực và nguyên bản, hãy mang tới điều gì đó mới mẻ.
- Experienced (Kinh nghiệm) — Được viết bởi người có kiến thức và chuyên môn
- Accurate (Chính xác) — Sự kiện được hỗ trợ bởi các nguồn đáng tin cậy và ý kiến được thể hiện rõ ràng.
- Clear (Rõ ràng) — Giải thích rõ ràng, không dài dòng, sử dụng hình minh họa khi cần thiết.
- Helpful (Hữu ích) — Thực sự giải quyết được vấn đề của người đọc, không chỉ mỗi lời nói.
Hiện chúng tôi đều đang cố gắng hết sức có thể để đảm bảo rằng tất cả nội dung mà chúng tôi sản xuất đều phù hợp với các tiêu chí này. Còn nếu như bạn đang tìm kiếm quy trình từng bước chính xác về cách mà chúng tôi tạo nội dung SEO, tôi khuyên bạn nên đọc bài viết về hướng viết Content SEO của chúng tôi.
5. Duy trì nội dung chất lượng cao
Chúng tôi không chỉ xuất bản nội dung của mình và quên nó đi; mà thay vào đó, chúng tôi tích cực duy trì việc nâng cao chất lượng bài viết. Điều đó có nghĩa là chúng tôi phải cập nhật hoặc viết lại nội dung của mình một cách thường xuyên.
Tại sao phải làm việc này? Có một vài lý do sau:
- Không phải lúc nào bài đăng của bạn cũng được xếp hạng trong lần đầu tiên.
- Bài đăng của bạn có thể bị giảm thứ hạng.
- Đối với một số từ khóa, mục đích tìm kiếm có thể bị thay đổi.
- Thông tin trong nội dung của bạn có thể đã bị lỗi thời và do đó ảnh hưởng đến chất lượng.
- SERP luôn có sự thay đổi, bạn sẽ cần phải tìm hiểu lý do tại sao họ lại xếp hạng cao hơn bạn và bạn cần thay đổi để ‘đánh bại’ được họ một lần nữa.
Vậy làm thế nào để chúng tôi xác định được nội dung nào cần cập nhật? Hàng quý, mỗi người viết trong nhóm nội dung sẽ xem xét nội dung của riêng họ và xác định hai loại bài đăng:
- Bài viết cần cập nhật
- Những bài viết cần viết lại
Sau đó, chúng tôi sẽ thảo luận với nhau về cách cải thiện những nội dung này. Khi đã thống nhất được định hướng chung, mỗi người viết sẽ quay lại và viết lại nội dung của mình.
Tạm kết về cách tạo chiến lược nội dung SEO
Chiến lược nội dung SEO của chúng tôi không phức tạp và trên thực tế tôi nghĩ sự đơn giản này là có chủ ý. Nó giúp bạn dễ dàng theo dõi các bài viết một cách nhất quán, điều này có thể giúp chúng tôi giải thích được sự thành công mà nó đem lại.
Nếu bạn vẫn còn đang thắc mắc và chưa biết mình nên bắt đầu từ đâu với SEO? Tham gia khóa học SEO tiêu chuẩn của VietMoz ngay!
Nguồn: vietmoz.edu.vn
Bản quyền thuộc về Đào tạo SEO VietMoz
Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả