Bài viết này chia sẻ những công cụ nghiên cứu từ khóa tốt nhất năm 2021.
Những công cụ này đã giúp tôi tìm ra những từ khóa tiềm năng mang lại rất nhiều lượt truy cập trong suốt thời gian qua.
Trong hướng dẫn này, tôi sẽ gợi ý những công cụ tìm kiếm từ khóa tốt nhất trên thế giới hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Việt.
TOP 10 công cụ nghiên cứu từ khóa tốt nhất
Ahrefs
Ahrefs là một trong những công cụ nghiên cứu từ khóa mà tôi thích nhất, bởi khả năng cung cấp nguồn dữ liệu linh hoạt và các số liệu khá chuẩn xác.
Tính năng Keyword Explorer sẽ cho bạn những gợi ý tốt nhất về các thông tin chuyên sâu liên quan tới từ khóa bạn nghiên cứu như:
- Mức độ cạnh tranh của từ khóa,
- Khối lượng tìm kiếm trung bình của từ khóa,
- Tỉ lệ nhấp trung bình của từ khóa
Bên cạnh đó Ahrefs còn gợi ý cho bạn biết trang web của bạn cần có khoảng bao nhiêu backlink để có được vị trí xếp hạng trên trang 1 của Google.
Ahrefs bản trả phí có giá 99 USD/tháng cho bản Lite (bản thấp nhất), tuy nhiên tại Việt Nam chúng ta có thể dễ dàng sử dụng các hình thức mua chung để có thể tiết kiệm chi phí (khoảng 150.000 VNĐ – 200.000 VNĐ cho 1 tháng sử dụng)
Google Search Console
Google Search Console không phải là công cụ nghiên cứu từ khóa truyền thống, tuy nhiên tính năng Báo cáo hiệu suất của Google Search Console liệt kê rất chi tiết các trang trên website của bạn nhận được bao nhiêu nhấp chuột từ Google.
Google Search Console còn liệt kê rất chi tiết các từ khóa được hiển thị trên Google với cùng 1 trang. Thông qua số liệu này bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm được rất nhiều cơ hội tăng trưởng traffic tự nhiên cho trang web của mình.
Google Search Console được dùng hoàn toàn Free. Bạn có thể đọc bài viết chi tiết về hướng dẫn cài đặt và sử dụng Google Search Console tại đây
Google Keywords Planner
Công cụ Google Keywords Planner là công cụ miễn phí của Google, giao diện chức năng của công cụ này khá đơn giản tuy nhiên tại sao chúng ta nên sử dụng chúng?
Bởi các dữ liệu bạn nhận được đến trực tiếp từ Google
Thêm nữa, với Google Keywords Planner bạn có thể ước lượng giá thầu đầu trang cho mỗi từ khóa, biết được mọi người đang sẵn sàng chi trả trung bình bao nhiêu tiền cho mỗi nhấp chuột.
Nếu con số này càng cao, nghĩa là người tìm kiếm càng có ý định mua hàng cao.
Keywordtool.io
Một trong những công cụ nghiên cứu từ khóa rất đình đám trên thế giới. Nó khá giống với Google Keywords Planner, bởi công cụ này cung cấp ý tưởng từ khóa và lưu lượng truy cập trung bình hàng tháng.
Điều gì khiến cho KeywordTool trở nên nổi bật?
Trước tiên, KeywordTool cung cấp rất nhiều gợi ý từ khóa.
Thứ 2, bạn có thể dễ dàng lọc, đi sâu hoặc mở rộng các kết quả để tìm từ khóa phù hợp với mình.
Tính năng mà tôi yêu thích trên công cụ này đó là Analyze Competitors (phân tích đối thủ cạnh tranh), chỉ cần nhập website đối thủ… công cụ sẽ tạo ra một danh sách ý tưởng từ khóa dựa trên nội dung của trang web đó.
Bên cạnh đó công cụ này còn hỗ trợ tìm kiếm từ khóa trên các nền tảng khác như Youtube, Bing, Amazon, eBay, App Store, Instagram
KeywordTool.io là công cụ có bản Free và bản tính phí nhé mọi người.
Keyword Everywhere
Đây đúng hơn là một tiện ích hỗ trợ nghiên cứu từ khóa. Keyword Everywhere hiển thị dữ liệu từ khóa trên 10 trang web hàng đầu bao gồm Ebay, Amazon và Answer The Publish
Công cụ này có bản trả phí (cũng rất rẻ tiền) nhưng mình thấy các bạn dùng bản Free là tuyệt vời lắm rồi. Nếu trả phí thì bạn được xem thêm lượng tìm kiếm trung bình và giá CPC dự kiến của từ khóa.
Để sử dụng bạn chỉ cần cài đặt tiện ích trên trình duyệt Chrome hoặc Firefox, mỗi khi tìm kiếm từ khóa thì Keyword Everywhere sẽ gợi ý rất nhiều cụm từ khóa khác.
Moz Keyword Explorer
Công cụ nghiên cứu có tính phí nhưng rất sịn sò. Trình khám phá từ khóa của Moz sẽ giúp bạn có được danh sách từ khóa liên quan chặt chẽ.
Điều khá hay của Moz đó là bạn sẽ nhận được thêm các từ khóa đề xuất mà các công cụ khác không hề có. Có thể nói Moz rất thông minh.
Một tính năng được nhiều người yêu thích đó là thông số về Organic CTR và Priority.
Organic CTR là số lần nhấp bạn có thể nhận được nếu bạn lọt vào TOP 10.
Priority được coi là độ khó, bạn có thể dựa vào điểm số này để cân nhắc việc có nên nhắm tới từ khóa đó hay không.
Google Trends
Có 2 cách dùng Google Trends để nghiên cứu từ khóa:
Đầu tiên bạn có thể tìm kiếm một từ khóa cụ thể, sau đó bạn xem phần truy vấn liên quan.
Cách thứ 2, bạn có thể xem từ khóa đó có đang phổ biến hay không (hiểu một cách đơn giản là từ khóa đó có đang nhận được nhiều sự quan tâm hay không?
Ví dụ ngày trước tôi định SEO từ khóa: “Google Webmaster Tools” tuy nhiên sau khi so sánh với từ khóa “Google Search Console” thì nhận thấy xu hướng người dùng sử dụng Google Search Console nhiều hơn nên tôi đã không SEO từ khóa Google Webmaster Tools mà chuyển sang SEO về Google Search Console
SEMrush
Điểm nổi bật của SEMrush đó là công cụ này sẽ hiển thị cho bạn những từ khóa mà đối thủ của bạn đã có thứ hạng (Đây là một chức năng mà không nhiều công cụ làm được)
Cách sử dụng cũng rất đơn giản
Bạn chỉ cần nhập tên miền của đối thủ vào ô tìm kiếm. Sau đó chọn quốc gia của bạn đang làm SEO. Cuối cùng bạn nghiên cứu phần TOP Organic keywords
Nhược điểm của SEMrush là giá cả. Tại Việt Nam thì với khoảng 99 USD cho 1 tháng sử dụng công cụ này bản Pro thì cũng khá cao và không được nhiều người lựa chọn như Ahrefs với giá tiền tương xứng.
KWFinder
KWFinder từng là công cụ nghiên cứu từ khóa yêu thích của tôi. Tuy nhiên do đã có quá nhiều công cụ nghiên cứu từ khóa nên lâu rồi tôi cũng ít xài công cụ này.
Một công cụ từ khóa rất chất lượng và cũng dễ sử dụng. Vì sao?
Giao diện chức năng của KWFinder rất trực quan, ngoài việc thống kê chi tiết các chỉ số về số lượng tìm kiếm, KWFinder còn hiển thị mức độ cạnh tranh theo thang điểm 100.
Với giá khoảng 29 USD/tháng thực sự KWFinder là một công cụ nghiên cứu từ khóa mang lại giá trị rất lớn cho người sử dụng
Google Autocomplete
Google Autocomplete tại Việt Nam thường được gọi dưới tên Google Suggest hoặc Google xu hướng, Google gợi ý. Đây là chức năng miễn phí của Google.
Khi người dùng thực hiện 1 tìm kiếm trên Google, hộp gợi ý sẽ đề xuất rất nhiều từ khóa liên quan. Chúng ta có thể dựa vào các gợi ý này để có thể tìm ra các từ khóa mới.
Google Autocomplete nếu kết hợp với phần Mọi người cùng hỏi phía dưới bảng kết quả tìm kiếm (SERP) sẽ hỗ trợ thêm các gợi ý tuyệt vời về từ khóa.
Một số công cụ nghiên cứu từ khóa khác
Có rất nhiều công cụ nghiên cứu từ khóa khác, tuy nhiên do tính ứng dụng hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Việt không cao vì thế tôi không review kỹ.
Các bạn có thể tham khảo thêm danh sách các công cụ từ khóa đó tại đây:
Kết bài
Trên đây tôi đã chia sẻ với bạn hơn 10 công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí và trả phí sịn sò. Liệu tôi có bị sót công cụ chất lượng nào không? Bạn có thể để lại bình luận bên dưới nhé.
Bài viết nên đọc: Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa từ A – Z