Content Pillar (trang trụ cột) là thuật ngữ chuyên ngành Marketing, cụ thể là Content Marketing. Đây là một khái niệm quen thuộc đối với các bạn đang làm Marketing; Tuy nhiên, không phải ai cũng biết và có một cái nhìn tổng quan về nó. Trong bài viết này, VietMoz sẽ mách bạn từ A-Z về khái niệm Content Pillar, các thuật ngữ chuyên ngành liên quan, và các bước để triển khai Content Pillar đạt hiệu quả cao nhất. Cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây!
Content pillar là gì?
Có rất nhiều định nghĩa về Content Pillar, tuy nhiên tất cả trong số chúng đều thể hiện chung một nghĩa. Bạn có thể hiểu đơn giản định nghĩa Content Pillar như sau:
“Pillar Content hay Content Pillar là nội dung cốt lõi để xây dựng chiến lược nội dung tổng thể cho website hoặc chiến dịch Content Marketing.” (Nguồn: Internet)
Content Pillar giúp bạn có góc nhìn bao quát về toàn bộ chiến lược nội dung của website hoặc social. Từ đó, giúp bạn sáng tạo và triển khai thêm nhiều chủ đề phụ (subtopic), các ý tưởng xoay quanh những chủ đề chính (Content pillar – trang trụ cột) đã tạo ra.
Ví dụ: Đối với website VietMoz, bên mình sẽ triển khai Content Pillar liên quan đến kiến thức Marketing, ví dụ điển hình là về nhánh Content Marketing bao gồm:
- Content Pillar là gì?
- SEO là gì?
- Video Marketing là gì?
- Social Media là gì?
- Facebook Marketing là gì?
Khi sáng tạo và triển khai content theo hướng Content Pillar, bạn sẽ có góc nhìn tổng quan về toàn bộ nội dung bạn cung cấp tới người đọc – khách hàng mục tiêu. Hơn thế, nếu có thông tin lỡ may bỏ sót, bạn cũng nhanh chóng nhìn ra và bổ sung kịp thời.
Một số thuật ngữ chuyên ngành liên quan
Một số thuật ngữ phổ biến luôn đi đôi với Content Pillar mà dân Marketing không thể bỏ qua đó là: Topic cluster (cụm chủ đề) và subtopic (chủ đề phụ).
Việc xây dựng Topic Cluster (cụm chủ đề) sẽ giúp Google/Social (Facebook, Instagram…) dễ dàng nhận biết website/kênh social của bạn chủ yếu truyền tải đến nội dung gì. Từ đó, họ có thể đánh giá chuẩn xác và phân phối nội dung đến đúng đối tượng người đọc – khách hàng mục tiêu mà bạn hướng đến. Ngoài ra, điều này giúp cho website của bạn dễ dàng Ontop tìm kiếm, kênh Social sẽ dễ dàng tiếp cận và hiển thị đến nhiều Khách hàng mục tiêu.
Về mô hình sẽ bao gồm: Topic Cluster (cụm chủ đề đứng đầu), phía bên dưới sẽ là các Pillar Content (các trụ cột), và xoay quanh các Pillar Content là các Subtopic (chủ đề phụ).
>>> Xem thêm: Tổng quan về Content Marketing: Hướng dẫn cơ bản nhất (2022)
Các bước để triển khai Content pillar hiệu quả
Ở phần ba này, VietMoz sẽ đi sâu hơn về các bước để giúp bạn triển khai Content Pillar hiệu quả. Cùng theo dõi chi tiết dưới dây!
Chọn một chủ đề cốt lõi
Bước đầu tiên để triển khai Content Pillar hiệu quả là chọn một chủ đề cốt lõi. Chủ đề này phải dành riêng cho ngành của bạn, không quá hẹp cũng không quá rộng. Việc lựa chọn một chủ đề cốt lõi hợp lý sẽ giúp bạn dễ dàng trong việc triển khai và sáng tạo ra các chủ đề phụ.
Khi xác định lựa chọn một chủ đề cốt lõi, bạn cần tự đặt câu hỏi cho bản thân rằng:
- Liệu chủ đề bạn định chọn có đem lại giá trị, thông tin hữu ích đến cho người đọc?
- Chủ đề này có dễ triển khai và tạo ra nhiều chủ đề phụ (subtopic) hay không?
Trái lại, nếu bạn đang cố vắt óc để phân tích xem chủ đề chính này còn chủ đề phụ nào không hoặc xem đi xem lại cũng không biết triển khai thông tin này thế nào để đem lại giá trị đến người đọc. Thì đúng vậy, đây là dấu hiệu bạn chọn chủ đề cốt lõi chưa phù hợp.
Phát triển các chủ đề phụ
Bước thứ hai là phát triển các nhánh chủ đề phụ liên quan đến chủ đề cốt lõi mà bạn đã đưa ra ở bước trên. Để việc này dễ dàng và thuận tiện nhất, bạn nên tiến hành nghiên cứu các từ khoá. Tìm hiểu những cụm từ, câu hỏi xoay quanh chủ đồ chính – chủ đề cốt lõi hoặc các bên đối thủ cạnh tranh là điều rất cần thiết. Ngoài ra, bạn cũng có thể nghiên cứu thêm những từ khóa liên quan trong trường hợp bạn quá bí ý tưởng.
Một số công cụ tìm kiếm từ khoá vô cùng hữu ích giúp bạn nghiên cứu từ khoá nhanh chóng và chuẩn xác như: Keyword planner, Keyword Tool…Những trang web này cung cấp những góc nhìn tổng quan về nội dung mà bạn muốn cung cấp cho người đọc. Hơn thế, nó cũng giúp bạn biết được những từ khoá nào nên được tập trung hoặc nhấn mạnh, những keywords nào đang có lượt tìm kiếm cao, và nhiều thông tin hơn thế nữa.
Ví dụ về chủ đề cốt lõi: Social Media, VietMoz sẽ triển khai các chủ đề phụ (subtopic) như sau:
- Social media là gì?
- Các loại content cho Facebook ads
- Chiến lược để xây dựng Social Media Marketing hiệu quả
……….
Viết, chỉnh sửa, và sắp xếp cho phù hợp
Sau khi chọn được chủ đề cốt lõi và phát triển được các chủ đề phụ, tới bước này bạn cần tiến hành viết. Một Content Pillar thông thường sẽ dài hơn so với một bài blog; tuy nhiên, chất lượng và giá trị mà bài viết đem lại vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu.
Mở đầu một Content Pillar, bạn nên giới thiệu về chủ đề của trang Pillar để người đọc có cái nhìn tổng quan về toàn bộ nội dung mà bạn sắp truyền tải. Điều này giúp họ nhanh chóng xác định được: Bài viết này có chứa thông tin họ cần không? Họ có nên tiếp tục ở lại trang để tìm hiểu sâu hơn các phần tiếp theo hay không?
Tiếp theo, bạn cần viết chi tiết về từng chủ đề nhỏ, tập trung vào từng khía cạnh để giải đáp những thắc mắc của người đọc và giúp họ tháo gỡ vấn đề.
Một trang Content Pillar phù hợp nhất là có khoảng 20 liên kết nội bộ (interlink). Bởi, việc này giúp người đọc không bị xao nhãng vì có quá nhiều interlink cần mở. Vả lại, họ có thể thu về nhiều hơn thông tin mà bạn muốn truyền tải.
Viết xong, bạn nên quay lại kiểm tra, chỉnh sửa, và bổ sung thông tin còn thiếu xót. Từ đó, tạo ra một bản Content Pillar hoàn chỉnh, cung cấp giá trị đến người đọc và góp phần thúc đẩy họ chia sẻ nội dung của bạn đến với mọi người xung quanh.
Xây dựng trang Pillar
Làm sao để xây dựng một Pillar Page giúp khách hàng mục tiêu dễ dàng tìm kiếm thông tin họ muốn? Câu trả lời sẽ nằm ở bước này, Vietmoz sẽ giúp bạn xây dựng một trang Pillar logic mà cũng không kém phần hiệu quả. Dưới đây là một số khía bạn bạn nên chú ý:
- Các liên kết đến từng tiêu đề nhỏ trong bài viết ở phần mục lục nên được sắp xếp ở đầu trang để thu hút người đọc và giúp họ nhanh chóng di chuyển đến thông tin mà họ cần.
- Bổ sung các liên kết nội bộ (interlink) và liên kết ngoài (outbound link) để cung cấp thông tin chi tiết hơn về nội dung bạn chia sẻ.
- Các nội dung chính của chủ đề chính – chủ đề cốt lõi nên được sắp xếp theo (Tiêu đề, thẻ H1, H2, H3)
- Sử dụng hình ảnh đúng kích thước.
- Tạo biểu mẫu để thúc đẩy người đọc để lại thông tin liên hệ.
- Tạo nút Call to action (kêu gọi hành động)
Chia sẻ và quảng bá
Tới bước này, bạn có thể chia sẻ trang Content Pillar này để nhiều người biết đến. Ví dụ bạn có thể chia sẻ trên các trang social (facebook, linkedin,…), chạy quảng cáo, gửi email, giới thiệu với bạn bè, đồng nghiệp……
Suy cho cùng, bạn hãy tìm cách để nội dung – bài viết của bạn đến với khách hàng mục tiêu mà bạn hướng tới.
>>> Xem thêm: Tổng quan về Digital Marketing: Hướng dẫn cho người mới bắt đầu
Cập nhật Pillar Page khi cần thiết
Content Pillar của bạn nên được theo dõi và cập nhật liên tục. Việc bạn kiểm tra và hoàn thiện trang trụ cột sẽ dễ dàng giúp khách hàng tin tưởng vào nội dung mà trang web của bạn muốn truyển tải. Từ đó, thúc đấy họ gắn bó lâu dài và mua những sản phẩm mà bên bạn bán.
Kết luận, trên đây là những thông tin tổng quan về Content Pillar và cách để triển khai hiệu quả. VietMoz hi vọng rằng, những chia sẻ hữu ích này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm Content Pillar và những bước để xây dựng lên một trang trụ cột hiệu quả. Để có thêm nhiều kiến thức về Marketing, bạn có thể tham khảo các bài viết khác của VietMoz nhé!