Đánh giá trực tuyến cho website có thể coi là một công việc rất quan trọng nhằm xác định chất lượng, cũng như độ tin cậy của một website (doanh nghiệp) trong một lĩnh vực nào đó.
Việc nhận được những bài đánh giá tốt sẽ giúp nâng cao thương hiệu sản phẩm của bạn, tạo niềm tin, độ tin cậy từ phía khách hàng của mình. Thêm vào đó, cũng sẽ giúp website của bạn cải thiện E-A-T một cách nhanh chóng, tạo độ tin cậy từ phía Người đánh giá chất lượng của Google và có thể trở thành một website “chuyên gia” – YMYL trong lĩnh vực đó.
Dưới đây là 8 cách nhận đánh giá trực tuyến mà tôi đã tổng hợp lại, hy vọng sẽ giúp cho Website của bạn tăng độ tin cậy từ phía khách hàng và cải thiện E-A-T một cách nhanh chóng hơn. Từ đó giúp cho hoạt động kinh doanh của bạn đạt được hiệu quả tốt nhất.
Cùng tìm hiểu ngay nhé!
7 cách nhận đánh giá trực tuyến cho website của bạn
Nhận đánh giá trực tuyến cho website trên Google doanh nghiệp của bạn
Đánh giá trực tuyến của khách hàng có thể diễn ra ở mọi nơi trên các phương tiện truyền thông khác nhau, nhưng website phổ biến nhất hiện nay là Google.
Theo như điều tra từ các chuyên gia, thì có đến 64% khách hàng cho biết rằng, họ kiểm tra đánh giá thương hiệu của doanh nghiệp trên Google trước khi mà họ ghé thăm website chính thức của doanh nghiệp đó.
Để có thể duy trì kiểm soát các đánh giá của Google dành cho doanh nghiệp của bạn, hãy tạo đăng ký tài khoản Google ngay từ ban đầu. Trang web này sẽ giúp bạn dễ dàng theo dõi, cũng như trả lời các bài đánh giá trực tuyến từ phía khách hàng.
Các bài đánh giá trực tuyến xoay quanh doanh nghiệp của bạn sẽ xuất hiện ở trong kết quả tìm kiếm của Google và Google Maps, điều này sẽ trở thành các minh chứng bền vững về độ tin cậy cũng như chất lượng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Mọi câu trả lời mà bạn đăng lên sẽ được hiển thị ngay ở phía bên dưới bình luận của khách hàng và được gắn nhãn “phản hồi từ chủ sở hữu”.
Theo dõi các trang web đánh giá chính
Google là tuy là nơi nhận được các đánh giá trực tuyến sôi nổi và náo nhiệt nhất, nhưng lại không phải là nơi duy nhất. Hãy đảm bảo, doanh nghiệp của bạn đã xác nhận hồ sơ công ty hay tạo các trang web xác minh doanh nghiệp ở trên các nền tảng phổ biến khác như TripAdvisor, Yelp, Pinterest ,..v…v.. hay bất kỳ trang web nào có tính năng quảng bá, liệt kê các sản phẩm/ dịch vụ như là Amazon, Angie, Yellowpages,…
Cải thiện xếp hạng sao của bạn
Một xếp hạng tốt khi nhận được trên đánh giá trực tuyến sẽ có rất nhiều lợi ích nhất định, bao gồm cả việc thiết lập sự tin tưởng, tăng độ tin cậy, tăng doanh thu cho doanh nghiệp,…
Theo Bright Local, có 87% người tiêu dùng sẽ xem xét và chỉ lựa chọn các doanh nghiệp có xếp hạng ba sao trở lên. Còn với một phân tích khác bởi Location3 thì cho rằng, các doanh nghiệp có xếp hạng trung bình là 4,96 sẽ có tỷ tăng doanh thu lên tới 12,8%, vượt trội hơn hẳn so với 10,4 % tỷ lệ chuyển đổi của các công ty có trung bình 3,31 sao.
Khuyến khích khách hàng đánh giá doanh nghiệp của bạn
Người tiêu dùng khôn khéo thường không tin vào xếp hạng sao của một doanh nghiệp, trừ khi có ít nhất từ 35 vote trở lên là có thiện chí với sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Giả sử, bạn đã làm tất cả mọi thứ để có thể tạo ra một trải nghiệm tuyệt vời dành cho khách hàng của mình, mà vẫn không đem lại được hiệu quả như mong muốn, thì việc cải thiện đánh giá trực tuyến có thể sẽ giúp bạn đơn giản hóa và sớm đạt được hiệu quả hơn thông qua việc thu hút nhiều người tham gia đánh giá về trải nghiệm của họ.
Vậy làm thế nào để có thể nhận được nhiều đánh giá trực tuyến hơn? Đó là việc đặt ra những câu hỏi.
Có tới 68% người tiêu dùng đã để lại cảm nghĩ của mình trong các câu hỏi trực tiếp từ phía doanh nghiệp. Bạn có thể gợi ý đánh giá trực tuyến cho khách hàng của mình thông qua email hay liên kết nổi bật trên website, tuy nhiên phải đảm bảo tuân thủ các quy tắc cho từng web đánh giá. Trang web mà tôi cho là hữu ích nhất dành cho hoạt động này là Yelp.
Trả lời các bài đánh giá của khách hàng
Phản hồi lại các bài đánh giá của khách hàng không chỉ giúp cải thiện hình ảnh doanh nghiệp của bạn, mà còn cho phép bạn tạo thêm được các kết nối thực sự với người tiêu dùng, cải thiện xếp hạng và tăng doanh thu về cho doanh nghiệp.
Giữ vững các đánh giá hiện tại
Thật không hề dễ dàng để nhận được nhiều đánh giá tuyệt vời dành cho doanh nghiệp của bạn. Cho nên, việc lưu giữ được những “ấn tượng tốt đẹp” mà khách hàng để lại trong những đánh giá trực tuyến sẽ giữ một vai trò rất quan trọng.
Hơn 75% người tiêu dùng đều cho biết, họ không cân nhắc lại việc đánh giá trong vòng 90 ngày sau khi quyết định. Và Google sẽ sử dụng tần suất đánh giá, số lượng bình chọn và tính đa dạng trong phản hồi của khách hàng như là một yếu tố xếp hạng.
Ứng xử cẩn thận với những đánh giá mang tính tiêu cực
Nếu có ai đó để lại một đánh giá tồi cho doanh nghiệp của bạn, điều tốt nhất mà bạn có thể làm chính là trả lời lại một cách lịch sự và cố gắng tìm hiểu để khắc phục vấn đề.
Nhưng nếu các đánh giá tiêu cực đều không liên quan, không phù hợp, spam, được tạo bởi ai đó có xung đột lợi ích với doanh nghiệp của bạn như đối thủ cạnh tranh hay cựu nhân viên bất mãn, bạn có thể yêu cầu trang web lưu trữ gỡ nó xuống. Trên thực tế, đây không phải là một cách xử lý hay, bạn chỉ nên lựa chọn nó như phương sách cuối cùng.