Data visualization là khái niệm mới xuất hiện trong vài năm gần đây. Hình thức này được đánh giá cao bởi các nhà quản trị trong việc đưa ra định hướng và chiến lược phát triển cho doanh nghiệp. Vậy data visualization là gì và nó mang ý nghĩa như thế nào? Cùng VietMoz tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây bạn nhé!
Data visualization là gì?
Data Visualization có nghĩa là trực quan hóa dữ liệu. Nói cách khác, đây là hình thức biểu diễn những dữ liệu dạng số đơn thuần thành các dạng hình ảnh, bảng biểu, đồ thị. Nhờ đó, thông tin sẽ được truyền tải đến người xem một cách rõ ràng, sinh động và dễ hiểu hơn.
Một ví dụ thường gặp giúp bạn hình dung rõ hơn khái niệm này là khi bạn viết báo cáo công việc. Nếu làm theo cách truyền thống, bảng báo cáo của bạn sẽ “ngập tràn” các con số. Tuy nhiên, với phương pháp data visualization, những dữ liệu này trông sẽ “đẹp mắt”, dễ đọc hơn” từ đó cho ra một kết quả hoàn toàn khác biệt.
Lợi ích của trực quan hóa dữ liệu (data visualization)
Báo cáo từ California State University đã thống kê: 60% người nghe nhớ được nội dung phức tạp qua hình ảnh nhưng chỉ 10% nhớ được nội dung của bài thuyết trình bằng lời nói. Và data visualization – trực quan hóa dữ liệu cũng chính là một yếu tố hoàn toàn khác biệt, kể “câu chuyện” số liệu bằng hình ảnh, khiến chúng trở nên hấp dẫn và dễ hiểu hơn.
Trực quan hóa dữ liệu giúp nhận thông tin nắm bắt đúng thông điệp. Việc trình bày báo cáo dưới dạng thống kê trực quan khiến người đọc/ người nghe nắm được ý chính của bạn, từ đó có cơ sở để đưa ra những quyết định sáng suốt.
Bên cạnh đó, thông qua hình ảnh, bạn cũng có thể giải thích các thông tin phức tạp bằng cách chia nhỏ và liên kết các tệp dữ liệu phức tạp. Nhờ vậy, thay vì việc phải tự đọc lướt qua một rừng thống kê, người đọc hoàn toàn nắm được bức tranh toàn cảnh một cách dễ dàng nhất.
Các loại trực quan hóa dữ liệu
Khi nghĩ đến data visualization, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới biểu đồ cột hoặc biểu đồ tròn. Mặc dù những biểu đó này là một phần không thể thiếu của trực quan hóa dữ liệu, nhưng trên thực tế, “trực quan hóa” còn hơn thế nữa. Nó là sự ghép nối giữa các tập hợp thông tin phù hợp sau đó tạo nên 1 dashboard đầy đủ ý nghĩa.
Các kiểu data visualization phổ biến:
- Biểu đồ
- Bảng
- Đồ thị
- Bản đồ
- Infographics
- Dashboard
Các phương pháp trực quan hóa dữ liệu:
- Area Chart (Biểu đồ khu vực)
- Phương pháp Matrix
- Bubble Cloud
- Bullet Graph
- Cartogram
- Circle View
- Dot Distribution Map
- Gantt Chart
- Heat Map
- Highlight Table
- Histogram
- Matrix
- Network
- Polar Area
- Radial Tree
- Streamgraph
- Text Tables
- Timeline
- Treemap
>>> Xem thêm: Customer Insight là gì? 7 cách thu thập Insight khách hàng
6 phương pháp giúp marketer thực hiện data visualization thu hút người đọc
Để gây ấn tượng với người đọc/ người nghe, dưới đây là gợi ý 6 cách trực quan hóa dữ liệu dành cho marketer.
Thiết lập các mục chính
Để tiến hành trực quan hóa dữ liệu, trước hết bạn cần xác định được mục đích, lý do thực hiện. Đồng thời, cũng cần căn cứ vào đối tượng đọc báo cáo là ai để bổ sung và trình bày số liệu cho hợp lý. Với những thông điệp mang tính then chốt, bạn cũng đừng quên đưa vào các dẫn chứng minh họa, giúp bản báo cáo thêm sinh động hơn.
Chọn đúng hình ảnh
Một nguyên tắc cần lưu ý trong data visualization chính là lựa chọn hình ảnh phù hợp. Việc chọn đúng hình ảnh và nhất quán là yếu tố quan trọng giúp người đọc hiểu hơn về bản báo cáo của bạn. Tùy vào từng nội dung, bạn có thể cân nhắc giữa các loại hình ảnh trực quan hóa như: infographic, sơ đồ, biểu đồ, bản đồ,..
Chèn ngữ cảnh vào hình ảnh
Để tăng tính thuyết phục cho hệ thống dữ liệu được trực quan hóa, bạn nên chú ý chèn ngữ cảnh vào hình ảnh. Bạn cần cung cấp các phần chú giải cho đồ thị, gán nhãn trục hoặc sử dụng chú thích để đánh dấu các điểm quan trọng. Ngữ cảnh là phần quan trọng giúp củng cố câu chuyện và cung cấp ý nghĩa cho dữ liệu bạn trình bày.
Kết hợp màu sắc và font chữ đậm
Chọn một màu sắc đồng bộ sẽ giúp việc hiển thị dữ liệu trở nên liền mạch hơn. Trong một số trường hợp, bạn có thể thực hiện phép so sánh, sự tương phản bằng cách sử dụng những tone màu đối lập.
Bạn cũng có thể sử dụng màu đậm hoặc font chữ đậm để nêu bật một số điểm dữ liệu cụ thể. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý chỉ nên dùng tối đa 3 font chữ trong 1 hình ảnh để tránh mất tập trung cho người đọc.
Đơn giản hóa
Trong quá trình thực hiện data visualization, nhiều người thường dính vào bẫy “cố làm đẹp” hình ảnh. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng, việc trực quan hóa bản chất là giúp dữ liệu trở nên dễ hiểu, dễ tiếp nhận hơn. Vì vậy, trước khi bạn chèn bất kỳ yếu tố thiết kế nào, hãy tự hỏi xem nó có thêm bất kỳ giá trị nào không nhé!
Tránh bóp méo dữ liệu
Một trong những điều quan trọng khi thiết kế hình ảnh trực quan hóa dữ liệu là tính chính xác. Bạn đừng nên vì bất cứ điều gì mà bóp méo, biến đổi dữ liệu sai sự thật. Hãy sàng lọc dữ liệu hiển thị một cách hợp lý, sử dụng các hình ảnh, bảng biểu phù hợp cũng như tuân theo các quy ước về hình ảnh.
>>> Xem thêm: 50+ thuật ngữ Digital Marketing quan trọng không thể bỏ lỡ
Trực quan hóa dữ liệu là bước quan trọng trong hoạt động phân tích dữ liệu. Với những chia sẻ trên, VietMoz hy vọng bạn đã phần nào hiểu hơn về data visualization, nắm được bản chất từ đó đưa ra những quyết định trong hoạt động kinh doanh, tiếp thị cho phù hợp.