Thuật ngữ FMCG được nhắc rất nhiều trên những kênh truyền thông thời gian vài năm trở lại đây. Vậy FMCG là gì? Có những điều gì cần quan tâm đến ngành FMCG? Và trong thời gian tới đây thì xu hướng Marketing cho ngành FMCG sẽ thay đổi như thế nào? Cùng VietMoz tham khảo ngay qua những thông tin dưới đây nhé!
1. FMCG là gì?
FMCG là gì? Đó là thuật ngữ viết tắt của cụm từ Fast Moving Consumer Goods. Đây là cụm từ được sử dụng trong ngành hàng tiêu dùng nhanh. Ngành hàng này bao gồm những sản phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng thường nhật của hầu hết tất cả mọi người trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, ngành hàng tiêu dùng nhanh còn bao gồm những nhóm sản phẩm khác như thực phẩm chức năng, ngành hàng thiết bị điện tự dân dụng, các sản phẩm thuộc văn phòng phẩm… Chung quy rằng, ngành hàng FMCG bao gồm tất cả những sản phẩm thiết yếu trong cuộc sống của mọi người.
Một ví dụ đơn giản về ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG: Như bạn đã biết, hiện tại, chỉ với dòng thực phẩm mì ăn liền, bạn có thể phải chóng mặt với hàng loạt những thương hiệu đình đám. Đặc biệt, trong thời gian gần đây lại xuất hiện thêm các loại bánh phở, miến, cháo ăn liền… Chỉ tại một quầy nhỏ của tạp hóa, các thương hiệu sẽ “tranh” trưng bày các sản phẩm của mình để tăng tỉ lệ tiếp cận với khách hàng.
2. Ngành FMCG bao gồm những bộ phận nào?
Với sức cạnh tranh khốc liệt cùng hàng loạt những đối thủ sừng sỏ đã tạo được tiếng vang trên thị trường, những doanh muộn “sinh sau đẻ muộn” cần có những chiến lược hợp thời và có hệ thống nhân sự dày dặn kinh nghiệm. Dưới đây sẽ là một số bộ phận giữ vai trò quan trọng đối với một doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành FMCG.
2.1. Bộ phận quản trị nguồn nhân lực
Không chỉ riêng đối với ngành hàng FMCG, đội ngũ quản trị đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với thị trường FMCG với đội ngũ nhân viên bán hàng khổng lồ, vai trò của nhà quản trị lại càng quan trọng hơn trong việc kiểm soát chất lượng hiệu quả kinh doanh.
Bên cạnh đó, các đối thủ gia nhập ngành FMCG càng ngày càng đông khiến cho vai trò của nhà quản trị ngày càng quan trọng trong những vấn đề liên quan đến hoạch định chiến lược hàng ngày, hàng tuần, hàng quý, hàng năm…
Một số nhiệm vụ quan trọng của nhà quản trị trong ngành FMCG có thể kể đến như:
- Hoạch định chiến lược kinh doanh.
- Kiểm soát hiệu quả hoạt động kinh doanh.
- Báo cáo kết quả với các cấp quản lý cao hơn.
- Quản lý hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân sự cấp dưới.
- Đảm bảo quy trình vận hành luôn ổn định.
2.2. Bộ phận quản lý sức khỏe và an toàn tiêu dùng
Là một trong những ngành hàng liên quan trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng, các doanh nghiệp gia nhập ngành đều phải đáp ứng những nhu cầu khắt khe về những tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Hơn thế nữa, ngành hàng FMCG có lượng khách hàng khổng lồ, nhu cầu sử dụng sản phẩm rất cao và đặc biệt, đối thủ gia nhập ngành ngày càng đông. Do đó, nếu không có những chiến lược lâu dài về an toàn thực phẩm hay đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng thì doanh nghiệp sẽ rất dễ nhanh chóng bị khai tử.
Không chỉ dừng lại ở đó, khách hàng ngày càng thông minh và ngày càng khó tính trong việc lựa chọn sản phẩm tiêu dùng hàng ngày. Do vậy, bộ phận quản lý chất lượng sản phẩm có vai trò hết sức quan trọng để đảm bảo nhận được sự tin tưởng và hiểu được customer insight.
2.3. Bộ phận khảo sát thị trường
Với một ngành hàng có lượng khách hàng khổng lồ và nhu cầu luôn thay đổi, doanh nghiệp gia nhập ngành FMCG luôn yêu cầu có một đội ngũ nhân viên thị trường hùng hậu để nắm bắt nhu cầu khách hàng. Thông qua đó, nhà quản trị kịp thời có những chiến lược phù hợp với từng nhóm khách hàng trong từng giai đoạn khác nhau.
Hoạt động nghiên cứu thị trường không chỉ giúp doanh nghiệp nắm bắt tình hình kinh doanh hiện tại mà đây còn là một trong những hoạt động nên thường xuyên được thực hiện để nhà quản trị có thể biết được đối thủ mình đang làm gì, có những chiến dịch quảng cáo nào. Thông qua những số liệu cụ thể để kịp thời đưa ra những chiến lược phù hợp nhất.
Không chỉ dừng lại ở đó, đội ngũ nhân viên phân tích thị trường ngành FMCG còn nhóm hiểu rõ nhất khách hàng đang cần gì, sản phẩm, dịch vụ của mình cần cải thiện những gì để có thể giữ chân khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng tiềm năng mới.
2.4. Chuyên viên ngành Digital Marketing
Mạng internet ngày càng phát triển, mỗi chúng ta đều dành thời gian khá nhiều cho việc lướt web, xem phim hay “dạo chơi” trên những trang mạng xã hội. Và đây chính là cơ hội để Marketer có thể nhanh chóng tiếp cận nhóm khách hàng mục tiêu của mình. Những chương trình ưu đãi hấp dẫn, những hình ảnh sắc nét, video chân thực… được chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội sẽ giúp cho hình ảnh của thương hiệu ngày càng phổ biến hơn.
Đặc biệt, trong thị trường FMCG, độ cạnh tranh là cực kỳ lớn, do đó, một chuyên viên Digital Marketing là không thể thiếu để tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng cho doanh nghiệp.
2.5. Nhân viên Purchasing
Lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào mức chi phí đầu vào. Do đó, một nhân viên Purchasing biết tìm nguồn hàng với mức giá rẻ, uy tín, chất lượng, thậm chí có thể cân nhắc đến công nợ là điều mà mọi doanh nghiệp FMCG luôn tìm kiếm. Bộ phận Purchasing sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hoá lợi nhuận cho mỗi đơn hàng.
FMCG luôn là một trong những ngành hàng chưa bao giờ ngừng hot, đồng thời, cơ hội việc làm dành cho các bạn trẻ cũng ngày càng được mở rộng. Hãy trang bị cho mình những kiến thức, những nền tảng tư duy sáng tạo để có thể nhanh chóng hoàn thành mục tiêu chung của doanh nghiệp. Hi vọng rằng qua bài viết này VietMoz đã mang đến thông tin hữu ích khi tìm hiểu FMCG là gì. Hẹn gặp bạn ở những bài viết sau!