Data analytics ngày càng khẳng định tầm quan trọng của nó trong kỷ nguyên 4.0. Việc phân tích dữ liệu không những giúp bạn có cái nhìn tổng quát về hoạt động kinh doanh mà còn nắm được thông tin khác liên quan tới khách hàng, qua đó đề xuất các chiến dịch marketing phù hợp. Để tìm hiểu chi tiết về khái niệm này, bạn hãy cùng VietMoz tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!
Data analytics là gì?
Data analytics còn gọi là phân tích dữ liệu. Hiểu đơn giản, đây là quá trình xử lý các dữ liệu thô dưới dạng các file khác nhau để đưa ra các thông tin hữu ích, phục vụ các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp.
Hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay đều đưa ra quyết định dựa trên số liệu. Data analytics không chỉ giúp doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng mà còn giúp bạn đánh giá hiệu quả của từng chiến dịch, từ đó xây dựng nội dung và phát triển sản phẩm theo định hướng phù hợp nhất.
Tầm quan trọng của data analytics
Phân tích dữ liệu giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu suất công việc. Nó gần như ảnh hưởng tới mọi mặt của tổ chức, trong đó tác động sâu sắc tới các phương diện sau đây:
Tăng tính chính xác trong quá trình ra quyết định
Phân tích dữ liệu giúp loại bỏ các phỏng đoán từ việc lập kế hoạch, lên nội dung cho tới phát triển sản phẩm. Data analytics cho bạn góc nhìn 360 độ về khách hàng, giúp bạn hiểu kỹ, hiểu sâu về hành vi của họ xuyên suốt hành trình mua hàng. Điều này vì thế dẫn tới kết quả tốt hơn cũng như tăng mức độ hài lòng, tín nhiệm của khách hàng với doanh nghiệp.
Nâng cao dịch vụ khách hàng
Dữ liệu khách hàng được phân tích giúp doanh nghiệp đưa ra các đề xuất tốt hơn cho sản phẩm và dịch vụ. Việc đưa ra các nội dung cá nhân hóa dựa trên sở thích, mối quan tâm của họ sẽ giúp mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp thêm phần khăng khít.
Hoạt động hiệu quả hơn
Data analytics là trợ thủ đắc lực giúp bạn hợp lý hóa quy trình làm việc, tiết kiệm ngân sách, thúc đẩy sản xuất từ đó gia tăng lợi nhuận. Khi hiểu rõ mong muốn của khách hàng, bạn sẽ mất ít thời gian hơn khi sáng tạo nội dung và chạy chiến dịch truyền thông phù hợp. Các chương trình tiếp thị nhờ thế cũng hiệu quả hơn khi bạn nắm rõ đặc điểm của từng phân khúc khách hàng, từ đó thực hiện nhắm mục tiêu chiến dịch chính xác và hiệu quả hơn.
Quy trình phân tích dữ liệu
Để phân tích dữ liệu hiệu quả và tối ưu hiệu suất kinh doanh, bạn nên lưu ý thực hiện các bước sau:
Bước 1: Xây dựng chân dung khách hàng
Bạn cần xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới là ai sau đó bắt đầu xây dựng chân dung của họ. Chân dung khách hàng càng được khắc họa rõ nét sẽ càng dễ dàng để bạn tìm ra insight cũng như nghiên cứu dữ liệu chính xác hơn.
Bước 2: Thu thập và tìm kiếm dữ liệu
Dữ liệu có thể được tìm kiếm và thu thập bằng bằng rất nhiều cách. Chẳng hạn bạn có thể lấy ý kiến trực tiếp từ khách hàng sử dụng sản phẩm thông qua các biện pháp như khảo sát, phỏng vấn trực tiếp, dùng bảng hỏi,…
Bạn cũng có thể tiếp cận khách hàng bằng cách check hóa đơn để biết những thông tin cơ bản như: mặt hàng được quan tâm, số lượng, thời gian mua hàng,…Ngoài ra, đừng quên “sức mạnh” của các nguồn thông tin online. Bằng việc sử dụng các công cụ phù hợp, bạn hoàn toàn hiểu được về hành vi khách hàng cũng như nhu cầu, tâm lý mua hàng của họ.
Bước 3: Xử lý dữ liệu ở dạng thô
Bạn cần sàng lọc và sắp xếp lại dữ liệu đã thu thập trước khi đi vào phân tích. Bạn có thể trực quan hóa dữ liệu bằng cách đưa dữ liệu vào bảng, sử dụng hình vẽ, biểu đồ và thêm kí hiệu chú thích.
Bước 4: Phân tích
Đây là bước khó nhất, đòi hỏi bạn cần có kinh nghiệm chuyên môn và nhạy bén với số liệu. Tại bước này, bạn có thể dùng các công cụ trực quan hóa chẳng hạn như Power BI, Tableau đồng thời kết hợp kỹ thuật khai thác và mô hình dự đoán để phân tích và dự đoán kết quả trong tương lai.
Ứng dụng của data analytics trong kinh doanh
Với tầm quan trọng của mình, data analytics được ứng dụng trong hầu hết lĩnh vực kinh doanh, điển hình như:
>>> Xem thêm: Từ A – Z data visualization là gì và tầm quan trọng của data visualization
Bán lẻ
Các doanh nghiệp bán lẻ có xu hướng sử dụng kết quả phân tích dữ liệu để đáp ứng các nhu cầu thay đổi liên tục của người tiêu dùng. Những thông tin này sẽ giúp doanh nghiệp xác định xu hướng, lựa chọn sản phẩm mục tiêu và tăng trưởng lợi nhuận.
Du lịch, nhà hàng, khách sạn
Thông qua phân tích dữ liệu, doanh nghiệp có thể thu thập được dữ liệu khách hàng như: nhu cầu, thói quen, mong muốn từ đó cải thiện chất lượng dịch vụ cũng như dự đoán xu hướng của từng phân khúc
Ngân hàng
Các tổ chức tài chính, ngân hàng thường sử dụng dữ liệu đã được phân tích để dự đoán tình hình tài chính và xác định khả năng trả nợ của khách hàng. Ngoài ra, việc phân tích dữ liệu còn có thể giúp tổ chức phát hiện những gian lận và lỗ hổng trong giao dịch.
Chăm sóc sức khỏe
Data analytics được coi là một bước đột phá trong ngày chăm sóc sức khỏe. Việc nghiên cứu và phân tích dữ liệu sẽ giúp Bác sĩ đưa ra chẩn đoán và phác đồ điều trị chuẩn xác hơn. Đồng thời, việc này cũng là tiền đề quan trọng trong việc phát triển các loại thuốc mới.
Ứng dụng data analytics là một phương pháp tuyệt vời giúp doanh nghiệp phát triển nhanh chóng và bền vững. Tuy nhiên bạn cần tìm hiểu thật kỹ cũng như học hỏi từ các chuyên gia đầu ngành để tối ưu hóa công cụ này nhé!