Tăng trưởng là mục tiêu của bất cứ doanh nghiệp nào, tuy nhiên do nhiều yếu tố mà tốc độ tăng trưởng tại mỗi tổ chức lại khác nhau. Được sinh ra trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật số và digital marketing, growth hacking như một làn gió mới, thúc đẩy sự tăng trưởng đột phá của doanh nghiệp.
Growth hacking là gì?
Mặc dù được hình thành từ khoảng 1 thập kỷ trước, song khái niệm về growth hacking vẫn còn là một khái niệm chưa thật sự rõ ràng. Tuy nhiên, hiểu một cách đơn giản, growth hacking (hay còn gọi là Growth Marketing) là một thuật ngữ sử dụng trong tiếp thị số, tập trung vào các chiến lược tăng trưởng. Từ “hack” trong growth hacking giống với nghĩa trong từ “life hack” có nghĩa là những mẹo nhỏ để làm cho mọi thứ trở nên dễ dàng hơn.
Mục tiêu chính của các chiến lược growth hacking là thu hút càng nhiều khách hàng càng tốt trong khi sử dụng ít nguồn nhân lực nhất. Chính vì thế, loại hình này thường được các doanh nghiệp startup hoặc doanh nghiệp nhỏ ứng dụng.
Sự khác biệt giữa digital marketing và growth hacking
Rất nhiều người lầm tưởng growth hacking và digital marketing truyền thống là một. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tương đồng, 2 khái niệm này cũng có những điểm khác nhau rõ rệt
- Thứ nhất, digital marketing tập trung vào mục tiêu thu hút khách hàng, xây dựng và định vị thương hiệu. Trong khi đó, growth hacking tập trung vào mục tiêu tăng trưởng, đồng nghĩa rằng tập trung vào tất cả các giai đoạn trong phễu marketing.
- Các digital marketer sẽ sử dụng dữ liệu hỗ trợ từ developer, designer, analyser, data scientist để xây dựng ý tưởng chiến dịch còn growth hacker sẽ thực hiện chiến dịch từ đầu tới cuối một cách độc lập.
- Thứ ba, nếu digital marketing đưa ra phỏng đoán dựa trên trực giác thì growth hacking lại dựa trên số liệu được đo lường chính xác. Nhờ đó, sẽ tối ưu hóa các yếu tố để bứt phá tốc độ tăng trưởng.
5 chiến lược growth marketing mang lại lợi ích nhanh chóng
Tùy vào mục tiêu và loại hình kinh doanh, bạn có thể đưa ra các ý tưởng thú vị để thực hiện growth hacking. Dưới đây là gợi ý 5 chiến lược có thể mang lại lợi ích nhanh chóng cho doanh nghiệp của bạn.
FOMO
Sợ bỏ lỡ hoặc FOMO là một thủ thuật tâm lý tuyệt vời. Dựa trên tâm lý không muốn bỏ lỡ một cái gì đó có hời, các marketer có thể triển khai các chương trình ưu đãi về sản phẩm mới, bán chéo sản phẩm,…
Freemium
Đánh vào tâm lý mọi người đều thích miễn phí, nhất là khi sản phẩm đó có nhiều tính năng hiệu quả. Ngoài ra, việc sử dụng chiến lược freemium cũng sẽ giúp bạn thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng, qua đó có thêm dữ liệu để đề xuất sản phẩm phù hợp với mỗi tệp khách hàng.
Tặng thưởng cho khách hàng thân thiết
Đây là một cách thức hiệu quả giúp bạn giữ chân khách hàng thân thiết. Tặng thưởng cho khách hàng/ phân cấp khách hàng theo từng hạng và tặng các “món quà” phù hợp sẽ giúp khách hàng của bạn cảm thấy họ đặc biệt, từ đó tăng khả năng gắn kết với thương hiệu.
Affiliate hoặc referral program
Một chiến lược Growth Hacking tuyệt vời khác là cung cấp ưu đãi có lợi cho cả người dùng mới & người được giới thiệu. Affiliate marketing là cách làm thường thấy để thu hút khách hàng chia sẻ, đề xuất về sản phẩm từ đó gia tăng lượt tiếp cận, mở rộng thêm nguồn lead mới cho doanh nghiệp.
Công cụ miễn phí
Các công cụ miễn phí cũng nhận được rất nhiều sự yêu thích từ khách hàng. Đây là cách tuyệt vời để thu hút người dùng truy cập trang web doanh nghiệp mà bạn nên tham khảo.
Case study: Doanh nghiệp ứng dụng thành công Growth Hacking
Không phải ngẫu nhiên mà growth hacking trở thành xu hướng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Cùng VietMoz tìm hiểu một số “case study” dưới đây – những minh chứng “sống” cho hình thức này.
Hubspot
Hubspot là một trong những doanh nghiệp thành công với việc tạo các công cụ miễn phí để thu hút người dùng. Nền tảng đã cung cấp các thông tin miễn phí cho người dùng thông qua các bài đăng hữu ích cùng các công cụ hỗ trợ thú vị, điển hình là như công cụ xếp hạng trang web (Website Grader).
Website Grader giúp người dùng đánh giá trang web của họ về SEO, tốt độ trang cũng như sự thân thiện của trang web với thiết bị di động, giúp người dùng có thể tối ưu trang web của họ. Để nhận báo cáo về trang web của mình, người dùng sẽ cần đăng ký bằng email cá nhân. Chính điều này đã giúp Hubspot xây dựng được một danh sách email chất lượng, từng bước sàng lọc và tiếp cận các khách hàng tiềm năng.
>>> Xem thêm: Từ A – Z data visualization là gì và tầm quan trọng của data visualization
Slack
Với sự tăng trưởng mạnh mẽ từ 15.000 lên hơn 12.000.000 người dùng vào năm 2020, Slack là ví dụ điển hình cho growth hacking thành công.
Để có được kết quả này, trước hết, Slack đã tự định hình thương hiệu là công cụ cần thiết đối với các văn phòng. Để khẳng định tầm quan trọng của mình, Slack còn sử dụng cách tiếp cận khác đó là miễn phí sử dụng các tính năng cơ bản.
Sau khi sử dụng một thời gian và hình thành thói quen, thống kê cho thấy đã có hơn 30% người dùng chuyển sang sử dụng phiên bản trả phí để thực hiện được nhiều tác vụ hơn.
Dropbox
Dropbox là một ví dụ khác nổi tiếng với các growth hacking sáng tạo. nền tảng cung cấp cho người dùng nhiều dung lượng lưu trữ miễn phí hơn bằng việc liên kết tài khoản Dropbox của họ với Twitter và Facebook, sau đó chia sẻ thông tin về Dropbox trên các trang mạng xã hội đó. Hình thức này không chỉ giúp Dropbox có thêm dữ liệu nghiên cứu về hành vi khách hàng, mà đồng thời là cách để “phủ sóng” thương hiệu hoàn toàn miễn phí.
Bên cạnh đó, nền tảng này cũng thêm các ưu đãi khác về dung lượng nếu người dùng hoàn thành các nhiệm vụ như một trò chơi. Sự tăng trưởng lên con số 500 triệu người dùng trong một thời gian ngắn là minh chứng rõ ràng cho sự thành công trong chiến dịch Growth Hacking của họ.
>>> Xem thêm: Phân biệt multi channel và omni channel – Sự khác biệt cơ bản giữa 2 hình thức tiếp thị đa kênh
VietMoz hy vọng những chia sẻ trên sẽ mang tới cho bạn những kiến thức mới, giải đáp cho câu hỏi growth hacking là gì. Đừng quên theo dõi Vietmoz để cập nhật nhiều xu hướng và kiến thức bổ ích về Marketing nhé!