Brand Marketing là một vấn đề vô cùng rộng và cần thiết mà nhiều marketer vẫn đang loay hoay tìm hiểu. Nếu như trong bài viết trước, bạn đã có cái nhìn tổng quát về Brand Marketing là gì và cách làm thế nào để nhận biết thì bài viết dưới đây, hãy cùng Vietmoz hiểu rõ hơn về 05 hoạt động chủ yếu thường được thấy trong Brand Marketing.
Tìm hiểu về nhiệm vụ của Brand Marketing
Ngay từ cái tên Brand Marketing (Truyền thông thương hiệu) đã làm rõ nhiệm vụ chính của mình đó chính là khiến cho ngày càng nhiều người biết đến và yêu thích, tin tưởng thương hiệu của một doanh nghiệp hơn. Từ đó, các hoạt động mua hàng được thúc đẩy, doanh nghiệp có thêm nhiều khách hàng trung thành luôn “săn đón” những sản phẩm/dịch vụ được cung cấp.
Theo đó, Brand Marketing không chỉ đơn thuần là các hoạt động Digital hay quảng cáo, chương trình khuyến mãi, tri ân khách hàng. Để khái quát nhất về Brand Marketing, bạn có thể tìm hiểu thông qua 5 hoạt động chủ yếu:
- Target Consumers Understanding (Thỏa mãn khách hàng mục tiêu)
- Brand Strategy Planning (Hoạch định chiến lược Brand Marketing)
- Brand Marketing Implementation (Thực thi Brand Marketing)
- Marketing Support (Hỗ trợ tiếp thị)
- Effectiveness Tracking & Optimizing (Đo lường hiệu quả và tối ưu)
Target Consumers Understanding – Thỏa mãn khách hàng mục tiêu
Nhu cầu mỗi người là khác nhau và người dùng cũng vậy, bạn sẽ không thể thoả mãn được tất cả các nhu cầu của mọi người tiêu dùng. Tuy nhiên, điều quan trọng là doanh nghiệp cần biết cách nhận diện đúng, thấu hiểu và đáp ứng được các mong muốn của người dùng mục tiêu. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp có được sự tin tưởng, được lựa chọn nhiều hơn bởi một nhóm khách hàng nhất định. Đây sẽ là nhóm khách hàng chính mang lại nguồn doanh thu cho doanh nghiệp của bạn.
Việc nhận biết chân dung khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp xác định được những giá trị cần tạo dựng mà các đối tượng khách hàng của mình quan tâm. Từ đó sẽ giúp cho doanh nghiệp/thương hiệu có thể tăng doanh số và giảm được chi phí truyền thông.
- Thấu hiểu được đối tượng khách hàng mục tiêu: Thấu hiểu khách hàng sẽ bao gồm cả về nhân khẩu học, hành vi tiêu dùng, sở thích, thói quen và hành vi mua hàng của họ.
- Các phân khúc thị trường: Việc tìm hiểu về các phân khúc thị trường là việc làm cần thiết giúp doanh nghiệp phác họa chính xác chân dung khách hàng mục tiêu. Các kết quả của một nghiên cứu về phân khúc thị trường sẽ được thể hiện qua 5 yếu tố: nhân khẩu học, hành vi, thái độ, nhu cầu mua sắm, tâm lý.
- Khám phá nhu cầu của khách hàng: Đây là bước cần thiết mà không ít người làm Marketer cần phải thực hiện. Chỉ khi xác định được nhu cầu của khách hàng, bạn mới có thể đưa ra hướng tiếp cận và tạo ra các sản phẩm phù hợp.
Brand Stategy Planning – Hoạch định chiến lược Brand Marketing
Làm thế nào để khiến cho thương hiệu của doanh nghiệp trở nên khác biệt và tạo nên được sự ghi nhớ trong tâm trí khách hàng mục tiêu chính là điều mà các marketer luôn trăn trở. Điều quan trọng chính là khiến họ nhớ đến bạn khi có nhu cầu. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ thì bạn sẽ cần lên một chiến lược danh mục sản phẩm để cộng hưởng sức mạnh và hỗ trợ lẫn nhau. Trong đó bạn cần quan tâm cụ thể về :
- Định vị thương hiệu: Bạn cần xác định được thương hiệu của mình đang nằm ở vị trí nào, sẽ tiếp cận đến ai, dựa trên yếu tố nào của khách hàng? Tại sao khách hàng phải lựa chọn bạn mà không phải một thương hiệu khác?
- Danh mục của thương hiệu: Đối với mỗi một sản phẩm mà công ty cung cấp thì sẽ được định vị và giữ vai trò chiến lược khác nhau như thế nào? Và các danh mục này phải có kế hoạch như thế nào để có thể phát triển được sản phẩm?
- Đặt mục tiêu cụ thể: Bất kỳ hoạt động truyền thông nào được diễn ra cũng cần đặt ra các mục tiêu cụ thể, chi tiết. Điều này thể hiện liệu chiến lược đó có phù hợp hay không, có thật sự hiệu quả?
Brand Marketing Implementation – Thực thi Brand Marketing
Sau khi đã xây dựng được chiến lược cụ thể, các mục tiêu cho thương hiệu, hoạt động Brand Marketing sẽ được triển khai qua 3 trụ cột chính: phát triển sản phẩm mới, quảng cáo truyền thông, kích hoạt thương hiệu.
- Phát triển sản phẩm mới: Việc cải tiến, phát triển sản phẩm là việc quan trọng mà các doanh nghiệp nên quan tâm, đầu tư. Đầu tư vào sản phẩm luôn là cách tốt nhất giúp doanh nghiệp phát triển và tăng trưởng. Việc cải thiện các sản phẩm, dù là những thay đổi nhỏ như bao bì, kích thước hay các đột phá lớn về chức năng, thiết kế cũng thể hiện được sự nghiên cứu và thấu hiểu của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng.
- Quảng cáo truyền thông: Đây là bước mà người làm marketing cần đưa được thông điệp của thương hiệu tới được với các khách hàng mục tiêu. Thông thường, việc triển khai Brand Marketing thường thông qua các kênh truyền thông Media nhằm tăng khả năng nhận diện thương hiệu và kích thích nhu cầu của người sử dụng. Đây cũng là các kênh mà khách hàng có thể tương tác trực tiếp với doanh nghiệp, có cái nhìn gần gũi nhất với thương hiệu.
- Kích hoạt thương hiệu: Nếu như quảng cáo truyền thông đưa hình ảnh của thương hiệu đến gần hơn và tiếp cận được với người tiêu dùng thì kích hoạt thương hiệu là lúc doanh nghiệp tạo ra những trải nghiệm trực tiếp cho khách hàng. Ngày nay, công nghệ số hóa giúp khách hàng có nhiều cách trải nghiệm sản phẩm hơn (trải nghiệm thực tế ảo, tiếp thị di động, khuyến mãi, etc). Nếu xử lý tốt, đây sẽ là một bước để khách hàng đi đến lựa chọn và hành động.
Marketing Support – Hỗ trợ tiếp thị
Sản phẩm tốt chỉ giúp cho thương hiệu có một nền móng vững chắc và khởi đầu tốt. Tuy nhiên để thành công, doanh nghiệp cần nhiều hơn thế. Tiếp thị bằng hình ảnh thương hiệu là chưa đủ để sản phẩm của bạn nổi bật hơn tại các điểm bán lẻ. Để sản phẩm phủ rộng khắp thị trường, đó còn là cuộc chiến giữa các nhà phân phối. Chính vì thế, Brand Marketing muốn hiệu quả thì cần phải kết hợp chặt chẽ với Trade Marketing và bộ phận kinh doanh, bán hàng.
- Trade Marketing: Trade Marketing đảm bảo việc thu hút người mua tại điểm bán, mang lại lợi ích cho cả thương hiệu và người bán lẻ.
- Phân phối & Bán hàng: Hoạch định chiến lược phân phối & bán hàng cụ thể sẽ giúp người làm marketing có cái nhìn dài hạn thay vì bị cuốn theo chương trình hàng năm và những biến động bất ngờ từ phía thị trường.
Effectiveness Tracking & Optimizing – Đo lường hiệu quả và tối ưu
Việc đo lường hiệu quả là việc gần như bắt buộc khi thực hiện một chiến dịch truyền thông. Bạn cần thống kê được các chỉ số đo lường hiệu quả một cách chi tiết để biết được vấn đề đang gặp phải ở đâu? Và làm sao để khắc phục? Từ đó đưa ra những thay đổi sao cho phù hợp hơn.
Việc đo lường hiệu quả cuối cùng vẫn nằm ở doanh số bán hàng, nhưng bạn cũng cần thêm các chỉ số đo lường khác, để biết được nguyên nhân gốc rễ nếu xảy ra vấn đề. Dưới đây là bộ 3 báo cáo “huyền thoại” mà marketer nào cũng mơ ước sở hữu bởi rất nhiều số liệu ý nghĩa và hành động cụ thể có thể trích xuất từ đó.
- Retail Audit: Báo cáo chuyên sâu của Nielsen về Thị phần và Tăng trưởng của thương hiệu, Xu hướng Ngành hàng & Phân khúc, Bao phủ và Tồn kho, Sự ủng hộ của Nhà bán lẻ và Người tiêu dùng, Giá trung bình… theo kênh và khu vực.
- Brand Health Check: Báo cáo của Kantar MillwardBrown về các chỉ số Sức khoẻ Thương hiệu, như Mức độ Nhận biết, Phễu giữ chân Khách hàng, các Thuộc tính thương hiệu, Hiệu quả Truyền thông…
- Consumer Panel: Báo cáo chuyên sâu của Kantar WorldPanel về các chỉ số hành vi mua sắm và tiêu dùng, như Mức độ Thâm nhập, Tần suất / Lượng mua và sử dụng, Mức độ Trung thành, và các phân tích hành vi tiêu dùng khác.
Trên đây là 05 hoạt động chủ yếu thường được thấy trong Brand Marketing mà Vietmoz đã giúp bạn tổng hợp. Để cập nhật những kiến thức bổ ích về Marketing, hãy theo dõi chuyên mục marketing trên website vietmoz.edu.vn.