Trong nhiều năm trở lại đây, kênh Horeca dần được sử dụng phổ biến hơn, đặc biệt trong các mô hình kinh doanh. Bên cạnh đó, cũng còn khá nhiều người chưa hiểu rõ về kênh này. Vậy kênh Horeca là gì? Nó có tiềm năng và thách thức như thế nào tại Việt Nam? Hãy cùng Vietmoz đi tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Kênh Horeca là gì?
Horeca là cách viết tắt của 3 nhóm Ho – Hotel (Khách sạn), Re – Restaurant (Nhà hàng), Ca – Catering/ Cafe/ Canteen (Dịch vụ ẩm thực/ Cafe/ Căn tin). Bên cạnh đó là những khái niệm mở rộng như Hotel, Hospital, Office Building, Restaurant, Catering, Café, Cinema, Car park, Station, Airport,…
Trong mảng kinh doanh FMCG và F&B, kênh phân phối bao gồm 2 loại là:
- On-premise (hay On-trade) là kênh bán hàng tiêu dùng tại chỗ, nghĩa là khách sẽ đến địa điểm kinh doanh và tiêu dùng sản phẩm ngay tại đó. Horeca chính là thành phần quan trọng nhất của loại này
- Off-premise (hay Off-trade) là kênh bán hàng nhưng không tiêu dùng tại chỗ
Kênh Horeca hoạt động như thế nào?
Kênh Horeca có nhiều tổ hợp khác nhau, nhưng phổ biến nhất có 2 loại. Đây cũng là 2 loại được các doanh nghiệp ứng dụng rộng rãi.
Tổ hợp Hotel – Restaurant – Catering
Khác với tổ hợp bên dưới, tổ hợp này có thêm Catering và đáp ứng các nhu cầu dịch vụ liên quan đến khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ ăn uống. Bên cạnh đó là cung cấp chỗ ở, các dịch vụ tổ chức tiệc, hội nghị, teambuilding,… theo yêu cầu của khách hàng. Điều này không chỉ giúp tối đa hóa nguồn lợi nhuận mà còn là “đòn bẩy” giúp quảng bá thương hiệu dễ dàng, hiệu quả hơn.
Tổ hợp Hotel – Restaurant – Cafe
Tổ hợp này bao gồm các dịch vụ cafe trong khách sạn, nhà hàng. Đây được xem là mô hình kinh doanh khá thông dụng và phổ biến tại các khách sạn, nhà hàng hiện nay.
Chúng ta có thể dễ dàng thấy được ngày nay các khách hàng đến khách sạn hay nhà hàng không chỉ đơn thuần là dùng bữa hay nghỉ ngơi mà còn có nhiều nhu cầu khác nữa như cần không gian họp bàn với đối tác, họp mặt bạn bè, người thân… Đó cũng chính là lý do vì sao có sự xuất hiện của các quầy bar cafe ngay trong các nhà hàng, khách sạn.
Tiềm năng kênh Horeca tại Việt Nam
Ngày nay, ngành du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh kéo theo sự gia tăng của số lượng khách sạn, khu nghỉ dưỡng,… khiến các kênh Horeca trở nên “bận rộn” hơn bao giờ hết. Đặc biệt, nhu cầu về dịch vụ của các chuỗi này ở những thành phố lớn (Hà Nội, Đa Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang,…) rất cao cùng nhiều tiềm năng.
Mặc dù ngày nay các ông trùm kinh doanh vẫn luôn cố gắng nắm bắt cũng như khai thác tiềm năng to lớn của Horeca, nhưng không phải ai cũng có quy trình thao tác chuẩn và phù hợp cho hình thức kinh doanh của mình. Lý do một phần là do các sản phẩm, dịch vụ của nước ta vẫn chưa thể so được với quốc tế. Tiếp đến là do nguồn khách có sự phân khúc rõ ràng, thường là những người có mức thu nhập cao.
Tuy nhiên, với sự cố gắng, nỗ lực không ngừng nghỉ trong tiến trình nâng cao và cải tiến mức sống, chất lượng dịch vụ cũng như các loại sản phẩm, dịch vụ do các công ty Việt Nam cung cấp thì tính đến thời điểm hiện nay, các công ty ấy đã và đang dần khẳng định được vị thế của mình trên thị trường trong nước.
Cùng với đó là từng bước tạo dựng được lòng tin của khách hàng, những người tiêu dùng và nâng cao sức hấp dẫn cũng như sự hiện hữu, độ nhận diện của hệ thống nhà hàng khách sạn trên thị trường quốc tế thông qua những chiến lược Marketing mang tính đột phá.
Thách thức của kênh Horeca tại Việt Nam
Bên cạnh những tiềm năng kể trên thì không thể bỏ qua những thách thức của kênh này tại Việt Nam. Trên thực tế hiện nay, các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nội địa như đã đề cập ở trên thì khả năng cạnh tranh vẫn còn yếu kém mặc dù đã có sự góp mặt của các kênh Horeca từ trước đó. Một phần cũng là do việc đưa các sản phẩm Việt Nam vào phân khúc thị này cũng mới chỉ được quan tâm và chú ý trong vài năm trở lại đây.
Nhìn chung, sản phẩm hàng hóa của nước ta vẫn luôn cố gắng cải thiện cả về chất lẫn lượng với ưu thế là giá rẻ. Điều này giúp cho các khách sạn, nhà hàng hay những đơn vị kinh doanh ẩm thực nhanh chóng tìm đến các nhà cung cấp nước ta để tìm kiếm cơ hội hợp tác. Đồng thời giúp ta từng bước khẳng định được vị thế của mình trên thị trường.
Tóm lại, Horeca là một thuật ngữ đã không còn quá xa lạ gì đối với hầu hết chúng ta, đặc biệt trong giới kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng. Với những thông tin chia sẻ ở trên, Vietmoz hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu hơn về kênh Horeca và nhận thấy được những tiềm năng cũng như thách thức của kênh này tại Việt Nam.