Đối với các seller Amazon, không một seller nào mong muốn là bị khóa tài khoản, không cho phép bán trên Amazon nữa. Hậu quả của việc bị khóa là đình trệ việc kinh doanh và sau đó là ảnh hưởng đến dòng tiền của bạn. Vì thế, để hạn chế điều này, “phòng bệnh hơn chữa bệnh” , trước khi bắt đầu hoạt động trên Amazon, seller cần được cung cấp, trang bị những kiến thức để hạn chế những trường hợp xấu đấy xảy ra.
Tại sao Amazon lại khóa tài khoản?
- Vi phạm chính sách về sản phẩm: Khi đăng bán bất cứ một sản phẩm nào, Amazon đều kiểm tra chặt chẽ: sản phẩm đấy có vi phạm thương hiệu, sing chế đã đăng kí hay không? Sản phẩm đấy có phải là hàng giả, hàng nhái không? Khi phát hiện ra được bất kì điểm bất thường nào trong list sản phẩm, Amazon hoàn toàn có quyền block sản phẩm và đưa ra cảnh cáo cho seller. Đặc biệt, với trường hợp vi phạm thương hiệu nổi tiếng, Amazon tự động “suspend” tài khoản mà không cần báo trước cho người bán.
- Vi phạm chính sách quản lý tài khoản: Tất cả hoạt động kinh doanh của seller đều được Amazon giám sát, thống kê thành những con số cụ thể: thời gian trả lời khách hàng, thời gian xử lí đơn, tỉ lệ đơn lỗi, tỉ lệ khách hoàn trả hàng,… Những con số này đều có những điểm tiêu chuẩn. Bất cứ hành động nào dẫn đến việc vượt quá hay không đạt điểm tiêu chuẩn đấy đều bị Amazon cảnh cáo. Nếu không có bất cứ biện pháp nào khắc phục để làm cho khách hàng cũng như Amazon tin tưởng về hoạt động kinh doanh tốt hơn trong tương lai, Amazon cũng sẽ không nhân nhượng mà khóa ngay tài khoản.
- Có các hành động gian lận: up một sản phẩm nhiều lần, kéo khách hàng sang một trang web khác không phải là Amazon, bất kì hành vi tiếp cận với khách hang trái với quy định, thuật toán tìm kiếm của Amazon.
Tài khoản seller amazon bị khóa thì có lấy lại được tiền không?
Đã bỏ ra một số vốn lớn, thời gian và chi phí, khi tài khoản có doanh thu thì bị khóa tài khoản, số tiền trên tài khoản đấy có được thu về hay không? Đây là điều nhiều người lo ngại khi nhận được thông báo khóa tài khoản. Amazon không quỵt tiền của bất kì ai, khi một tài khoản bị khóa thì Amazon sẽ giữ số tiền đấy trong vòng 90 ngày. Lí do cuả việc này là: Đối với Amazon, uy tín đối với khách hàng là điều quan trọng nhất và khi tài khoản của seller đang bị suspend, một số đơn hàng vẫn đang được vận chuyển đến khách hàng. Nếu như trả tiền ngay cho seller thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho những đơn hàng đấy? Thế nên, Amazon cần giữ tiền của seller để đảm bảo rằng hàng hóa sẽ được chuyển đến tay khách hàng. Nếu không ship cho khách, Amazon sẽ tự động trừ đi số tiền của đơn hàng đó vào số tiền phải thanh toán cho seller.
Làm thế nào để hạn chế các trường hợp bị khóa tài khoản?
- Kinh doanh trong khuôn khổ quy định của Amazon: “ Phép vua còn thua lệ làng”, khi đã hoạt động trên một sàn giao dịch chung – nơi mà mọi quy tắc, luật lệ đều do Amazon quy định, các seller nên tuân thủ theo, không khuyến khích tìm cách “lách luật”
- Thực hiện các dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt: như đã nhấn mạnh ở trên, đối với Amazon, không có gì quan trọng hơn bằng niềm tin ở khách hàng. Do đó, để được hoạt động trên thị trường này, seller cũng phải thực hiện được tiêu chí đấy của khách hàng: cung cấp sản phẩm chất lượng tốt, trả lời mail của khách hang trong vòng 24h, xử lí yêu cầu, khiếu nại của khách hàng nhanh chóng, kịp thời,…
- Đảm bảo các chỉ số Account health luôn ở trạng thái an toàn: đây là công cụ để Amazon quản lý hàng ngàn seller. Khi có bất kì dấu hiệu cảnh cáo nào của Amazon thì phải nhanh chóng khắc phục tài khoản của mình, tránh để những lỗi đấy lặp lại them lần nào nữa.
Tổng kết: Khóa tài khoản là điều không ai mong muốn, thế nên, ngay từ đầu, seller cần phải định hướng một con đường kinh doanh chính thống, trong khuôn khổ quy định của Amazon và cập nhật thường xuyên những thay đổi trong chính sách của Amazon để hoạt động hiệu quả, an toàn hơn.