Knowledge Panel là một trong những mô hình thông minh của Google có thể nhận biết được “các thực thể trong thế giới thực và mối quan hệ của nó với các thực thể khác”. Hơn hết, nó còn giúp Google trả về kết quả tìm kiếm đúng với ý định truy vấn của người dùng. Hay nói chính xác là cung cấp các bản tóm tắt một cách sâu rộng nhất. Cùng VietMoz tìm hiểu nó ngay với bài viết sau đây:
Knowledge Panel là gì?
Knowledge Panel là khối hình hộp chứa thông tin mà Google hiển thị khi người dùng tìm kiếm một thực thể nhất định. Đó có thể là người, địa điểm, tổ chức, sự kiện…thuộc Sơ đồ tri thức của Google.
Knowledge graph ra mắt vào năm 2012, được Google thiết kế để hiểu về các thực thể cũng như mối quan hệ giữa chúng. Và nó là một phần thông tin cung cấp thêm cho Knowledge Panel cũng như các kết quả tìm kiếm truyền thống.
Một trong những ví dụ điển hình nhất mà bạn có thể biết là Wikipedia – nguồn được trích dẫn trong Knowledge Panel. Đặc biệt, nếu thông tin dữ liệu trên các nguồn này có sự thay đổi thì Knowledge Panel cũng sẽ tự động cập nhật.
Mặt khác, các thông tin hiển thị trong Knowledge Panel có thể thay đổi vì nó phụ thuộc vào từ khóa do người dùng tìm kiếm, hoặc vị trí địa lý.
Nếu sử dụng máy tính để truy vấn một thực thể nào đó, bạn sẽ thấy Knowledge panel nằm ở phía bên tay phải màn hình có nút chia sẻ.
Vậy khi nào thì Google mới hiển thị Knowledge panel cho một thực thể nhất định? Đó là khi Google đã hiểu thực thể này là thật và tin rằng nó mang lại thông tin hữu ích cho người dùng tìm kiếm chúng.
Vai trò của Knowledge Panel cho SEO
Nếu không nói quá thì Knowledge panel có thể được coi như một biển quảng cáo miễn phí cho doanh nghiệp của bạn ngay trên trang chủ Google. Nhờ đó, người dùng dễ dàng hơn trong việc tiếp cận mọi thông tin một cách tổng quan nhất về thương hiệu của bạn.
Có thể thấy, việc Google hiểu bạn như thế nào sẽ được thể hiện chân thực trên Knowledge panel, trường hợp bạn thấy không đúng một chi tiết nào đó thì có thể sửa bất cứ lúc nào.
Ngoài ra, nó cũng cung cấp cho bạn nhiều nguồn thông tin có giá trị từ đối thủ cạnh tranh thông qua các trích dẫn được thể hiện ngay trong Knowledge panel, và biết đâu bạn sẽ thu thập được những nguồn thông tin mà Google tin tưởng.
Google cũng nêu ra 4 mục đích của việc sử dụng Knowledge panel để lý giải tại sao chúng ngày càng phổ biến trên kết quả tìm kiếm. Cụ thể như sau:
- Cung cấp thông tin thực tế cho người dùng được tổng hợp từ nhiều nguồn cụ thể khác nhau, được tham chiếu trong truy vấn tìm kiếm.
- Hỗ trợ người dùng điều hướng đến những nội dung trang web có liên quan (hay còn biết đến với các kết quả tìm kiếm khác).
- Cung cấp nội dung yêu cầu người dùng truy cập thêm các kết quả tìm kiếm khác.
- Giúp người dùng có cái nhìn tổng quan các thông tin một cách nhanh nhạy hơn.
Cách đạt được Google Knowledge Panel cho doanh nghiệp
Thông thường cách đơn giản nhất là bạn cung cấp thông tin của mình qua các tài khoản như Youtube, Google Search Console, Twitter, Facebook. Nhờ đó mà Google có thể tin rằng doanh nghiệp của bạn là một thực thể (entity) có thật. Để xem liệu doanh nghiệp của bạn đã hiển thị trên Knowledge Panel hay chưa, bạn chỉ cần kiểm tra tên doanh nghiệp ngay trên công cụ tìm kiếm.
Tuy nhiên riêng với bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung hướng dẫn bạn cách tạo Wikipedia và Google My Business.
Cách để xây dựng một Wikipedia cho doanh nghiệp
Như phần đầu bài viết, chúng tôi có đề cập thì Wikipedia là một trong những nguồn thông tin chính thống mà Google trích dẫn khi tạo một Knowledge Panel. Đồng nghĩa với việc bạn cần chủ động khi xây dựng hiện diện trực tuyến trên cả 2 nền tảng này
Bước 1: Tạo Wikipedia and Wikidata page
Đầu tiên, bạn cần đăng ký tạo tài khoản Wikipedia bằng cách chọn vào mục “Tạo tài khoản” như hình dưới đây:
Sau đó cung cấp đầy đủ các thông tin mà Wikipedia yêu cầu bao gồm: tên tài khoản, mật khẩu, địa chỉ email…
Khi đã điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu bạn chọn vào nút “Tạo tài khoản” để hoàn tất.
Bước 2: Tiến hành chỉnh sửa trang để xác nhận là người dùng
Để trở thành người dùng thực sự của Wikipedia, bạn cần dành ra một tháng đầu tiên để chỉnh sửa các trang Wikipedia cũ.
Bước 3: Tạo trang của bạn
Ngay khi bạn được xác nhận là người dùng của Wikipedia, hãy tạo ngay trang cho mình tuy nhiên phải nhớ các lưu ý sau:
- Nội dung văn bản đúng ngữ pháp
- Cải thiện khả năng đọc
- Giàu thông tin nội dung
Đặc biệt, bạn phải hết sức cẩn thận trong việc dùng các nguồn trích dẫn, kết hợp cung cấp nguồn được trích dẫn (Nó phải đảm bảo là các nguồn từ sách, báo, tạp chí).
Bước 4: Gửi trang của bạn
Sau khi hoàn tất nội dung, bạn sẽ gửi nó cho Wikipedia. Wikipedia sẽ phân tích đánh giá nội dung của bạn có đáng tin cậy hay không, nếu đạt bạn sẽ được đăng trên các nền tảng đó.
Bước 5: Cập nhật nội dung liên tục
Bạn cần cập nhật nội dung thông tin liên tục cũng như hạn chế các thông tin đã cũ và không còn phù hợp tại thời điểm hiện tại. Đây là cơ hội để bạn xây dựng và giới thiệu về công ty, về sản phẩm/ dịch vụ của mình.
Cách tạo Google My Business
Google My Business là một trong những công cụ hữu ích cho phép người quản trị web tối ưu Hồ sơ doanh nghiệp của mình dễ dàng.
Bạn có thể tìm hiểu thêm qua bài viết Google My Business là gì? Hướng dẫn đầy đủ nhất (2022)
Một số lưu ý về việc kích hoạt Knowledge Panel trên Wikipedia
Để sở hữu Knowledge Panel cho doanh nghiệp của bạn trên kết quả tìm kiếm bằng Wikipedia, nó nảy sinh khá nhiều vấn đề đi kèm như:
- Quá trình diễn ra chậm và khá là tốn thời gian.
- Không phải công ty nào cũng xứng đáng có được một vị trí trên Wikipedia, và việc nhiều công ty bị từ chối là chuyện hết sức bình thường.
- Nếu bạn phụ thuộc hoàn toàn vào Wikipedia để có bảng tri thức cho doanh nghiệp, khả năng thành công là rất mong manh. Ngoài ra nếu quản trị viên của Wikipedia xóa trang doanh nghiệp ngay năm đầu tiên, bảng tri thức doanh nghiệp đó chắc chắn sẽ biến mất luôn.
Vì vậy lời khuyên của chúng tôi là đừng dựa vào Wikipedia hoàn toàn, vì khi bài viết hoặc mục của bạn bị xóa khả năng cao Google sẽ đánh giá thấp thương hiệu doanh nghiệp của bạn.
Xây dựng một Google Knowledge Panel bền vững
Để có được một Knowledge Panel bền vững và không bị mất đi, bạn lấy từ nhiều nguồn chứng thực cho thông tin về doanh nghiệp đó. Có khá nhiều cách để chứng minh bạn là 1 thực thể có thật, đó có thể là việc làm Entity, triển khai nội dung ngay trên Wikipedia, tạo Google My Business, xây dựng và phát triển nội dung đầy đủ ngay trên chính website của bạn…
Điều này sẽ giúp bạn có thật nhiều thông tin để cung cấp cho bộ máy tìm kiếm của Google. Như vậy bí quyết xây dựng một Google Knowledge Panel bền vững mà không sợ nó biến mất đó là không nên cho tất cả trứng vào cùng một giỏ.
Một số câu hỏi thường gặp
Mất bao lâu để có được một Knowledge Panel?
Thực sự mà nói thì không ai có thể chắc chắn được với bạn mốc thời gian cụ thể để doanh nghiệp có được một Knowledge Panel. Nó có thể xuất hiện sau vài ngày khi bạn xuất bản một vài viết trên Wikipedia, hoặc vài tuần với mục Wikidata nếu được xây dựng tốt.
Ngoài ra, nó còn phụ thuộc với nhiều cách mà bạn đang cung cấp thông tin về doanh nghiệp của mình cho Google.
Tại sao Bảng tri thức của doanh nghiệp tôi lại biến mất?
Lý do 1: Cập nhật Sơ đồ tri thức
Có thể trong quá trình Google cập nhật Sơ đồ tri thức đã có một sự xáo trộn về mặt dữ liệu thông tin. Nếu doanh nghiệp hay tổ chức của bạn không cung cấp bằng chứng mình là một thực thể có ích cho người dùng, Google sẽ xóa số lượng lớn các mục nhấp Sơ đồ tri thức và bảng tri thức.
Lý do 2: Các thực thể bị mất
Giả sử doanh nghiệp của bạn phụ thuộc vào các nền tảng như Wikipedia, Twitter, LinkedIn để mô tả giới thiệu chứng thực về thực thể của mình . Cụ thể Google sẽ dựa vào bài viết Wikipedia của bạn và nó lại bị xóa thì bạn sẽ mất Knowledge Panel.
Lý do 3: Sự can thiệp của con người
Có thể là nhân viên Google vào kiểm tra và xóa bảng tri thức khi chúng được xác nhận quyền sở hữu. Điển hình nhất là nhân viên của Google cho rằng doanh nghiệp của bạn không trung thực, trùng lặp nội dung hoặc spam.
Ngoài ra bạn cũng có thể hiểu đơn giản như việc bạn trả phí để có bảng tri thức một cách dễ dàng và nhanh chóng, thì đây được xem là một trong những hình thức spam thông tin về một thực thể nhất định.
Kết luận
Trên đây là nội dung giúp bạn hiểu hơn về Knowledge Panel cũng như cách thức để tạo ra nó giúp ích cho việc SEO website hiệu quả hơn. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết, chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất có thể. Cảm ơn bạn đã đọc bài!
Nguồn: vietmoz.edu.vn, SemRush
Bản quyền thuộc về Đào tạo SEO VietMoz
Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả