Nếu như trước đây, Marketing chỉ dừng lại ở 4P thì trong thời gian gần đây, Marketing Mix với sự xuất hiện thêm của 3P đang ngày càng mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Cùng Vietmoz tham khảo Marketing 7P là gì và nó được ứng dụng vào những chiến lược Marketing của doanh nghiệp như thế nào nhé!
Marketing 7P là gì?
Khái niệm Marketing 7P chắc hẳn không còn xa lạ đối với mỗi Marketer. Đây là tập hợp những chiến lược quảng bá hình ảnh sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu nhắm hướng đến nhóm khách hàng mục tiêu với 7P lần lượt là:
- Sản phẩm (Product)
- Địa điểm (Place)
- Giá thành (Price)
- Chiến lược quảng bá (Promotion)
- Con người (People)
- Quy trình (Process)
- Cơ sở hạ tầng (Physical Evidence)
7P trong tập hợp những chiến lược Marketing là cách để giúp nhà quản trị xem xét về những yếu tố đang ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quảng bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Dưới đây sẽ là phân tích chi tiết nhất về Marketing 7P.
Xác định các yếu tố trong 7P Marketing
1. Sản phẩm
Để định vị hình ảnh thương hiệu trong lòng khách hàng, sản phẩm và dịch vụ sẽ luôn là một yếu tố trung tâm để thúc đẩy quá trình mua sắm. Sản phẩm ở đây chính là bất kì một thành phẩm nào mà doanh nghiệp đang cung cấp cho khách hàng. Sản phẩm có một vai trò quan trọng trong chiến lược Marketing 7P với những yếu tố sau:
- Hình ảnh bao bì đã đủ bắt mắt?
- Chất lượng sản phẩm có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng?
- Những tính năng nổi bật để cạnh tranh với đối thủ?
- Sản phẩm mang tính thường xuyên hay thời vụ?
- Có cần phải đặt trước hay sản phẩm, dịch vụ có sẵn?
- Chính sách bảo hành sản phẩm, dịch vụ như thế nào?
Giải đáp được những vấn đề trên sẽ giúp nhà quản trị hiểu rõ hơn về chiến lược sản phẩm mà mình nên theo đuổi.
2. Price – Giá cả
Hiện nay trên thị trường đang có rất nhiều chiến lược giá khác nhau mà doanh nghiệp có thể áp dụng. Cụ thể, bạn có thể tham khảo một số chiến lược như:
- Định giá sản phẩm dựa trên mức độ cạnh tranh ngành: Xác định xem trong cùng phân khúc có nhiều đối thủ hay không, khảo sát mức giá của đối thủ để đưa ra một con số mà khách hàng có thể chấp nhận mua.
- Chiến lược định giá hớt váng: Theo thời gian, những sản phẩm, dịch vụ trở nên phổ biến thì thường mức giá sẽ thấp xuống. Đặc biệt là các sản phẩm điện tử, công nghệ. Do đó, lúc mới tung ra thị trường bạn có thể tranh thủ định giá cao để tăng doanh thu, sau đó giảm giá dần để hớt váng.
- Định giá sản phẩm dựa trên tính độc quyền: Thông thường những thương hiệu độc quyền thường định giá sản phẩm và dịch vụ của mình rất cao. Bạn cũng có thể tham khảo chiến lược này để định giá sản phẩm trong chiến lược Marketing 7P.
3. Chiến lược phân phối
Địa điểm phân phối là yếu tố hết sức quan trọng trong Marketing 7P để mang sản phẩm đúng đến nhóm khách hàng mục tiêu. Doanh nghiệp xác định chiến lược phân phối sản phẩm thông qua một số câu hỏi như: Sản phẩm nên được trưng bày ở đâu, cách sắp xếp, trưng bày sản phẩm như thế nào?
Chiến lược Place không chỉ nói về việc sắp xếp, trưng bày sản phẩm tại các cửa hàng mà place còn nói về các trưng bày sản phẩm, dịch vụ của một thương hiệu trên trang web, bố trí các danh mục, cách lựa chọn màu sắc trên các kênh bán hàng online.
4. Chiến lược xúc tiến thương mại
Chiến lược xúc tiến nằm trong Marketing 7P là tổng hợp những kế hoạch quảng bá hình ảnh thương hiệu. Xúc tiến thương mại quảng bá sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu đến với khách hàng thông qua những chương trình khuyến mãi, banner trên website, những bài PR trên các kênh truyền thông..
Một số vấn đề mà bạn cần giải đáp được khi triển khai các chiến dịch Promotion:
- Hình thức kinh doanh online hay offline hay kết hợp cả hai?
- Những thời điểm nào nên đẩy mạnh quảng cáo để thu hút khách hàng và tăng tỉ lệ chuyển đổi?
- Định hướng về “tính cách” của doanh nghiệp để có những chiến lược phù hợp nhất.
- Phân tích những chiến lược đối thủ cạnh tranh đang áp dụng, liệu rằng doanh nghiệp của bạn có những đặc sắc để cạnh tranh với đối thủ?
5. People – Con người
Xác định những bộ phận nào sẽ trực tiếp tham gia vào những chiến lược Marketing mà doanh nghiệp đang hướng đến. Cụ thể:
- Bộ phận Marketing có những ai sẽ tham gia chiến dịch quảng cáo?
- Có những cách nào để giữ chân nhân viên giỏi?
- Kế hoạch về nguồn nhân lực như thế nào?
- Xây dựng bộ văn hoá trong doanh nghiệp như thế nào?…
Thông qua những chiến lược về nhân sự sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định được nguồn kinh phí cho nhân viên cũng như có những sự thay đổi kịp thời nhằm phát huy tối đa nguồn lực mà doanh nghiệp đang sở hữu.
6. Process – Quy trình
Một số vấn đề về trong P thứ 6 – Process bao gồm:
- Quy trình phân phối sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng đã tối ưu chi phí hay chưa?
- Kế hoạch vận chuyển hàng hóa đến khách hàng như thế nào?
- Đội ngũ nhân viên có đáp ứng được quá trình giao nhận vào mùa cao điểm hay không?
- Nhà phân phối có kịp thời nhận được sản phẩm, dịch vụ vào những mùa cao điểm?…
Có rất nhiều điều doanh nghiệp cần quan tâm trong quá trình bán hàng để đảm bảo hàng hóa, dịch vụ được cung cấp kịp thời cho khách hàng.
7. Cơ sở hạ tầng
Để tạo ra được lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp cần đầu tư vào những trang thiết bị nào? Công nghệ ngày càng hiện đại và phát triển, nếu bạn không ứng dụng những công nghệ đó vào quá trình mang sản phẩm đến cho khách hàng thì rất có khả năng doanh nghiệp bạn sẽ bị lạc hậu và khó có thể cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
Marketing 7P vẫn luôn là một trong những chiến lược thúc đẩy doanh số hiệu quả mà mọi doanh nghiệp nên áp dụng. Hy vọng Vietmoz đã mang đến bạn những thông tin hữu ích. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết sau!