Marketing phân biệt và Marketing không phân biệt là 2 chiến lược tiếp thị đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng và mang lại những hiệu quả bất ngờ. Tùy thuộc vào tình huống cũng như mục đích tiếp thị mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn những chiến lược quảng cáo khác nhau. Qua bài viết dưới đây, Vietmoz sẽ giúp bạn làm rõ hơn về vấn đề này nhé! Cùng khám phá ngay!
Marketing phân biệt là gì?
Nói một cách dễ hiểu, Marketing phân biệt là tổng hợp những chiến lược Marketing chỉ tập trung 1 vào thị trường, một phân khúc nhất định. Theo đó, chiến lược này sẽ rất phù hợp với những doanh nghiệp mới, doanh nghiệp đang muốn giới thiệu sản phẩm mới ra thị trường.
Dựa vào những nhận định, những đánh giá qua khảo sát, nhà quản trị sẽ có những chiến lược khác nhau cho từng phân khúc nhằm hướng đến một ưu đãi riêng biệt nào đó cho khách hàng, tập trung vào việc thu hút một thị trường nhất định. Nếu xét về ưu điểm của những chiến lược Marketing phân biệt thì yếu tố đầu tiên đó là chi phí. Chính vì chỉ tập trung vào một nhóm khách hàng nên chi phí tiếp thị sẽ thấp hơn so với việc quảng cáo để tiếp cận nhiều thị trường.
Ngược lại với yếu tố chi phí, Marketing phân biệt chỉ tập trung hướng đến một thị tường nên rất có thể sẽ bỏ qua một tệp khách hàng khác. Đồng thời, mức độ cạnh tranh trong những thị trường này cũng rất cao.
Marketing không phân biệt là gì?
Với xu hướng có chiều trái ngược với Marketing phân biệt, Marketing không phân biệt là hình thức tiếp thị nhắm đến nhiều thị trường khác nhau. Đó có thể là thị trường tiềm năng hoặc không tiềm năng. Những chiến dịch quảng cáo này thường tập trung vào những đặc điểm chung của khách hàng trong phân khúc thay vì phân tích những điểm khác biệt.
Thông thường, những doanh nghiệp lớn, đã tạo được tiếng vang trên thị trường và có nguồn vốn mạnh thì chiến lược này mới phát huy được tối đa hiệu quả của nó. Chiến lược Marketing không phân biệt phù hợp với một doanh nghiệp đang cung cấp ra thị trường nhiều loại sản phẩm, dịch vụ và những doanh nghiệp cung cấp mặt hàng thiết yếu như gạo, các loại gia vị, nước ngọt…
So sánh Marketing phân biệt và không phân biệt
Mục đích cuối cùng của những hoạt động Marketing vẫn là mang lại doanh số cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, tùy theo ngân sách, tùy theo chiến lược kinh doanh mà nhà quản trị sẽ đưa ra những quyết định phù hợp về những chiến lược ngắn hạn và dài hạn. Dưới đây Vietmoz sẽ cung cấp cho bạn thông tin về sự khác nhau giữa hai xu hướng Marketing này nhé!
Yếu tố phân biệt |
Marketing phân biệt |
Marketing không phân biệt |
So sánh về thị trường mục tiêu. | Xác định hai hoặc nhiều thị trường mục tiêu đang hướng đến. | Quảng bá sản phẩm đến nhiều nhóm khách hàng mà không có các thông số cụ thể xác định về chân dung khách hàng. |
Nhận định, đánh giá về sản phẩm | Định giá cho từng nhóm sản phẩm và dịch vụ. Mức giá này thường thay đổi theo chiến dịch hoặc kế hoạch marketing. | Mức giá thường ít thay đổi theo chiến dịch. |
Kênh phân phối, cung cấp sản phẩm | Lựa chọn những nhà phân phối đặc thù, dễ tiếp cận với khách hàng. | Nhắm đến một hoặc nhiều kênh phân phối, mở rộng phạm vi tiếp thị. |
Chiến lược tiếp thị qua kênh truyền thông nào? | Lựa chọn 1 hoặc 2 kênh phân phối chủ lực, tập trung hoàn toàn vào nó. | Lựa chọn nhiều kênh phân phối khác nhau, không tập trung vào bất kỳ một kênh chính nào. |
4 bước xây dựng chiến lược Marketing phân biệt
1. Xác định nhóm khách hàng mục tiêu
Để bắt đầu một chiến dịch nào đó, việc xác định tệp khách hàng mục tiêu là điều hết sức cần thiết để tiết kiệm tối đa chi phí tiếp thị. Theo đó, bước xác định khách hàng mục tiêu yêu cầu doanh nghiệp cần vẽ ra được chân dung khách hàng. Đó là ai, bao nhiêu tuổi, công việc hiện tại là gì, nam hay nữ…. Từ đó, những chiến dịch quảng cáo sẽ biết được mình nên tập trung vào những đối tượng khách hàng nào để tăng hiệu quả truyền thông.
2. Trong phân khúc của bạn, khách hàng có những nhu cầu gì?
Những chiến dịch Marketing phân biệt yêu cầu nhà quản trị cần có những phân tích cụ thể về hành vi của nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu để có những chiến lược tiếp thị hiệu quả. Thông qua những bảng khảo sát về tình hình hoạt động bán hàng thực tại ở hệ thống các cửa hàng, doanh nghiệp sẽ có những nhìn nhận khách quan hơn về những nguyện vọng và mong muốn của khách hàng.
3. Hãy tìm những kênh truyền thông phù hợp
Sau khi đã phân tích được hành vi của khách hàng mục tiêu, việc bạn cần làm tiếp theo là xác định kênh truyền thông mà mình hướng đến. Ví dụ như khách hàng của bạn là người trẻ tuổi, hãy tập trung vào các trang mạng xã hội, khách hàng cao tuổi hãy tập trung Marketing truyền miệng, truyền thông trực tiếp tại khu vực họ đang sinh sống thông qua những chương trình mang ý nghĩa và giá trị cộng đồng.
4. Tạo phiếu mua hàng riêng biệt
Để nhắm đến một nhóm khách hàng, hãy tạo ra giá trị thặng dư sau khi khách hàng sử dụng sản phẩm. Hay nói một cách đơn giản hơn, bạn hãy tạo ra những chương trình khuyến mãi với những sản phẩm quà tặng chỉ dành riêng cho nhóm đối tượng khách hàng đó. Ví dụ như: Diana đang khuyến mãi cho khách hàng nữ bằng việc tặng thêm một gói băng vệ sinh nhỏ sử dụng hàng ngày khi mua một gói băng vệ sinh lớn.
Hi vọng qua những thông tin trên, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về thuật ngữ Marketing phân biệt mà Vietmoz đã cung cấp. Hẹn gặp bạn ở những bài viết sau!