Bài viết này phân tích 5 mẹo tạo nội dung có thẩm quyền cho Google dưới góc nhìn về chiến lược SEO của Jaimie Clark. Nhằm giúp người làm SEO có tư duy nhanh nhạy hơn, không bị bó hẹp trong các phương pháp SEO truyền thống được VietMoz dịch giải và trình bày lại dễ hiểu hơn. Cùng khám phá ngay nhé!
Tìm hiểu về Jaimie Clark
Jaimie Clark là Phó chủ tịch SEO tại Centerfield, từng làm việc tại New York Times trên nhiều chức vụ khác nhau theo từng giai đoạn. Cô từng là trợ lý quản lý SEO, đưa ra chiến lược tìm kiếm, phát triển đối tượng và trưởng bộ phận SEO cho Wirecutter – một trong những trang web đáng giá sản phẩm của New York Times.
Vào năm 2020, Jaimie Clark đã tạo ra một bước ngoặt mới cho Wirecutter khi di chuyển trang web này là một phần của trang nytimes.com. Điều này đã giúp cho Wirecutter tăng gấp đôi lưu lượng tìm kiếm trong vòng một năm.
Vậy Jaimie Clark đã triển khai công việc SEO như thế nào?
- Trả lời đúng câu hỏi mà khách hàng mong muốn.
- Tập trung giải quyết các vấn đề mà người đọc đang gặp phải.
- Đề xuất các giải pháp hành động tiếp theo cho người đọc.
- Mang đến sự tin tưởng trong quá trình trải nghiệm của người đọc ngay trên trang.
Trong bài phát biểu SMX Advanced, cô đã chia sẻ 5 mẹo phát triển nội dung có thẩm quyền cho Google và những người tìm kiếm, được VietMoz phân tích cụ thể như sau:
Tập trung vào chiều sâu, không phải chiều rộng
Jaimie Clark cho biết với trang Wirecutter có “cách tiếp cận sâu rộng hàng dặm” cho chính nội dung của mình thể hiện ngay trên các bài đánh giá sản phẩm.
Cụ thể họ đã tạo:
- Top-level pages: Đây là những trang khiến người dùng cảm thấy ấn tượng khi lần đầu tiên nhìn thấy, và nó quan trọng trong việc truyền đạt những thông tin quan trọng về chính doanh nghiệp hay sản phẩm/ dịch vụ của bạn.
- Mid-level pages: Là trang mà người dùng chuyển đến từ trang cấp cao nhất. Các trang cấp trung bình này đi sâu về các trường hợp sử dụng hoặc các loại sản phẩm cụ thể mà khách hàng, người đọc cần đến.
- Nội dung hỗ trợ: Là bao gồm các bài đăng trên blog, hướng dẫn và tin tức. Với nội dung này được bao phủ bởi phạm vi chủ đề theo chiều rộng và chiều sâu thông qua việc trả lời các câu hỏi được tìm kiếm thường xuyên. Từ đó liên kết chúng đến các trang khác sao cho có ý nghĩa.
Xây dựng Topical Authority
Topical Authority là thuật ngữ SEO chỉ về tính chuyên môn có thẩm quyền về một chủ đề nhất định. Theo như tạp chí Search Engine Journal thì nó được định nghĩa là “ thẩm quyền được nhận thức đối với một nhóm ý tưởng thích hợp hoặc rộng, trái ngược với thẩm quyền đối với một ý tưởng hoặc thuật ngữ đơn lẻ”. Tóm gọn, tính thẩm quyền là một thước đo cho chất lượng tổng thể của một trang web và là 1 yếu tố xếp hạng của Google.
Đặt ra vấn đề như vậy, Jaimie Clark hướng đến mục tiêu sao cho trang Wirecutter sở hữu kết quả tìm kiếm cho cụm từ “máy hút bụi”. Muốn như vậy cô đã triển khai khoảng 5 bài đánh giá về các loại máy hút khác nhau bao gồm cầm tay, không dây, robot, hơi nước, gắn cán.
Với cách làm này cô đang hướng đến mọt trang web có tính thẩm quyền cao cho một chủ đề nhất định cụ thế là máy hút bụi. Hiểu một cách khách quan thì việc này đảm bảo cho các trường hợp người dùng đang tìm kiếm dễ dàng nghiên cứu và so sánh chúng từ đó đưa ra lựa chọn ưng ý nhất. Như vậy, họ đang tìm cách xác định và lấp đầy khoảng trống nội dung xoay quanh một chủ đề chính. Điều này cực kỳ có lợi cho cho từng nhu cầu mong muốn nhất định của khách hàng, khiến họ cảm thấy thỏa mãn nhất mà không cần thiết đi tìm một trang web khác để nghiên cứu so sánh đánh giá về sản phẩm.
Nội dung có mục đích
Lấy người dùng làm trung tâm, người viết cần có một lý do rõ ràng rằng tại sao một trang bài viết được tạo ra. Nhìn chung mục đích có thể 1 hoặc nhiều hơn thế, riêng Google cũng đề cập mỗi trang thì đều phải có mục đích có lợi hoặc hữu ích rõ ràng cho người dùng.
Để đi tìm mục đích việc tạo một nội dung trên trang, bạn cần tự đặt các câu hỏi như:
- Mục đích chính của một trang bất kỳ thuộc trang web của bạn là gì?
- Bạn mong đợi ai sẽ là người đọc nội dung trên trang này?
- Họ đang tìm kiếm gì ở trang của bạn?
- Và họ mong đợi xem nội dung của bạn được trình bày theo định dạng nào?
Việc trả lời được những câu hỏi này sẽ là tiền đề giúp chúng ta khám phá ra cần làm gì hàng ngày trên chính trang web của mình. Đó là những gì mà Jaimie Clark đã truyền đạt qua cho mọi người đã và đang muốn SEO website tốt hơn mỗi ngày.
Trình bày nội dung theo cách hữu ích nhất
Sau khi xác định được điều gì quan trọng mà bạn cần truyền tải đến người dùng, bạn cần phải tìm cách trình bày chuyển hóa chúng một cách tốt nhất. Nói đúng hơn là cách bạn giúp mọi người hiểu sâu nội dung đó hơn.
Có 2 loại nội dung mà bạn cần quan tâm:
- Nội dung chính: Nội dung này giúp trang đạt được mục đích của nó, giúp người đọc hiểu mục đích khi họ tìm đến trang của bạn và tự đánh giá được chúng khiến họ đạt được mục tiêu hay không. Nghĩa là có giải quyết được ý định tìm kiếm của họ hay không.
- Nội dung bổ sung: Là nội dung điều hướng nội dung chính một cách linh hoạt nhưng không có nghĩa khiến người đọc cảm thấy phân tâm khi thoát khỏi nội dung chính.
Thể hiện E-A-T
Dưới đây là cách tiếp cận E-A-T của Clark áp dụng cho chính trang Wirecutter:
Chuyên môn – Expertise
Dữ liệu có cấu trúc được thêm vào các trang của tác giả với mục đích làm cho nội dung của Wirecutter được viết bởi các chuyên gia hoặc những người đam mê thể hiện kiến thức chuyên môn trong một chủ đề cụ thể.
Các trang của tác giả được giới thiệu hồ sơ cá nhân của họ, bao gồm:
- Thời gian họ xuất bản một bài viết cho một chủ đề.
- Năng lực của họ
- Tại sao họ đủ điều kiện chuyên môn để bàn về chủ đề đó.
- Các liên kết truyền thông xã hội ví dụ như LinkedIn.
Tính ủy quyền – Authority
Điều này được thể hiện trên mỗi trang nội dung đánh giá sản phẩm của Wirecutter bao gồm:
- Phần mở đầu: Ở phần này cung cấp người đọc một cái nhìn tổng quan về nghiên cứu và thử nghiệm, đánh giá chung của một sản phẩm. Mà tại đó đều chứa 1 liên kết đến tráng mua sản phẩm nhằm giúp mọi người dễ dàng đưa ra quyết định.
- Phần thân và phần kết: Tại phần này khái thác trực quan các tiêu chí và tính năng được đánh giá. Điều này đặc biệt quan trọng đối với người đọc cũng như các bản cập nhật đánh giá sản phẩm của Google.
Ngoài ra, thời gian ngày xuất bản của trang Wirecutter được dấu đi vì chính Clarck tin rằng Google hiểu được mặc dù trang đã chuyển đến một vị trí mới, nhưng đó vẫn là phần nội dung có thẩm quyền được viết bởi cùng một người trong nhiều năm trước đó.
Đáng tin cậy – Trust
Yếu tố này được đánh giá thông 2 điều:
- Độ chính xác: Bạn có thể sử dụng hộp cập nhật để xác định xem sản phẩm nào đó đã hết hàng hoặc thay đổi một số thông tin không cố định. Điều này giúp trang cập nhật thông tin mới và chính xác nhất.
- Tính minh bạch: Bạn giới thiệu sản phẩm như thế nào? Làm thế nào để bạn kiểm tra sản phẩm? Bạn muốn mọi người tin tưởng, bạn phải giải thích tại sao họ nên cần đến bạn.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ nội dung đề cập đến mẹo tạo nội dung có thẩm cho Google, hy vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong việc triển khai content cho web.
Nguồn tài liệu tham khảo:
Nguồn: vietmoz.edu.vn
Bản quyền thuộc về Đào tạo SEO VietMoz
Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả