Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter là mô hình được xây dựng trên giả thiết có 5 lực lượng môi trường ngành ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển, mức độ cạnh tranh, sức hấp dẫn, lợi nhuận của một ngành hoặc một thị trường nào đó. Việc nắm được khái niệm và cách áp dụng mô hình này trong kinh doanh giúp nhà quản trị chiến lược nắm được vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. Từ đó, hoạch định chiến lược để đạt được vị trí kỳ vọng trong tương lai gần.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter là gì?
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter là mô hình phân tích chiến lược giúp phân tích 5 lực lượng quan trọng ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh trong một ngành, đã được xuất bản thành sách với tựa đề “Competitive Strategy: Techniques for Analyzing Industries and Competitors”. Cuốn sách được xuất bản tại Việt Nam với tên gọi “Chiến lược cạnh tranh: Kỹ thuật phân tích ngành và đối thủ cạnh tranh” của Michael E. Porter năm 1980. Và 5 lực lượng cạnh tranh được đề cập trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh được thể hiện ngay sau đây!
Sự cạnh tranh trong ngành
Đối thủ cạnh tranh là những cá nhân, đơn vị cùng sản xuất một loại sản phẩm, hướng tới cùng một nhóm khách hàng chung để thỏa mãn một nhu cầu cụ thể của khách hàng. Lực lượng này là yếu tố chính quyết định mức độ cạnh tranh của ngành. Khi nhu cầu thị trường tăng, số lượng đối thủ sẽ tăng theo và dẫn tới sự cạnh tranh cao hơn để giành thị phần, mở rộng thị trường,… Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng sự cạnh tranh ngành đó là khi sản phẩm không có sự khác biệt, dễ dàng thay thế bằng sản phẩm khác; dẫn đến lòng trung thành của khách hàng thấp.
Đối thủ cạnh tranh tiềm năng
Đối thủ cạnh tranh tiềm năng là những cá nhân, đơn vị chưa chính thức tham gia vào sự cạnh tranh hiện tại nhưng có khả năng sẽ gia nhập thị trường khi có cơ hội, đặc biệt là khi ngành đó mang lại lợi nhuận cao và không có rào cản tham gia. “Mối đe dọa” từ đối thủ cạnh tranh tiềm năng tăng cao khi:
- Lượng vốn đầu tư để gia nhập ngành thấp.
- Các công ty trong ngành hiện tại không có thương hiệu nổi bật, uy tín.
- Không có quy định của chính phủ về yêu cầu cho sản phẩm/dịch vụ đó.
- Chi phí chuyển đổi khách hàng thấp, tức là doanh nghiệp không tốn nhiều chi phí để chuyển sang các ngành khác.
- Lòng trung thành của người tiêu dùng thấp.
- Sản phẩm gần giống nhau.
Quyền thương lượng của nhà cung ứng sản phẩm, dịch vụ
Nhà cung ứng là các tổ chức hoặc cá nhân tham gia cung ứng sản phẩm/dịch vụ trên thị trường. Theo Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter, nhà cung ứng có thể gây áp lực cho doanh nghiệp thông qua việc: tăng giá hoặc giảm chất lượng nguyên vật liệu, giao nguyên vật liệu không đúng thời gian và địa điểm. Những điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, giá bán sản phẩm đầu ra đồng thời tác động đến sự cạnh tranh của doanh nghiệp. Sự ảnh hưởng của nhà cung cấp sẽ tăng cao khi:
- Có ít nhà cung cấp nhưng nhiều người mua
- Các nhà cung cấp lớn đang áp dụng “chiến lược hội nhập về phía trước”
- Không có hoặc rất ít nguyên liệu thay thế để thay đổi nhà cung cấp mới
- Chi phí chuyển đổi nguyên liệu cao
Quyền thương lượng của người tiêu dùng
Khách hàng tác động trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bằng cách yêu cầu doanh nghiệp giảm giá sản phẩm hoặc tăng chất lượng, dịch vụ đi kèm. Tác động này có khả năng cao hơn khi:
- Khách hàng mua sản phẩm số lượng lớn
- Số lượng khách hàng ít
- Chi phí chuyển đổi nhà cung cấp khác thấp
- Khách hàng nhạy cảm về giá
Đe dọa từ sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế tương đồng về giá trị lợi ích, công dụng với sản phẩm của doanh nghiệp bạn, thậm chí có tính năng, công dụng đa dạng, chất lượng tốt hơn, giá cả lại cạnh tranh hơn. Dẫn tới số lượng sản phẩm tiêu thụ được của doanh nghiệp bạn bị giảm sút.
Ví dụ tiêu biểu về mô hình 5 áp lực cạnh tranh đối với thương hiệu Coca Cola
Sự cạnh tranh trong ngành nước ngọt có gas
Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Coca Cola là Pepsi, 2 thương hiệu danh tiếng này đều có quy mô gần giống nhau, các sản phẩm và chiến lược tương tự nhau, mức độ khác biệt thấp, dẫn đến sự cạnh tranh vô cùng gay gắt.
Đối thủ cạnh tranh tiềm năng của Coca Cola
Có nhiều rào cản khiến khó xuất hiện 1 đối thủ cạnh tranh tiềm năng của Coca Cola bởi phát triển một thương hiệu nổi tiếng trong thời gian ngắn là không thể. Bởi chi phí sản xuất đến tiếp thị đều rất lớn và xây dựng lòng trung thành cho khách hàng là khá khó khăn. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là bước tất yếu trong hoạt động Marketing của mỗi doanh nghiệp.
Quyền thương lượng của nhà cung ứng đến Coca Cola
Áp lực cạnh tranh trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter này đối với Coca Cola khá thấp. Bởi Coca Cola có thể dễ dàng đổi nhà cung cấp nguyên vật liệu nhưng nhà cung cấp khó có thể tìm kiếm một khách hàng lớn như Coca Cola.
Quyền thương lượng của khách hàng đến Coca Cola
Khách hàng cá nhân không mang lại áp lực lớn cho Coca Cola bởi họ mua sản phẩm với số lượng ít, không tập trung ở cùng một thị trường. Tuy nhiên, như đã đề cập, mức độ khác biệt giữa Pepsi và Coca cola rất thấp, chi phí chuyển đổi giữa 2 thương hiệu không cao nên khách hàng có thể sử dụng thay thế Pepsi.
Sự đe dọa từ sản phẩm thay thế Coca Cola
- Sản phẩm thay thế chính của Coca Cola là đồ uống có gas được sản xuất bởi Pepsi, nước ép trái cây, các loại đồ uống nóng và lạnh khác với số lượng rất cao.
- Chi phí chuyển đổi thấp.
- Chất lượng sản phẩm thay thế dễ dàng làm hài lòng khách hàng.
Do đó, dựa trên những yếu tố này, mối đe dọa từ các sản phẩm thay thế của Coca Cola rất mạnh.
Trên đây là phân tích về mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter cùng ví dụ cụ thể để bạn dễ dàng nắm bắt khái niệm này. Từ đó, áp dụng cho doanh nghiệp của mình. Tham khảo thêm thông tin kiến thức Marketing mới nhất, cập nhật liên tục trên website: https://vietmoz.edu.vn/