Tên sàn thương mại điện tử khi nhắc đến thành công của Shopee không thể không nhắc đến mô hình 5 áp lực cạnh tranh. Vì đây được coi như là vũ khí tối tân giúp Shopee gặt hái được nhiều thành công so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Hãy cùng theo chân chúng tôi đi tìm hiểu mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Shopee qua bài viết dưới đây nhé.
Giới thiệu khái quát về Shopee
Shopee được quản lý bởi công ty công nghệ SEA Ltd có trụ sở chính ở Singapore. Đây là một trang thương mại điện tử mà ở đó người mua và người bán có thể không cần gặp nhau trực tiếp mà vẫn có thể mua bán hàng hóa.
Ý tưởng này được coi là một trong những startup kỳ lân lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á và Shopee vẫn đang nỗ lực từng ngày để hoàn thiện hệ thống cũng như các dịch vụ và sản phẩm của mình hơn để làm hài lòng khách hàng.
Ban đầu Shopee được người dùng biết đến với vai trò của một công ty chuyên sản xuất, vận hành và phát hành các loại trò chơi điện tử trên điện thoại hoặc máy tính dưới danh nghĩa là thương hiệu Garena. Bắt đầu đặt chân vào ngành từ năm 2015, trải qua rất nhiều khó khăn cho đến nay Shopee đã có mặt ở 8 quốc gia như Thái Lan, Việt Nam, Brazil, Singapore, Đài Loan, Philippines, Malaysia.
Ở thị trường Việt Nam, Shopee gần như đã phủ sóng trên khắp 63 tỉnh thành phố và góp phần rất lớn trong việc kích cầu việc mua sắm của người tiêu dùng. Không thể không kể đến những thành tựu mà Shopee đã đạt được trong suốt quá trình kinh doanh của mình đó là tốc độ tăng trưởng luôn ở cấp số nhân.
Chứng minh cho điều này có thể thấy trên nền tảng Shopee có hơn 160.000.000 danh sách người tiêu dùng, khoảng 6.000.000 người bán và có đến 7000 thương hiệu lớn nhỏ tham gia vào hoạt động này.
Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Shopee
Việc nghiên cứu, áp dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Shopee của Michael Porter đã lên một tầm cao mới và đạt được thành tựu như ngày hôm nay. Dưới đây là chi tiết thông tin về mô hình này:
Áp lực từ các đối thủ mới gia nhập ngành
Hiện nay có 3 tên tuổi lớn trên sàn thương mại điện tử là Shopee, Lazada và Tiki và hiện chưa có tên tuổi mới nào có thể đủ sức cạnh tranh lại. Khi gia nhập vào ngành đòi hỏi một doanh nghiệp mới phải bỏ ra rất nhiều vốn cùng với đó là công sức nên đã có rất nhiều cái tên ngay từ đầu đã từ bỏ. Tuy nhiên các doanh nghiệp mới tham gia gây ảnh hưởng không lớn đến Shopee.
Áp lực từ các sản phẩm thay thế
Với sự phát triển của mạng xã hội người tiêu dùng hoàn toàn có thể dễ dàng chuyển đổi sang thương hiệu thay thế khác như Tiki hay Lazada hoặc mua trực tiếp trên các trang web của cửa hàng. Thêm nữa là nỗi lo ngại về các sản phẩm thay thế luôn có sẵn và giá thành của họ cũng cạnh tranh.
Tuy nhiên áp lực từ những sản phẩm thay thế này cũng không phải vấn đề đáng lo ngại đối với Shopee vì những sản phẩm thay thế thường khách hàng sẽ đến mua trực tiếp tại cửa hàng còn với hình thức mua sắm online thì sẽ ít xảy ra hơn.
Áp lực từ phía khách hàng
Khi có sự xuất hiện của càng nhiều nền tảng bán hàng thì quyền thương lượng, sự so sánh của khách hàng sẽ ngày càng tăng. Việc này gây ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh của Shopee.
Vậy nên những yếu tố như hình ảnh sản phẩm, giá cả, chất lượng dịch vụ,…được Shopee chú trọng rất lớn để củng cố niềm tin cũng như giảm thiểu tối đa quyền thương lượng của khách hàng khi dùng dịch vụ của mình.
Ngoài ra thương hiệu này còn áp dụng một loạt các chính sách như đa dạng hóa các hình thức thanh toán, đưa ra các chính sách bảo vệ người mua và người bán hay phương thức rút ngắn thời gian giao hàng,…để khách hàng có thể cảm thấy mình được quan tâm hỗ trợ kịp thời.
Quyền thương lượng từ các nhà cung cấp
Ảnh hưởng từ các nhà cung cấp đến Shopee là không lớn vì với sự thành công như ngày hôm nay thì sẽ có rất nhiều đơn vị sẵn sàng hợp tác với Shopee. Tuy nhiên để được như ngày hôm nay thì ban đầu Shopee đã tối ưu hóa các trải nghiệm của người dùng thông qua một số bên cung cấp như web vận hành mượt, chính sách thanh toán chuẩn xác,…
Đây cũng là một trong những định hướng trong chiến lược Marketing mà sàn thương mại điện tử này đang hướng đến.
Áp lực từ các đối thủ cạnh tranh
Hiện tại trên thị trường có 2 đối thủ cạnh tranh chính với Shopee là Tiki và Lazada và vẫn chưa phân được thắng bại. Shopee đưa ra rất nhiều chính sách, chương trình khuyến mãi cực lớn vào hàng tháng như miễn phí 100% phí vận chuyển, tặng các mã giảm giá để tăng thị phần của thương hiệu. Ngoài ra Shopee còn đẩy mạnh việc tiếp thị qua các chiến lược khác biệt hóa sản phẩm của mình.
Bài viết đã cung cấp thông tin cho bạn đọc về mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Shopee. Mong rằng với những thông tin về mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Shopee trên đây sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Đừng quên tham khảo ngay những kiến thức về Marketing mới nhất trên website https://vietmoz.edu.vn/