Bạn là một startup. Bạn đang có ý tưởng kinh doanh nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Nếu vậy bài viết này chính là thông tin hữu ích dành cho bạn, bởi ngay dưới đây Vietmoz sẽ phân tích về mô hình Canvas – mô hình kinh doanh vô cùng phổ biến. Vậy cùng theo dõi để biết mô hình Canvas là gì nhé!
Mô hình Canvas là gì?
Mô hình Canvas có tên tiếng Anh là “Business Model Canvas” và được dịch sang tiếng Việt là “Khung mô hình kinh doanh”, thường được gọi tắt là Mô hình Canvas.
Đây là một công cụ hữu hiệu cho bất cứ ai đang trên con đường khởi nghiệp, hoặc chớm hình thành ý tưởng kinh doanh. Mô hình Canvas sẽ giúp bạn hệ thống mọi thông tin và đưa ra những kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch này sẽ bao gồm quá trình đưa sản phẩm ra thị trường và dòng tiền của doanh nghiệp.
Đây hoàn toàn không phải là một mô hình kinh doanh mới. Bởi mô hình Canvas đã được ứng dụng và kiểm chứng tại ít nhất 45 quốc gia trên toàn thế giới.
Câu chuyện hình thành mô hình Canvas
Tiến sĩ Alexander Osterwalder, một chuyên gia cố vấn doanh nghiệp người Thuỵ sĩ, cùng Giáo sư Yves Pigneur, người giảng dạy hệ thống thông tin quản trị, Đại học Lausanne là 2 người phát triển nên mô hình Canvas. Họ bắt đầu quá trình nghiên cứu của mình từ cuối thập niên 2000. Sau thời gian dài thử nghiệm, 2 người đã đưa ra 9 hàng mục mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có, từ đó tạo thành một kế hoạch kinh doanh hiệu quả.
Ba điểm mạnh của mô hình Canvas
Không phải ngẫu nhiên mà mô hình Canvas trở lên phổ biến và được áp dụng nhiều như thế trong các doanh nghiệp. Bởi chúng có 3 điểm mạnh sau:
1. Tập trung: Nếu những kế hoạch kinh doanh truyền thống thường rất dài và có quá nhiều chi tiết thừa, thì mô hình Canvas chỉ tập trung vào những nội dung quan trọng và cần thiết.
2. Linh hoạt: Mô hình Canvas vô cùng ngắn gọn, các nội dung chỉ nằm trên một trang giấy. Bởi vậy việc điều chỉnh và thử nghiệm kế hoạch rất dễ dàng.
3. Minh bạch: Mô hình Canvas cung cấp góc nhìn toàn diện về kế hoạch kinh doanh, bởi vậy bạn hoặc nhóm của bạn có thể cùng nhau thảo luận, chia sẻ thẳng thắn về tầm nhìn và ý tưởng khi tất cả trình bày trên một trang giấy.
09 danh mục của mô hình Canvas
Đây là 9 danh mục đã được tổng quát và tóm gọn lại và nằm hoàn toàn trong mô hình Canvas
- Customer segments (Phân khúc khách hàng mục tiêu) – CS
- Value Propositions (Tuyên bố giá trị) – VP
- Channels (Kênh phân phối) – CH
- Customer Relationships (Mối quan hệ với khách hàng) – CR
- Revenue Streams (Luồng doanh thu) – RS
- Key Resources (Nguồn tài nguyên chính) – KR
- Key Activities (Hoạt động chính) – KA
- Key Partnerships (Đối tác chính) – KP
- Cost structure (Cơ cấu chi phí) – CS
Chi tiết 09 danh mục của mô hình Canvas
1. Customer segments (Phân khúc khách hàng mục tiêu) – CS
Đây là khái niệm chỉ phạm vi thị trường/tệp khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới nhằm cung cấp sản phẩm/dịch vụ tới những đối tượng trong nhóm này. Trong đó, Tiến sĩ Alexander Osterwalder và cộng sự đã phân chia CS làm 05 thị trường nhỏ bao gồm:
- Thị trường phổ quát
- Thị trường hỗn hợp
- Thị trường đa dạng phân khúc (kinh doanh nhiều chủng loại sản phẩm)
- Thị trường đa dạng tệp khách hàng (kinh doanh nhiều sản phẩm)
- Thị trường ngách
Sau khi xác định được thị trường mục tiêu, doanh nghiệp có thể dựa vào đó để xây dựng persona – chân dung khách hàng. Thông thường, chân dung khách hàng tiềm năng sẽ bao gồm hai đặc điểm: hành vi và nhân khẩu học. Việc này giúp doanh nghiệp nhắm chính xác tới đối tượng tiềm năng mà có thể trở thành khách hàng.
>>> Xem thêm: Phân khúc thị trường là gì? Tầm quan trọng của phân khúc thị trường trong doanh nghiệp
2. Value Propositions (Tuyên bố giá trị) – VP
Tuyên bố giá trị là thứ mà sẽ khiến khách hàng đưa ra quyết định mua sản phẩm của bạn mà không phải bất kỳ doan nghiệp nào khác. Có 11 tuyên bố giá trị mà mỗi sản phẩm/ dịch vụ có thể hướng tới như sau:
- Thiết kế đẹp
- Sản phẩm/ dịch vụ mới hoàn toàn
- Hiệu quả khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ
- Cá nhân hoá cho từng nhu cầu cụ thể
- Thương hiệu/ tài sản thương hiệu
- Tối ưu chi phí sản xuất
- Giá bán
- Hạn chế rủi ro
- Hỗ trợ tốt cho công việc (giai đoạn thực hiện dự án/ sản phẩm) của người chi trả
- Thuận tiện (dễ tiếp cận và mua sản phẩm/dịch vụ)
- Nhanh chóng (đáp ứng nhu cầu sở hữu sản phẩm/ dịch vụ với thời gian nhanh nhất)
3. Channels (Kênh phân phối) – CH
Mục này sẽ đề cập đến những cách thức giúp phổ biến sản phẩm đi từ nơi sản xuất tới tay người tiêu dùng.
Có hai cách thức phân phối trực tiếp và phân phối gián tiếp, mà doanh nghiệp cần xem xét xây dựng trong chiến lược phân phối. Nó cũng có thể là những kênh phân phối của đối tác.
4. Customer Relationships (Mối quan hệ với khách hàng) – CR
Tạo dựng mối quan hệ với khách hàng là một trong những điều quan trọng mà doanh nghiệp cần làm. Có những cách xây dựng mối quan hệ với khách hàng như sau.
- Xây dựng cộng đồng trung thành (ví dụ: Starbucks)
- Đóng góp sáng tạo cùng với doanh nghiệp (ví dụ: Youtube)
- Tự phục vụ (ví dụ: Zoom)
- Khách hàng thường xuyên (ví dụ: Con cưng)
- Khách hàng VIP, hỗ trợ riêng (ví dụ: thẻ vàng Vietnam Airline)
>>> Xem thêm: CRM là gì? Tìm hiểu quản trị quan hệ khách hàng đầy đủ
5. Revenue Streams (Luồng doanh thu) – RS
Luồng doanh thu được hiểu là dòng tiền của doanh nghiệp. Có 6 phương pháp phổ biến tạo nên luồng doanh thu liên tục:
- Nhượng quyền
- Thuê bao theo thời gian
- Phí sử dụng một lần
- Bán tài sản
- Cho thuê quảng cáo
- Môi giới (chiết khấu)
6. Key Activities (Hoạt động chính) – KA
Đây là những công việc chính mà doanh nghiệp cần phải làm để đảm bảo sự thành công của mô hình Canvas, nó được hệ thống gồm 3 yếu tố sau:
- Nền tảng kinh doanh
- Hoạt động sản xuất
- Các chính sách triển khai
7. Key Resources (Nguồn tài nguyên chính) – KR
Tài nguyên là nền tảng giúp doanh nghiệp thực hiện được kế hoạch kinh doanh, và có bốn yếu tố chính:
- Tài chính
- Con người
- Tri thức
- Cơ sở vật chất
8. Key Partnerships (Đối tác chính) – KP
Một doanh nghiệp khi vận hành cần nhiều đối tác để hợp tác và cùng phát triển. Có 4 cách thức quan hệ đối tác như sau:
- Liên minh chiến lược
- Hợp tác cùng phát triển
- Liên doanh
- Quan hệ nhà sản xuất với nhà cung cấp nguyên liệu
9. Cost structure (Cơ cấu chi phí) – CS
Là số tiền mà bạn phải chi trả để vận hành doanh nghiệp, và chi phí sẽ quyết định tới định giá sản phẩm/ dịch vụ. Có hai phương pháp định giá:
- Định giá theo giá trị sản phẩm/ dịch vụ
- Định giá theo chi phí sản xuất
Cơ cấu chi phí có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố sau:
- Chi phí cố định (chi phí nhà xưởng, máy móc…)
- Chi phí dao động (nguyên vật liệu cung cấp dựa theo số lượng sản phẩm được sản xuất)
- Quy mô sản xuất (quy mô lớn sẽ giúp tối ưu chi phí sản xuất)
- Phạm vi hoạt động (một hệ thống có sẵn hỗ trợ một sản phẩm mới)
Trên đây là những thông tin chung về mô hình Canvas. Theo dõi Vietmoz để cập nhật những kiến thức thú vị trong quá trình kinh doanh của bạn nhé!