Sự thành công của Coca Cola trong chiến dịch “Share a Coke” vào năm 2011 và 2014 luôn được nhắc đến khi nói về chiến lược personalized marketing. Vậy thuật ngữ Personalized marketing là gì? Chiến lược này mang đến cho doanh nghiệp những lợi ích gì? Chi tiết về Personalized marketing sẽ được Vietmoz chia sẻ ngay trong bài viết hôm nay.
Personalized marketing là gì?
Personalized marketing là chiến lược marketing cá nhân hoá hay còn được biết đến với tên gọi one-to-one marketing. Đây là hoạt động mà doanh nghiệp cung cấp các nội dung, thông điệp có chọn lọc tới mỗi khách hàng thông qua việc thu thập, phân tích số liệu về nhân khẩu học, hành vi… Mục tiêu mà personalized marketing hướng tới là tạo cho khách hàng cảm nhận về sự ấm áp, quan tâm và được trân trọng từ doanh nghiệp.
Ở thời điểm hiện tại, giá thành và chất lượng dường như không còn là 2 tiêu chí được khách hàng ưu tiên hàng đầu. Chất lượng trải nghiệm và sự tôn trọng đôi khi lại là điều làm cho khách hàng sẵn sàng chi trả nhiều hơn. Cùng với sự tăng trưởng của giới nhà giàu mới nổi và sự thay đổi về hành vi của khách hàng thì tầm quan trọng của chiến lược marketing cá nhân hoá cũng ngày càng được nhấn mạnh.
>>> Xem thêm: Các thuật ngữ Marketing quan trọng không thể bỏ qua tại đây.
Lợi ích và thách thức của Personalized marketing là gì?
Personalized marketing mang đến cho doanh nghiệp rất nhiều giá trị lợi ích khi có phương hướng thực hiện đúng đắn. Đi cùng những lợi ích đó thì cũng tồn tại một số thách thức được đưa ra. Sau đây là chi tiết về những lợi ích và khó khăn liên quan đến personalized marketing.
Lợi ích
Có nhiều lợi ích mà marketing cá nhân hóa mang đến cho doanh nghiệp khi áp dụng. Nổi bật nhất vẫn là các chỉ số tăng trưởng về giá trị thương hiệu, lòng trung thành của khách hàng và doanh số bán.
- Bắt kịp sự thay đổi nhu cầu khách hàng
Các thông tin về nhân khẩu học, hành vi của khách hàng được thu thập và phân tích kỹ lưỡng. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể kịp thời nhận biết đúng nhu cầu của khách hàng tiềm năng. Từ đó, đưa ra các thông điệp thỏa mãn đúng nhu cầu và mang lại sự hài lòng tối đa cho khách hàng.
- Tăng doanh thu
Thống kê cho thấy, doanh nghiệp áp dụng personalized marketing có doanh số trung bình cao hơn 19% so với các đơn vị không thực hiện. Đồng thời, việc đưa ra các hoạt động cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng còn giúp chỉ số ROI của doanh nghiệp được gia tăng.
- Thiết lập sự tin yêu và lòng trung thành từ khách hàng
Không phải hoạt động marketing nào cũng có thể cải thiện lòng trung thành của khách hàng rõ rệt như Personalized marketing. Hoạt động này có thể thu hút tận hơn 40% người dùng trở thành khách hàng trung thành. Khi khách hàng nhận được sự đồng cảm, trân trọng thì sẽ dành sự ưu tiên hơn cho doanh nghiệp/ sản phẩm và dần là khách hàng trung thành.
- Đẩy mạnh hình ảnh nhận diện thương hiệu
Hàng ngày, có rất nhiều thông tin mà người tiêu dùng cần phải tiếp nhận nên không thể dễ dàng ghi nhớ một thương hiệu với thông điệp quá chung chung. Doanh nghiệp đưa ra thông điệp mang tính cá nhân hóa sẽ giúp thương hiệu có nhiều cơ hội ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng.
Thách thức
Để chiến lược marketing cá nhân hoá đạt được hiệu quả thì doanh nghiệp cần phải vượt qua một số rào cản nhất định. Các rào cản này có thể sẽ đến từ nguồn nhân, vật lực và công nghệ.
- Rào cản công nghệ
Ứng dụng công nghệ lỗi thời mang đến rất nhiều hạn chế trong khi thực hiện personalized marketing. Nổi bật nhất là việc thu thập và phân tích các dữ liệu liên quan đến khách hàng sẽ không mang đến sự chính xác cao. Do đó, áp dụng các thuật toán hiện đại, thông minh ở các giai đoạn này giúp doanh nghiệp có được những dữ liệu với độ chính xác cao.
- Thời gian, nguồn lực hạn chế
Chỉ có công nghệ thôi chưa đủ, nhân lực, vật lực đóng vai trò quan trọng cho một chiến lược marketing cá nhân hóa thành công. Doanh nghiệp cần phải có đánh giá phù hợp về nguồn lực nội tại để có thể đưa nhận định về thời gian và nguồn lực có thể chi ra cho hoạt động personalized marketing.
Một số thương hiệu thành công với marketing cá nhân hoá
Chiến lược Personalized marketing đang được ứng dụng rất phổ biến trên toàn thế giới. Tuy nhiên, thương hiệu tạo được tiếng vang lớn khi áp dụng chiến lược này thì không thể bỏ qua Coca cola và Amazon.
Sự thành công của Coca Cola
Coca Cola đã thực hiện chiến dịch “Share a Coke” tại Australia vào năm 2011 và tại Mỹ vào năm 2014. Thương hiệu này đã tạo nên một làn gió mới trong hoạt động marketing cá nhân hoá khi in các tên gọi phổ biến lên vỏ và chai Coca Cola. Ngoài ra, Coca Cola còn in thêm các địa danh nổi tiếng như Hawaii, Miami để nhắc nhở người dùng về sự sảng khoái khi sử dụng sản phẩm.
Chiến dịch marketing còn đặc biệt thành công khi tạo nên cuộc thi “Tự sướng cùng vỏ chai mang tên mình”. Không chỉ kích thích sự tò mò khi tìm kiếm những vỏ chai mang tên mình mà cuộc thi này còn gia tăng doanh số đáng kể cho thương hiệu.
Amazon
Amazon đã bắt đầu thực hiện chiến dịch marketing cá nhân hóa từ năm 2013 với phần gợi ý sản phẩm trên website. Không chỉ là việc hiển thị chung chung về các nhóm sản phẩm trên sàn. Amazon đã thực hiện nội dung về gợi ý sản phẩm trên trang chủ. Khách hàng mới truy cập luôn
Amazon đã thu thập thông tin từ các khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại. Các dữ liệu phân tích giúp phân khúc thị trường thành các nhóm, cá nhân và gia tăng hiệu quả tiếp cận. Từ đó, mỗi đối tượng khách hàng đều nhận được thông tin gợi ý sản phẩm có thể đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng.
Lời giải đáp cho “Personalized marketing là gì?” đã được chia sẻ trên đây. Có thể thấy, chiến lược marketing này là hoạt động quan trọng mang tới cho doanh nghiệp nhiều lợi ích. Doanh nghiệp cần xác định đúng insight của khách hàng để mang đến những sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn tối đa nhu cầu của họ nhé.