Hẳn với bất cứ ai nghiên cứu và làm việc trong ngành Marketing cũng đều không còn xa lạ gì với thuật ngữ phân khúc thị trường. Đây là một yếu tố quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải xác định chính xác. Bởi nếu không có nó, doanh nghiệp rất dễ đi chệch hướng và khó xác định cũng như nắm bắt được khách hàng của mình. Vậy bài viết dưới đây hãy cùng Vietmoz tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm này nhé!
Phân khúc thị trường là gì?
Phân khúc thị trường (Market Segmentation) có nghĩa là các phân khúc nhỏ được chia ra từ một thị trường lớn. Nếu coi thị trường là một chiếc bánh pizza thì có thể liên tưởng đến việc chia bánh ra thành các miếng nhỏ cũng giống như chia khách hàng thành các nhóm nhỏ hơn với cùng một đặc điểm. Ở mỗi phân khúc, các khách hàng có chung nhận thức, thị hiếu cũng như nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ.
Nhờ chia nhỏ thành các phân khúc thị trường khác nhau, doanh nghiệp dễ dàng nhận biết được khách hàng của mình ở đâu và từ đó chọn ra thị trường mục tiêu để theo đuổi. Từ đó, nhờ việc nắm bắt các đặc điểm chung của nhóm này, doanh nghiệp cũng đáp ứng được nhu cầu khách hàng tại các phân khúc đó một cách hiệu quả hơn. Những yếu tố chung có thể xuất hiện trong một phân khúc như: nhu cầu mua hàng, hành vi, lứa tuổi, giới tính, địa vị xã hội, thu nhập,…
Có những loại phân khúc thị trường nào?
Phân khúc thị trường có 4 loại chính gồm: Phân khúc theo nhân khẩu học, phân khúc theo tâm lý, phân khúc theo hành vi và phân khúc theo địa lý.
Phân khúc theo nhân khẩu học
Đây được coi là hình thức phân khúc thị trường được sử dụng phổ biến hiện nay. Nhân khẩu học bao gồm các yếu tố như: Tuổi tác, giới tính, dân tộc, tôn giáo, thu nhập, vị trí, hoàn cảnh gia đình, thu nhập hàng năm.
Hầu hết các mong muốn, sở thích hay hành vi tiêu dùng của của một người thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thuộc nhân khẩu học. Bởi thế cho nên đây luôn là cơ sở phổ biến nhất để phân chia phân khúc thị trường. Hơn nữa, các yếu tố này cũng dễ dàng để đo lường, giúp cho việc đánh giá của các marketer trở nên đơn giản hơn.
Phân khúc theo tâm lý
Phân khúc theo tâm lý học là các yếu tố liên quan đến tính cách và đặc điểm của một người. Đôi khi hai người có thông tin nhân khẩu học giống như nhau vẫn có thể đưa ra quyết định mua hàng khác nhau. Bởi vậy việc nắm bắt được tâm lý khách hàng là điều vô cùng quan trọng.
Các yếu tố trong phân khúc theo tâm lý có thể kể đến: Đặc điểm về tính cách, thái độ, sở thích, phong cách sống, ảnh hưởng tâm lý, những giá trị họ coi trọng, niềm tin và ý thức, động lực, ưu tiên,..
Tuy nhiên, các yếu tố của phân khúc tâm lý thường khó xác định hơn so với nhân khẩu học vì chúng mang tính chủ quan, dữ liệu không thể đo lường.
Phân khúc theo hành vi người tiêu dùng
Với kiểu phân khúc này, khách hàng được chia thành nhiều nhóm căn cứ vào sự hiểu biết, thái độ, cách thức sử dụng và phản ứng của họ đối với sản phẩm. Việc phân tích số lần mua sản phẩm, thời gian mua, cách thức mua hàng, mức độ trung thành,..sẽ giúp các nhà làm marketing hiểu về hành vi mua của khách hàng.
Dựa vào hành vi của khách hàng như sự hiểu biết, thái độ, cách thức sử dụng và phản ứng của họ đối với sản phẩm mà các nhà làm marketer sẽ phân tích và chia họ thành một nhóm riêng biệt. Đánh giá có thể qua việc phân tích số lần mua sản phẩm, thời gian mua, cách thức mua hàng, mức độ trung thành,… đối với sản phẩm của doanh nghiệp.
Phân khúc theo vị trí địa lý
Đây cũng là một phân khúc được sử dụng phổ biến bởi nó được xác định khá đơn giản. Lúc này, khách hàng sẽ được phân chia dựa vào các yếu tố liên quan đến vùng miền, mã bưu chính, khí hậu, mật độ dân cư,… Theo đó, phân khúc theo vị trí địa lý sẽ giúp doanh nghiệp nắm rõ được đặc điểm khách hàng của từng vùng miền để có chiến lược kinh doanh cụ thể.
Ví dụ, nếu bạn đang kinh doanh áo len, bạn không thể bán hàng ở khu vực phía Nam bởi đây là vùng có nhiệt độ cao quanh năm. Việc này hơn hết còn giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý hoạt động Marketing theo khu vực.
Tại sao phân khúc thị trường lại trở nên quan trọng với doanh nghiệp hiện nay?
Hiện nay, việc xác định phân khúc thì trường là việc làm quan trọng và phải làm đầu tiên khi bắt đầu một chiến lược markerting. Điều đó không hề vô lý, bởi lẽ việc này giúp cho doanh nghiệp đi đúng hướng và các chiến dịch cũng sẽ đạt hiệu quả tối ưu.
Vốn dĩ nhu cầu của thị trường là vô cùng và đa dạng, bởi một người khi đưa ra quyết định mua hàng sẽ còn dựa vào nhiều yếu tố dựa trên thu nhập, sở thích, phong cách, cá tính,… Chính bởi thị trường là quá lớn, nên không một sản phẩm hay dịch vụ nào có thể làm vừa lòng tất cả mọi khách hàng. Mặt khác, nguồn lực của doanh nghiệp cũng có hạn, và sẽ rất khó cho doanh nghiệp nếu muốn đáp ứng toàn bộ thị trường.
>>> Xem thêm: Mô hình kinh doanh là gì? 12 mô hình yêu thích nhất hiện nay
Bởi vậy, cách khôn ngoan hơn cả đó là doanh nghiệp nên chọn cho mình một “ngách nhỏ”, nơi mà tại đó doanh nghiệp sẽ có đủ nguồn lực để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng, và có khả năng cạnh tranh so với đối thủ khác. Đôi khi chỉ cần làm vừa lòng những “thượng đế” của mình là doanh nghiệp đã rất thành công rồi.
Phân khúc thị trường có vai trò gì đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Xác định chính xác khách hàng mục tiêu
Khi kinh doanh một mặt hàng hay dịch vụ bất kỹ, trước tiên bạn phải biết mình sẽ bán cho ai, ai là người sẽ bỏ tiền ra để sử dụng sản phẩm của bạn. Và phân khúc thị trường chính là một công cụ quan trọng để doanh nghiệp có thể xác định được khách hàng mục tiêu. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể xây dựng một chiến lược quảng bá sát nhất với đối tượng khách hàng tiềm năng muốn hướng đến, vừa hiệu quả mà vừa tiết kiệm.
Hiểu rõ khách hàng hơn
Phân khúc thị trường sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa nỗ lực tiếp thị hơn. Khi tiếp xúc chỉ với một nhóm nhỏ các khách hàng có cùng đặc điểm, doanh nghiệp có thể giao tiếp với khách hàng để hiểu hơn về họ và từ đó giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi. Điều này sẽ giúp mối liên kết giữa thương hiệu và khách hàng được lâu dài, bền chặt hơn.
>>> Xem thêm: Customer Insight là gì? 7 cách thu thập Insight khách hàng
Tỷ lệ chuyển đổi sẽ tăng cao
Khi chỉ tập trung vào một tập khách hàng, bạn sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về họ. Như vậy doanh nghiệp sẽ dễ dàng đưa đến cho các khách hàng của mình nhiều thông tin hữu ích hơn, từ đó tăng sự hài lòng và khiến họ thực hiện quy trình chuyển đổi.
Cải tiến sản phẩm/dịch vụ
Nhờ việc có cái nhìn rõ ràng và sâu sắc về sở thích và nhận thức của khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp có thể dựa vào đó để tạo mới hoặc cải tiến sản phẩm/dịch vụ để đáp ứng được nhu cầu thiết thực của khách hàng.
Tạo lợi thế cạnh tranh
Nhờ chỉ tập trung vào nhóm nhỏ, doanh nghiệp có thể tối ưu nguồn lực và tập trung để đầu tư và phát triển sản phẩm tối ưu nhất, từ đó gia tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và sản phẩm nói riêng.
Qua đây hẳn bạn đã hiểu hơn về phân khúc thị trường là gì và nó quan trọng như thế nào đối với các doanh nghiệp hiện nay. Theo dõi Vietmoz để cập nhật thêm những kiến thức bổ ích và thú vị về Marketing nhé!