Trong bài này bạn sẽ được học SEO về:
- Phân tích trải nghiệm người dùng
- Phân tích mạng xã hội
- Họ thu hút khách hàng bằng cách nào?
- Chiến lược viết nội dung
- Phân tích SEO onsite/technical
- Bài tập
Một bước trong quá trình nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là thực hiện phân tích hoạt động kinh doanh và website của đối thủ. Điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ những sản phẩm mà đối thủ đang kinh doanh cũng như cách họ quảng bá sản phẩm của mình trên mạng.
Khi nghiên cứu website của đối thủ, bạn cần tự hỏi mình những câu hỏi sau:
Bạn sẽ học được gì từ họ?
- Trải nghiệm người dùng
- Hệ thống link
- Cách họ sử dụng mạng xã hội
- Chiến lược xây dựng nội dung
- Các kỹ thuật SEO onsite
Bây giờ chúng ta sẽ đi qua từng lĩnh vực, và bạn sẽ biết có thể học được gì từ các website đối thủ
Phân tích trải nghiệm người dùng
Hãy lướt web như một người dùng bình thường và lưu lại những điểm đáng chú ý trên website của họ. Tốt hơn hãy nhờ một người bạn ghé thăm những website này và nói với bạn họ thích cái gì, không thích cái gì. Một người có quan điểm trung lập như vậy sẽ mang lại cho bạn rất nhiều ý kiến hữu ích.
Khi ghé thăm website của đối thủ, tự hỏi bản thân những câu hỏi như sau:
- Làm thế nào họ biến một người khách ghé thăm trở thành khách hàng?
- Việc mua hàng diễn ra như thế nào?
- Họ dùng cách nào để xây dựng niềm tin với khách hàng?
- Thiết kế website có đẹp không, có cuốn hút không?
- Tìm đến sản phẩm/dịch vụ mong muốn có dễ không?
- Họ có đang thực hiện khuyến mại hay giảm giá không?
Ghi chú lại câu trả lời của bạn. Đây là tư liệu giúp bạn xây dựng website của riêng mình dựa trên việc học hỏi những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu của các website đối thủ. Đây chính là kết quả mà việc phân tích mang lại.
Phân tích mạng xã hội
Tiếp theo, chúng ta cần nghiên cứu cách mà các đối thủ thu hút khách hàng thông qua mạng xã hội. Chúng ta có thể học được nhiều điều từ họ, mặc dù không thể copy 100% cách làm của họ. Một cộng đồng tốt không thể có được trong 1 sớm 1 chiều. Do vậy, bạn cần học tất cả những gì có thể học từ đối thủ và sau đó thay đổi nó sao cho phù hợp với hoàn cảnh của mình.
Những câu hỏi bạn cần tự trả lời:
Họ thu hút khách hàng bằng cách nào?
Hãy ghé thăm website của họ và xem:
- Công ty, doanh nghiệp của họ có tài khoản Facebook, Google, Twitter hay không?
- Họ có quan tâm đến cộng đồng của mình không? Có thường xuyên giao tiếp với cộng đồng không? Họ giao tiếp như thế nào? Họ phản ứng như thế nào với những lời bình luận tiêu cực?
- Họ đưa những nội dung nào lên mạng xã hội? Những nội dung đó là nội bộ hay cả nội dung bên ngoài?
- Nội dung của họ có được chia sẻ không? Sử dụng Topsy để kiểm tra xem chúng có được chia sẻ trên Google+ và Twitter không?
Ghi lại tất cả những điều trên và cuối cùng lên kế hoạch cho chính website của mình.
Phân tích chiến lược nội dung
Đây là bước rất quan trọng. Thông qua chất lượng nội dung bạn có thể biết được đối thủ cạnh tranh dành bao nhiêu sự quan tâm cho website của họ. Những nội dung chất lượng là thỏi nam châm thu hút link và lưu lượng đến website của bạn. Đồng thời, nó giúp níu chân khách hàng và khiến khách hàng luôn nhớ đến trang web của bạn bất cứ khi nào có nhu cầu.
Khi ghé thăm website của đối thủ, hãy tự trả lời những câu hỏi sau :
- Trang web có cho phép người dùng để lại nội dung không? Ví dụ thông qua bình luận, đóng góp ý kiến?
- Trang web có blog không? Nếu có, nội dung trên blog là gì?
- Blog đó có cộng đồng không? Nội dung trên blog đó có được quan tâm không? Điều này thể hiện qua số lượng share và số lượng bình luận? Trong các nội dung trên blog đó, nội dung nào là quan trọng nhất?
- Trang web có những loại nội dung nào? Thông thường, một website sẽ có những loại nội dung sau:
- Bài viết
- Các câu hỏi thường được hỏi
- Tin tức
- Hướng dẫn
- Infographics là cách dùng hình ảnh để mô tả thông tin, dữ liệu hoặc kiến thức với mục đích giúp người đọc hiểu những thông tin phức tạp này một cách nhanh chóng và đơn giản.
- Widgets (là một chương trình nhỏ với một số ít chức năng có thể cài đặt và thực thi trên các trang web bởi người dùng)
- Diễn đàn
- Video giới thiệu công ty hoặc sản phẩm
Một ví dụ điển hình là Zappos, trên website của họ có khoảng 50,000 video sản phẩm. Đây thực sự là nguồn tài nguyên khổng lồ. Sẽ rất khó đối thủ nào sánh kịp họ về lĩnh vực này.
Biết được đối thủ sử dụng loại nội dung nào sẽ giúp bạn biết được điểm mạnh và điểm yếu của họ, đồng thời cho bạn hướng xây dựng xây dựng nội dung cho chính website của mình.
Ví dụ: Bạn mạnh về loại nội dung nào? Ở loại nội dung này bạn có thể học được gì từ các đối thủ, từ điểm mạnh cũng như điểm yếu của họ?
Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng Google Alert
Đay là dịch vụ chuyên phát hiệu và thông báo những thay đổi về nội dung, được công cấp bởi công ty tìm kiếm Google. Nó sẽ tự động thông báo cho người dùng khi có nội dung mới trên website, blog, video hoặc nhóm thảo luận mà chứa những cụm từ hoặc cụm từ mà người dùng đặt trước. Kết quả sẽ được trả về tài khoản gmail của bạn. Sử dụng Google Alert ( https://www.google.com/alerts ) bạn sẽ biết những nội dung mới mà đối thủ vừa cập nhập lên website của họ. Bằng cách này bạn sẽ ngay lập tức biết được những nội dung họ mới cho ra đời cũng như những website đã nhắc đến đối thủ của bạn.
Phân tích SEO onsite
Lưu ý: bạn đã được học về tối ưu chuẩn SEO vì vậy hãy đảm bảo website của bạn luôn chuẩn SEO bất kể đối thủ có tối ưu website của họ giống cách bạn đang làm hay không? Tuy vậy, bạn cũng nên dành thời gian và sự quan tâm để xem đối thủ có kỹ thuật sáng tạo nào mà đang mang lại lợi thế cho họ không?
Dưới đây là vài câu hỏi bạn nên tự đặt ra cho bản thân:
- Cấu trúc website của họ như thế nào? Nó có tốt cho từ khóa mà họ đang hướng tới không? Bí kíp: Quá trình này sẽ giúp bạn tìm thêm từ khóa cho website, những từ mà bạn chưa từng nghĩ ra trước đây, hoặc chưa khám phá được trong quá trình nghiên cứu từ khóa
- How are they targeting specific keywords on their site?
- Cách họ bố trí từ khóa trên website như thế nào?
- Họ có sử dụng từ khóa trong văn bản neo không?
- Are they using the keyword in their anchor text?
- Ví dụ: Trên website vietmoz.net, từ văn bản neo bạn có thể biết được website này đang muốn SEO cho 2 từ là “học seo” và “đào tạo seo”.
- Họ có sử dụng thẻ từ khóa không? Nếu có, hãy xem và bạn sẽ biết họ đang nhắm tới những từ khóa nào?
Trong quá khứ, máy tìm kiếm sử dụng thẻ từ khóa để xác định xem nội dung trang web muốn nói về cái gì? Ngày nay, chúng không còn chút giá trị nào trong SEO. Tuy nhiên, nhiều quản trị website do chưa cập nhật kiến thức mới nên vẫn sử dụng và tối ưu thẻ này. Qua việc tìm hiểu thẻ này, bạn sẽ biết được đối thủ muốn cạnh tranh ở những từ khóa nào. Dù vậy, bạn nên tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu từ khóa của bản thân thay vì hoàn toàn phụ thuộc vào những từ khóa mà đối thủ sử dụng.
Ví dụ, dưới đây là thẻ từ khóa lấy từ website của trung tâm đào tạo công nghệ thông tin Ipmac https://ipmac.vn/. Dự trên những dữ liệu này, bạn có thể biết trang web này đang nhắm tới những từ khóa như: Quản trị mạng, lập trình viên, Cisco, Microsoft, CCNA, CCNP, CCDA, CCIE, MCSA, MCSE, MCITP, MCITP-SA, CEH, Linux, LPI, NIIT, Networking, Security…
- Tương tự vậy, xem đối thủ sử dụng từ khóa nào trên title
Bạn có thể lấy thông tin này cũng như các thông tin hữu ích khác nhờ sự trợ giúp của Screaming Frog. Bản miễn phí cũng cho phép bạn dò quét tới 500 URL trên 1 domain một lúc.
Một khi việc dò quét đã xong, xuất dữ liệu ra file Excel và copy tất cả các thông tin vào công cụ TagCrowd, công cụ cho phép bạn tạo ra đám mây từ. Từ đây, bạn có thể biết được từ khóa nào được sử dụng nhiều nhất trong các title của website.
Dưới đây là đám mây từ khóa mô tả những từ được sử dụng nhiều nhất trên thẻ tiêu đề của vietmoz.net
Từ đây, bạn có thể thấy Vietmoz.nhe chú trọng vào các từ khóa là SEO, Web, website, google, thủ thuật…
Bài tập:
- Lựa chọn một trong các đối thủ của bạn
- Nghiên cứu website của họ một cách chi tiết, tìm ra những điểm mạnh của họ trong các lĩnh vực sau:
- Trải nghiệm người dùng
- Mạng xã hội
- Chiến lược nội dung
- Kỹ thuật SEO onsite
- Nhìn vào danh sách đó và ghi lại những chỗ bạn có thể học được cũng như những chỗ bạn có thể làm tốt hơn
Lên kế hoạch cho những gì bạn sẽ làm
Nguồn: www.vietmoz.edu.vn
Bản quyền thuộc về Đào tạo SEO VietMoz
Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả