Tại sao bạn nên quay trở lại với những điều cơ bản của SEO
Bạn có thể đã thạo về tất cả các xu hướng SEO gần đây nhất nhưng trước tiên bạn cần nắm vững những kiến thức cơ bản.
Thực hiện một truy vấn tìm kiếm nhanh trên Google về “SEO tips” và có hơn 14 triệu kết quả trả về. Có rất nhiều mẹo để bạn áp dụng khi cố gắng tìm ra trọng tâm trong chiến lược SEO của bạn. Kết quả thật tuyệt vời với chỉ một thao tác tìm kiếm.
Mỗi năm có những bài viết mới về danh sách các mẹo và thủ thuật “hot nhất” được “bảo đảm: sẽ có hiệu quả. Mặc dù nhiều mẹo trong số này rất tốt, nhưng để thực sự có kết quả, bạn cần phải có một nền tảng vững chắc. Trong bài viết này, tôi muốn thảo luận về việc tìm hiểu lại các kiến thức cơ bản của SEO và tại sao các kiến thức cơ bản này lại có ý nghĩa quan trọng đảm bảo thành công lâu dài.
Khi nói về tối ưu hóa website của bạn cho công cụ tìm kiếm, đây là các kiến thức cơ bản quan trọng nhất, mặc dù thường bị bỏ qua trong SEO. Các xu hướng gần đây cho rằng “Content is king” cũng đã khiến nhiều người quên mất các kiến thức cơ bản và chỉ chú trọng đến nội dung.
Giải pháp như sau: bạn có thể đăng toàn bộ nội dung bạn muốn. Tuy nhiên nếu website của bạn không được tối ưu, bạn sẽ không có khả năng nhận được thứ hạng mà mình mong muốn. Vì vậy dưới đây là một số kiến thức cơ bản bạn cần tìm hiểu trước khi đi chi tiết vào các kiến thức chuyên sâu của công cụ tìm kiếm.
Quá trình thu thập dữ liệu
Nếu các crawler của công cụ tìm kiếm gặp khó khăn khi crawl dữ liệu website của bạn. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc chúng cũng gặp khó khăn trong việc lập chỉ mục và xếp hạng các trang của bạn. Với tư cách webmaster hay SEOer, việc đầu tiên và quan trọng nhất bạn cần làm là đảm bảo website của bạn có thể crawl được. Dùng tệp tin robots.txt, bạn có thể giúp định hướng và hỗ trợ các web crawler đang thực hiện quá trình thu thập dữ liệu trên website của bạn.
Có những trang trên website bạn không muốn crawler lập chỉ mục, như các trang đăng nhập hay các thư mục riêng tư .Bạn có thể chặn các tệp tin, trang và/hoặc thư mục bằng cách thiết lập về “disallowed,” (không cho phép) như sau:
User-agent: *
Disallow: /cgi-bin/
Disallow: /folder
Disallow: /private.html
Bạn cũng có thể chặn một số crawler không cho truy cập site của bạn bằng cách sử dụngcác lệnh sau (thay “BadBot” bằng tên bot thực tế mà bạn muốn chặn):
User-agent: BadBot
Disallow: /
Phải thật cẩn thận khi chặn không cho crawler thu thập dữ liệu trên website của bạn. Trên thực tế, đừng làm vậy trừ khi bạn biết chắc chắn rằng có một bot nào đó đang gây rắc rối cho bạn. Còn không, bạn có thể lại chặn nhầm những crawler nên được phép thu thập dữ liệu trên website của bạn và can thiệp tới việc lập chỉ mục.
Nếu bạn sử dụng WordPress, có một số plugin có thể giúp bạn làm việc này.Nếu bạn không sử dụng WordPress, bạn cũng có thể dễ dàng thiết lập một tệp tin robots.txt trên máy chủ của bạn.Tìm hiểu thêm về robots.txt tại đây.
Sau khi bạn đã tạo ra tệp tin robots.txt, cần đảm bảo Googlebots có thể crawl dữ liệu trên website của bạn. Để làm được điều này, trước tiên bạn cần tạo một site map.Có thể thực hiện thủ công hoặc bằng các công cụ của bên thứ ba. (Nếu bạn có một website làm bằng WordPress thì sẽ có rất nhiều plug-in giúp bạn có thể tạo được site map.)
Sau khi bạn đã tạo ra site map của mình, đăng nhập vào Google Search Console. (Nếu bạn chưa thiết lập site của bạn trên Search Console). Nếu bạn muốn tải lên site map của bạn, vào mục “Crawl,” tiếp đến “Sitemaps” ở phần điều hướng bên tay trái, sau đó nhấp lên nút “Add/Test Sitemap” (Thêm/Kiểm tra Sitemap) ở góc phải trên cùng. Tại đây, bạn có thể kiểm tra site map và gửi lên Google để lập chỉ mục. (Lưu ý rằng Google cần có thời gian để crawl và lập chỉ mục website của bạn.)
Nếu bạn đã gửi một site map và chỉ muốn kiểm tra/gửi một trang trên site của bạn, bạn có thể sử dụng tính năng “Fetch as Google” (Tìm kiếm và trả về như Google), ở mục “Crawl” trong phần điều hướng bên trái.
- Sau khi đăng nhập, nhấp “Crawl” trong phần điều hướng bên trái.
- Sau đó chọn “Fetch as Google.”
- Tại đây, nhập đường dẫn URL trang bạn muốn kiểm tra rồi nhấp “Fetch.” (Để trống nếu bạn muốn kiểm tra trang chủ.)
- Kiểm tra trạng thái. Kết quả phải là một dấu tích màu xanh và báo “Complete.” (Hoàn tất)
- Nhấp “Request Indexing” (Yêu cầu lập chỉ mục) nếu có.
Đảm bảo rằng việc Google crawl website của bạn là cần thiết cho việc lập chỉ mục. Nếu website của bạn không được lập chỉ mục, bạn sẽ không được xếp hạng cho dù bạn có làm gì đi chăng nữa.
Cấu trúc website
Ngày nay, thiết kế website thường ưu tiên cho thiết bị di động (mobile-first), rồi đến người dùng (user-obsessed). Đôi khi chúng ta bỏ sót những thứ đơn giản và thiết thực nhất. Mặc dù tôi hoàn toàn ủng hộ vì trải nghiệm người dùng và là một tín đồ về ưu tiên thiết bị di động, tôi vẫn tin rằng chúng ta không thể bỏ quên các công cụ tìm kiếm được. Cấu trúc site hợp lý sẽ góp phần vào trải nghiệm người dùng của bạn và giúp bạn có thứ hạng hơn.
Mặc dù nghe có vẻ là một ý tưởng đơn giản, nhưng việc xây dựng được một cấu trúc site hiệu quả sẽ phải mất thời gian và kế hoạch chuẩn bị. Cấu trúc website không chỉ ảnh hưởng đến khả năng điều hướng của bạn và các liên kết của website mà còn giúp các crawler hiểu rõ hơn nội dung và ngữ cảnh của bạn. Cấu trúc website là cách thức bạn sắp xếp nội dung của mình theo một cách hợp lý. Đừng khiến người dùng của bạn hay công cụ tìm kiếm phải mất công tìm lý do để đến với website của bạn. Tìm hiểu cách tạo một cấu trúc site hiệu quả tại đây.
Tiêu đề và thẻ mô tả
Tiêu đề và thẻ mô tả là một trong số các yếu tố cơ bản nhất của SEO. Mặc dù “tiêu đề” được tính trong thuật toán xếp hạng còn thẻ mô tả thì không. Tuy nhiên, cả hai thẻ này đều vẫn rất quan trọng. Google có thể không sử dụng thẻ mô tả làm tín hiệu xếp hạng, nhưng điều đó không có nghĩa sẽ bỏ qua thẻ mô tả này. Các crawler sẽ vẫn đọc thẻ mô tả và nếu có cơ hội để bạn nói cho các crawler biết về trang của bạn, thì hãy nên tận dụng cơ hội đó.
Tiêu đề và mô tả thường là phần đầu tiên mà khách hàng tiềm năng của bạn tiếp xúc trên các trang kết quả tìm kiếm (SERP). Dưới đây là một số mẹo để tạo thẻ tiêu đề và thẻ mô tả hiệu quả hơn.
Tiêu đề
- Tối ưu thẻ tiêu đề của bạn sát với trọng tâm website của bạn.
- Đừng dùng công cụ “keyword stuff”.
- Thẻ tiêu đề nên nằm trong khoảng 50 đến 60 ký tự.
- Đảm bảo liên quan đến truy vấn của người dùng.
- Tránh bị lặp từ khóa trên thẻ tiêu đề.
Mô tả
- Đảm bảo hướng hành động (action-oriented).
- Thêm từ khóa chính của bạn.
- Đảm bảo quảng cáo mẫu dễ hiểu.
- Thẻ mô tả nên nằm trong khoảng 135 từ 160 ký tự.
- Không nên lặp lai một từ khóa nhiều lần.
Tiêu đề và thẻ mô tả hiệu quả hơn có thể làm tăng tỷ lệ nhấp chuột (click-through rate) và tăng sự hiện diện trang của bạn khi tìm kiếm. Cần lưu ý rằng nếu Google cho rằng dữ liệu mà bạn cung cấp không phù hợp với truy vấn của người dùng, Google sẽ thay đổi dữ liệu đó.
Tham khảo chi tiết: khóa học seo chuyên nghiệp
Trước khi sử dụng chiến thuật SEO mới, hãy đảm bảo bạn làm những việc cơ bản trước. Một vài tút tát và chỉnh sửa đơn giản lại mang lại hiệu quả đáng ngạc nhiên cho website của bạn và cho chiến lược tiếp thị trực tuyến. Hãy đảm bảo website của bạn có thể crawl được, tạo một cấu trúc thân thiện với cả người dùng và công cụ tìm kiếm, và dành thời gian tạo các tiêu đề và mô tả hiệu quả hơn. Thực hiện những việc cơ bản này sẽ giúp bạn xây dựng được một nền tảng vững chắc đảm bảo thành công lâu dài.
Nguồn: searchengineland.com
Dịch bởi Persotrans
Đăng bởi vietmoz.edu.vn