Chúng ta đều biết rằng từ khóa là nền tảng cần có để SEO website bền vững với thời gian. Vì khi không có ai tìm kiếm những gì mà bạn viết thì bạn sẽ không nhận được lưu lượng traffic và khách hàng cho doanh nghiệp của mình.
Đó là lý do tại sao chúng tôi viết hướng dẫn này nhằm giúp bạn tự nghiên cứu từ khóa bằng công cụ Ahrefs. Cùng VietMoz tìm hiểu ngay nhé!
Cách nghiên cứu từ khóa bằng Ahrefs
Nghiên cứu từ khóa là gì, Tầm quan trọng của nó như thế nào đối với SEO đã được chúng tôi cung cấp đầy đủ ở bài trước, bạn có thể tìm và đọc lại để hiểu hơn. Riêng bài này sẽ chỉ tập trung hướng dẫn bạn cách sử dụng Ahrefs để nghiên cứu từ khóa phục cho SEO Website.
Sử dụng “seed keyword” để nghiên cứu từ khóa
Sau khi bạn đã xác định cho mình những từ khóa hạt giống hay còn gọi là “seed keyword” thì hãy xem xét từ khóa mà đối thủ cạnh tranh của bạn đang xếp hạng. Đây là cơ hội tận dụng những tính năng tuyệt vời của Ahrefs phục vụ cho việc nghiên cứu bộ từ khóa cho riêng mình.
Ví dụ ngành nghề lĩnh vực kinh doanh của bạn là bán laptop, máy tính thì hãy nhập những từ khóa hạt giống chẳng hạn như: các loại máy tính, máy tính giá rẻ, máy tính laptop, máy tính xách tay vào thanh công cụ Keywords Explorer của Ahrefs.
Với báo cáo từ “Phrase match” (đối sánh cụm từ) cung cấp cho bạn hơn 3 nghìn ý tưởng từ khóa thông qua những từ gốc mà chúng tôi vừa nêu ở trên.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thêm một số tính năng đi kèm như sau:
- Matching terms: gợi ý cho bạn những kết quả phù hợp thông qua những từ khóa hạt giống.
- Related terms: gợi ý những kết quả liên quan tới những từ khóa hạt giống, có tính chất mở rộng nghĩa nhiều hơn so với “matching terms”.
- Question: gợi ý cho bạn về những từ khóa liên quan tới các câu hỏi 5WH là “what”, “who”, “when”, “why”, “which” và “how”.
Tuy nhiên, với nhiều ý tưởng như vậy bạn không thể lấy hết chúng để xây dựng nội dung cho trang web của mình được. Thay vào đó, bạn sẽ cần thời gian để chọn lọc sắp xếp chúng theo từng chủ đề lớn mà bạn đánh giá nó quan trọng và phải có trong website của mình.
Lưu ý: Nó nên được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên theo mức độ giảm dần, ví dụ như chủ đề nội dung nào thì cần làm trước và cái nào làm sau.
Để làm được điều này, bạn sẽ cần sử dụng bộ lọc của Ahrefs bao gồm Volume, KD (Độ khó của từ khóa), Word count, traffic tiềm năng,…và lọc những từ khóa hàng đầu phục vụ cho việc SEO Website.
Sau khi đã có bộ từ khóa tổng thể vừa ý bạn cần Export nó ra file Excel để tiếp tục lọc và sắp xếp chúng theo chủ đề lớn.
Bạn để ý ở cột “Parent Topic” đó là các chủ đề lớn mà bạn sẽ tiến hành sắp xếp từ khóa phù hợp với chủ đề đó.
Tìm các từ khóa mà đối thủ cạnh tranh của bạn đang thực hiện
Để thực hiện cách này, bạn cần xác định trước những ai là đối thủ của mình thông qua các tiêu chí sau đây:
- Cùng ngành nghề, lĩnh vực (ví dụ cùng kinh doanh máy tính, laptop…)
- Cùng hướng đến tập khách hàng trên cùng một vị trí địa lý.
- Có cơ hội bằng bạn hoặc vượt mặt bạn trong việc kinh doanh sản phẩm/ dịch vụ hoặc phủ sóng thương hiệu.
Nếu bạn không biết chính xác đối thủ cạnh tranh của mình là ai, cũng có thể tận dụng những từ khóa chính để xem các kết quả mà Google trả về, những website liên tục được xếp hạng top đầu có thể là đối thủ cạnh tranh mà bạn cần hướng đến.
Sau khi đã có cho mình 3 – 5 đối thủ cạnh tranh, bạn lần lượt nhập tên miền của đối thủ vào mục Site Explorer của Ahrefs => Chọn Top Pages => Export báo cáo các từ khóa của đối thủ ra file Excel.
Bạn sẽ tiến hành lựa chọn và lọc chúng theo từng chủ đề viết cho website của mình, trong đó những từ khóa quan trọng thì cần viết trước, từ khóa kém quan trọng thì viết sau.
Giả sử bạn có một blog dạy về cách làm bánh thì đối thủ của bạn có thể là Savourydays, bạn sẽ nhập tên miền của đối thủ như hình dưới và chọn Top pages để Exports các trang quan trọng của website đó.
Bạn làm tương tự đối với các đối thủ cạnh tranh còn lại, như vậy bạn đã có cho mình nhiều từ khóa có giá trị. Tuy nhiên, để đảm bảo lợi ích cho sự gia tăng phát triển của website theo chiều hướng tích cực, bạn không được bỏ qua việc phân tích và lựa chọn từ khóa sau đây:
Phân tích và lựa chọn từ khóa
Để biết chính xác từ khóa đó có thực sự mang lại giá trị cho website của bạn hay không, bạn sẽ cần kiểm tra từng từ khóa thông qua các số liệu mà Ahrefs báo cáo.
Bao gồm:
Volume – Khối lượng tìm kiếm
Với chỉ số này bạn sẽ biết được nếu sử dụng từ khóa đó và xếp hạng cho nó thì trung bình mỗi tháng bạn sẽ nhận được bao nhiêu lượt tìm kiếm.
Ví dụ: với từ khóa “ seo là gì” có khối lượng tìm kiếm trung bình mỗi tháng là 10.000 nghìn chỉ riêng ở Việt Nam.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý 3 điều quan trọng về dữ liệu này:
- Volume là số lượng tìm kiếm chứ không phải số người đã tìm kiếm. Ví dụ có những trường hợp ai đó tìm kiếm một từ khóa nhiều lần trong 1 tháng, và nó cũng đóng góp vào khối lượng tìm kiếm.
- Nó không cho bạn biết bạn sẽ nhận được bao nhiêu lượng truy cập khi xếp hạng mà nó chỉ mang tính chất ước lượng.
- Mức tìm kiếm hàng tháng trung bình sẽ liên tục thay đổi, có những tháng rất cao, có những tháng lại rất thấp. Một điều quan trọng khác cần nhớ là khối lượng tìm kiếm luôn thay đổi theo từng công cụ, vì mỗi công cụ tính toán và cập nhật số liệu khác nhau.
Ngay trong mục Keyword Explorer cũng cung cấp bộ lọc Volume, tại đó bạn sẽ tùy chỉnh tìm kiếm ý tưởng từ khóa theo khối lượng tìm kiếm mà mình muốn. Nó hữu ích cho bạn trong việc lọc các từ khóa có khối lượng cực lớn và các từ khóa có khối lượng thấp hơn.
Lưu ý: Với những trang web mới xây dựng thì nên lọc theo các từ khóa có volume thấp hơn từ 500 trở xuống chẳng hạn. Điều này cực kỳ có lợi cho bạn trong việc không phải cạnh tranh với đối thủ của mình, mà còn dễ dàng xếp hạng và thu hút lưu lượng truy cập cao hơn.
Clicks: Số lần nhấp chuột
Đây là số liệu hữu ích giúp bạn biết được số lượng nhấp chuột trung bình hàng tháng đối với kết quả tìm kiếm từ khóa đó.
Với truy vấn “seo là gì” bạn sẽ thấy nó có lượt nhấp mỗi tháng là 9.8K.
Bạn cũng có thể tận dụng bộ lọc “Clicks” trong Keyword Explorer để loại bỏ các ý tưởng từ khóa có tiềm năng lưu lượng truy cập tìm kiếm kiếm.
KD – Độ khó của từ khóa
Để phân tích từ khóa phù hợp cho website của bạn tại thời điểm lúc bấy giờ, gia tăng khả năng xếp hạng cao trên kết quả tìm kiếm. Người làm SEO thường đánh giá độ khó từ khóa dựa trên số lượng các trang web duy nhất liên kết đến 10 trang xếp hạng hàng đầu. Điều này có thể được hỗ trợ bằng công cụ Ahrefs hoặc một số công cụ tương tự khác. Tuy nhiên để mang lại hiệu quả, bạn cần đánh giá độ khó từ khóa theo cách thủ công trước để nâng cao mức độ chính xác cao hơn.
Có thể rất nhiều người lựa chọn sử dụng bộ lọc KD từ 0 – 30 nhằm tập trung vào những cơ hội thấp hơn, ví dụ như khả năng xếp hạng cao hơn nhưng lưu lượng tìm kiếm thấp, không có giá trị theo thời gian. Điều này khiến họ bỏ qua các từ khóa KD cao cho chính trang web của mình.
Lời khuyên:
Bạn nên theo đuổi các từ khóa có độ khó KD cao sớm hơn, không muộn quá. Vì với từ khóa có KD cao luôn là những từ khóa có giá trị hữu ích đối với truy vấn tìm kiếm của người dùng, đồng thời muốn nó xếp hạng cao bạn phải sở hữu nhiều backlink cũng như phải chi tiền quảng cáo cho bài viết đó. Việc trì hoãn càng lâu, bạn càng đánh mất cơ hội dẫn đầu trong tương lai đối với đối thủ cạnh tranh đang cố gắng để thực hiện trước.
Giá mỗi nhấp chuột (CPC)
Chỉ số này cho biết số tiền nhà quảng cáo sẵn sàng chi trả cho mỗi lượt nhấp vào quảng cáo cho một từ khóa. Mặc dù nó hữu ích hơn cho nhà quảng cáo hơn là SEO, tuy nhiên nó cũng tác động tới vị trí xếp hạng của từ khóa.
Tuy nhiên, Ahrefs chỉ có thể ước tính CPC trong khoảng thời gian nhất định, bởi nó dễ thay đổi. Vì vậy, để có dữ liệu thời gian thực bạn cần phải sử dụng tới Google AdWords.
Cách nhắm mục tiêu từ khóa
Đối với mỗi từ khóa mà bạn đã phân tích và lựa chọn nó, bạn sẽ cần tạo loại trang và nội dung phù hợp để giải quyết từ khóa đó. Cụ thể bạn sẽ cần thực hiện 2 bước sau đây:
Xác định chủ đề chính
Ví dụ bạn đã có cho mình một bảng danh sách với các từ khóa sau đây:
- Đau dạ dày
- Đau bao tử
- Đau bụng
- Đau đại tràng
- Cách chữa đau bụng kinh
- ….
Bạn có thể tự đặt ra câu hỏi là có nên tạo một trang khác nhau cho mỗi từ khóa hay là nhắm mục tiêu cho tất cả chúng trên cùng một trang.
Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào cách mà Google nhìn thấy từ khóa này xuất hiện trên kết quả tìm kiếm, rằng nó có gộp chúng thành một phần trong cùng một chủ đề hay công, hay tách chúng riêng lẻ. Vì vậy cách tốt nhất để xác định từ khóa đó liệu có nên sắp xếp gộp hay tách ra thì bạn hãy tìm kiếm từ khóa trực tiếp trên thanh công cụ tìm kiếm của Google, để xem những kết quả nó như thế nào để bạn nhắm mục tiêu đúng với từ khóa đó.
Ví dụ bạn sẽ thấy kết quả xếp hạng cho từ khóa “đau dạ dày” và “đau bao tử” là như nhau, điều này chứng minh rằng Google xem cả 2 từ khóa này là một phần của cùng một chủ đề. Vậy nên, việc nhắm mục tiêu cho cả 2 từ khóa này trên một trang duy nhất là hợp lý hơn so với việc tạo trên hai trang riêng biệt.
Tuy nhiên với kết quả “đau bụng” lại cho ra kết quả khác:
Như vậy, với từ khóa “đau bụng” không thể gộp chung trên một trang mà phải viết bài giải thích nguyên nhân để xếp hạng cho từ khóa này.
Xác định mục đích tìm kiếm
Giả sử bạn có những từ khóa sau trong danh sách của mình:
- Máy xay cà phê
- Máy pha cà phê tại nhà
- Cà phê arabica
- Cách pha cà phê sữa
- Máy xay cà phê lưỡi nghiền Burr
Bạn cần phải hiểu rằng mục tiêu từ khóa cho bài đăng trên blog/ website thì khác so với trang sản phẩm.
Cụ thể, bạn sẽ không tạo một trang sản phẩm cho “cách pha cà phê sữa” vì người tìm kiếm muốn biết cách để pha cà phê sữa chứ không phải mua thiết bị pha.
Nhưng với từ khóa “máy xay cà phê lưỡi nghiền burr” thì nên nhắm mục tiêu bằng một bài đăng trên blog về máy xay cà phê lưỡi nghiền burr tốt nhất hoặc trang danh mục thương mại điện tử hiển thị tất cả các máy xay cà phê lưỡi nghiền burr mà bạn đang bán.
Google hiểu ý định người dùng hơn bất kỳ ai, vì vậy với các kết quả hàng đầu cho một từ khóa là định hướng tốt để bạn xác định mục đích tìm kiếm. Và nếu muốn có cơ hội xếp hạng tốt nhất, bạn nên tạo cùng loại nội dung như những gì bạn đã thấy ở trang được xếp hạng đầu tiên.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ nội dung hướng dẫn sử dụng Ahrefs để nghiên cứu từ khóa hiệu quả phục vụ cho SEO Website. Hy vọng bạn đã có cho mình những kiến thức tốt nhất để cải thiện, gia tăng lượng truy cập người dùng cũng như thứ hạng của mình trên công cụ tìm kiếm của Google. Chúc các bạn thành công!
Nguồn: vietmoz.edu.vn
Bản quyền thuộc về Đào tạo SEO VietMoz
Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả
Nguồn tài liệu tham khảo:
How to Do Keyword Research for SEO