Thương mại điện từ (E-Commerce) là ngành học đang được nhiều người yêu thích và lựa chọn cho hướng đi nghề nghiệp của mình trong tương lai. Vậy Thương mại điện tử là gì, bao gồm những loại hình nào và cơ hội làm việc ra sao, hãy cùng VietMoz tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây:
Thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử hay còn được biết đến với thuật ngữ tiếng anh là E-Commerce dùng để chỉ một mô hình kinh doanh cho phép các công ty và cá nhân thực hiện trao đổi mua bán giao dịch hàng hóa, sản phẩm thông qua mạng lưới Internet.
Thương mại điện tử ra đời giúp cho mọi giao dịch mua bán hàng hóa trở nên đơn giản và dễ dàng hơn thông qua các thiết bị điện tử thông minh như máy tính, máy tính bảng, điện thoại…Hiện nay, nó dần chiếm lĩnh thị trường khi thay thế các cửa hàng truyền thống, tuy nhiên vẫn có rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn cả 2 để phát triển.
Trong những năm trở lại đây với sự phát triển của nền kinh tế trong nước và ngoài nước, sự hiện diện của thương mại điện tử có những bước ngoặt đáng kể. Theo Statista, giá trị thị trường TMĐT ở Đông Nam Á đã tăng 24 lần trong vòng 6 năm qua, từ 5 tỷ USD năm 2015 lên 120 tỷ USD năm 2021; và dự kiến đạt 234 tỷ USD vào năm 2025. Thị trường TMĐT bán lẻ Việt Nam được dự báo tăng 300%, từ 13 tỷ USD năm 2021 lên 39 tỷ USD vào năm 2025.
Đặc biệt, với sự đầu tư mạnh vào các hệ thống logistics đã giúp các nền tảng TMĐT phát triển với tốc độ nhanh chóng hơn bao giờ hết.
Lịch sử thương mại điện tử
Thương mại điện tử xuất hiện từ những năm 1960 khi mà các công ty sử dụng hệ thống điện tử để trao đổi dữ liệu phục vụ cho việc chuyển giao tài liệu. Những mãi đến năm 1994 mới có giao dịch đầu tiên, liên quan đến việc bán đĩa CD giữa bạn bè thông qua một trang web bán lẻ trực tuyến có tên là NetMarket.
Cũng kể từ đó ngành công nghiệp đã có sự biến chuyển tích cực, nhiều cái tên quen thuộc xuất hiện như Alibaba, Amazon và Etsy. Chính những công ty này đã tiên phong trong việc cung cấp hàng hóa dịch vụ tiếp cận gần hơn đến với người tiêu dùng ở mọi nơi trên khắp thế giới.
Với nền tảng cộng kỹ thuật số hiện đại, mọi người thực hiện giao dịch mua sắm đơn giản và dễ dàng hơn. Trong đó người dùng có thể kết nối trực tiếp với doanh nghiệp thông qua điện thoại thông minh, ngoài ra việc giới thiệu, giao hàng miễn phí cũng là 1 trong những cách thúc đẩy và gia tăng mức độ phổ biến của ngành thương mại điện tử lúc này.
Ưu điểm và Nhược điểm của Thương mại điện tử
Ưu điểm
- Đối với doanh nghiệp: Tiết kiệm chi phí, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên giao dịch, mở rộng cơ hội tiếp cận gần hơn với nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng ở bất cứ đâu.
- Đối với người dùng: Tiết kiệm thời gian, gia tăng sự lựa chọn vì có nhiều cửa hàng cung cấp nhiều loại sản phẩm trực tuyến đa dạng mẫu mã chất lượng, dễ dàng hơn trong việc so sánh và đánh giá đâu là sự lựa chọn phù hợp nhất.
- Đối với xã hội: Mở rộng quy mô phát triển các hình thức kinh doanh, mở rộng thị trường lao động. Tạo một môi trường kinh doanh sáng tạo và đổi mới liên tục nhằm đưa ra các chiến lược kinh doanh quảng bá sản phẩm, dịch vụ tiếp cận người dùng hiệu quả hơn.
Nhược điểm
- Đối với doanh nghiệp: Tính cạnh tranh giữa các ngành lớn rất cao, đòi hỏi nguồn lực ban đầu lớn nhằm thúc đẩy gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu cũng như sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.
- Đối với người dùng: Không phải lúc nào người dùng đặt hàng cũng có sản phẩm/ dịch vụ ngay lập tức. Khách hàng phải chờ đợi vài ngày mới có thể nhận được hàng. Mặc dù hầu hết các trang thương mại điện tử hiện nay cung cấp dịch vụ giao hàng trong ngày tuy nhiên chỉ dành cho một vài sản phẩm/ dịch vụ nhất định cũng như giá ship thông thường là rất cao.
Các loại hình Thương mại điện tử phổ biến
Có 4 loại hình Thương mại điện tử hoạt động phổ biến nhất hiện nay đó là:
- Doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), là hoạt động bán hàng hóa và dịch vụ trực tiếp giữa các doanh nghiệp. Chẳng hạn như giữa các nhà sản xuất với người bán buôn, hoặc giữa một người bán sỉ với người bán lẻ
- Kinh doanh với người tiêu dùng (B2C), liên quan đến việc bán hàng giữa các doanh nghiệp và khách hàng của họ. Đây còn được biết đến là dịch vụ bán lẻ trực tuyến thông qua mạng lưới Internet từ các chương trình Affiliate Marketing.
- Người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C), đề cập đến việc người tiêu dùng này bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng khác. Quá trình này diễn ra thường xuyên trên các nền tảng như eBay, Etty, Fiverr…
- Người tiêu dùng với doanh nghiệp (C2B), là loại hình người tiêu dùng tạo ra giá trị và doanh nghiệp sẽ tiêu thụ giá trị đó. Ví dụ khi người tiêu dùng đánh giá sản phẩm mới của doanh nghiệp tức là người tiêu dùng đó đang tạo ra giá trị cho doanh nghiệp và doanh nghiệp sử dụng nó làm thông tin đầu vào cung cấp cho những người tiêu dùng về sau.
Ví dụ về Thương mại điện tử
Nhắc đến thương mại điện tử không thể không nhắc đến sàn Amazon – nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới và đang tiếp tục phát triển vô cùng mạnh mẽ. Đây được xem là 1 trong những thách thức trong ngành bán lẻ, nhất là một số nhà bán lẻ lớn phải suy nghĩ cũng như định hình lại chiến lược kinh doanh trọng tâm của mình.
Công ty bắt đầu đi vào hoạt động với mô hình bán hàng trực tuyến, phân phối sản phẩm dựa trên sàn thương mại điện tử. Và được thành lập vào năm 1994 bởi Jeff Bezos với tư cách là cửa hàng sách trực tuyến nhưng sau đó đã mở rộng bao gồm mọi thứ mà người dùng cần từ quần áo đến đồ gia dụng, dụng cụ điện đến đồ ăn thức uống…
Vào năm 2021, nền tảng bán lẻ trực tuyến Amazon đã báo cáo thu nhập ròng là 33,36 tỷ đô la Mỹ, tăng so với thu nhập ròng 21,3 tỷ đô la Mỹ trong năm trước đó. Trong cùng kỳ tài chính, doanh thu bán hàng của công ty lên tới hơn 469 tỷ đô la Mỹ .
Top 5 trang Thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam
Shopee
Đây hẳn là cái tên quen thuộc nhất hiện nay, được thế hệ Gen Z cực kỳ yêu thích. Với tốc độ phát triển nhanh chóng, Shopee đã khẳng định được vị thế của mình trước những trang thương mại điện tử đi trước khác.
Một số ưu điểm của Shopee:
- Đa dạng sản phẩm, dịch vụ.
- Giao diện thân thiện với người dùng.
- Thao tác sử dụng linh hoạt và dễ dàng.
- Xu hướng thúc đẩy truyền thông, quảng bá mạnh trên các nền tảng mạng xã hội từ Facebook, Tiktok…
Lazada
Lazada Việt Nam là một phần của Lazada Group thuộc sở hữu của tập đoàn Alibaba, thành lập vào năm 2012. Lazada từ lâu đã có mức độ nhận diện thương hiệu lớn trong mắt người tiêu dùng, là địa chỉ mua sắm và bạn hàng trực tiếp với nhiều mặt hàng sản phẩm, dịch vụ.
Tiki
Mặt hàng chính của Tiki tập trung chủ yếu là sách và văn phòng phẩm, tuy nhiên nhận thấy sự phát triển mạnh mẽ của Thương mại điện tử, Tiki cũng đã và đang mở rộng mặt hàng kinh doanh của mình. Ngoài ra, Tiki cũng thường xuyên tham gia các hoạt động xây dựng bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng với chính sách giao nhận hàng nhanh chóng.
Tuy nhiên, khi nhắc đến Tiki hầu hết người tiêu dùng đều nghĩ ngay đây là nơi cung cấp sách, văn phòng phẩm…
Sendo
Đây là cái tên tiếp theo khi nhắc đến sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam, được thahf lập vào T9/2012 thuộc quyền sở hữu của tập đoàn FPT. Sendo từng có những dấu mốc đạt doanh thu vượt trội lên tới 12,4% trên tổng số doanh thu của các nhóm ngành Thương mại điện tử trong năm 2014.
Điểm mạnh của Sendo là khả năng nắm bắt nhanh nhạy tâm lý thị hiếu của người dùng theo xu hướng.
Thế giới di động
Thế giới di động là chuỗi bán lẻ thuộc Công ty Cổ phần Đầu từ Thế giới di động, với khả năng nắm bắt xu hướng hành vi người tiêu dùng hiện nay, công ty cũng đã và đang tập trung đẩy mạnh mô hình thương mại điện tử và đạt được những thành tựu nhất định. Theo như báo cáo của MWG tháng 10//2021, doanh thu thuần của công ty đạt 99 nghìn tỷ đồng và hoàn thành 79% kế hoạch đề ra, lợi nhuận sau thuế là 3.906 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái.
Câu hỏi thường gặp về Thương Mại điện tử
Làm thế nào để bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử?
Trước khi bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử bạn cần đảm bảo rằng bạn đẫ tìm ra sản phẩm và dịch vụ mà mình sẽ bán cũng như đánh giá thị trường lục bấy giờ, đối thủ cạnh tranh, nguồn lực và chi phí dự kiến.
Tiếp theo để bán hàng bạn cần quyết định một nền tảng để thực hiện kinh doanh, đó có thể là mở tài khoản người bán trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada…Hoặc bạn có thể sở hữu một trang web để kinh doanh ngay trên đó.
Sau cùng bạn sẽ tiếp cận khách hàng của mình thông qua việc quảng cáo chúng qua các nền tảng như Google, Facebook, Tiktok…hoặc thực hiện tối ưu công cụ tìm kiếm trên Google, từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng và lợi nhuận.
Thương mại điện tử tuyển sinh khối nào?
Với những phụ huynh có con em sắp sửa bước sang ngưỡng cửa của Đại học, đang băn khoăn trong việc định hướng nghề nghiệp thì đây là 1 lựa chọn khá thú vị. Thương mại điện tử tuyển sinh bao gồm các khối sau:
- Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
- Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
- Khối D01 (Toán, Văn, Anh)
- Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
Học bán hàng trên sàn thương mại điện tử ở đâu?
VietMoz cung cấp khóa học TMĐT bán hàng Shopee chuyên sâu thực chiến ngay tại lớp. Học viên sẽ thành thạo kỹ năng bán hàng trên các sàn TMĐT, bán được nhiều đơn hàng nhất với chi phí đầu tư thấp nhất. Hơn hết học viên còn nắm được tư duy phát triển sản phẩm cũng như quy cách vận hành đơn hàng sao cho tối ưu và hiệu quả nhất.
Giảng viên là Mr. Nguyễn Trung Kiên có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh TMĐT; là 2/10 nhà bán hàng có doanh số bán hàng Sendo cao nhất Hà Nội và đang trực tiếp vận hành hệ thống kinh doanh TMĐT với hơn 1000 đơn hàng mỗi ngày.
Xem thêm: Khóa học Bán hàng Shopee chuyên sâu 100% thực chiến tại VietMoz.
Kết luận
Trên đây là nội dung cung cấp những thông tin về thương mại điện tử hữu ích nhất, hy vọng bạn đã có cái nhìn sâu hơn về nó cũng như định hướng rõ hơn về chiến lược kinh doanh cho riêng mình. Nếu bạn có câu hỏi thắc mắc hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết này, chúng tôi sẽ phản hồi sớm nhất có thể. Cảm ơn bạn đã đọc bài!
Nguồn: vietmoz.edu.vn
Bản quyền thuộc về Đào tạo SEO VietMoz
Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả