Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả bán hàng luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhà quản trị. Những con số cụ thể về kết quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp có những bước đi chuẩn xác nhất, tối ưu hóa chi phí. Vậy có những tiêu chí nào để đánh giá hiệu quả bán hàng? Cải thiện doanh số bán hàng bằng cách nào? Cùng Vietmoz tham khảo ngay qua những thông tin dưới đây!
Vì sao doanh nghiệp cần xác định hiệu quả bán hàng?
Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh luôn là một trong những bước quan trọng sau khi thực hiện những dự án truyền thông Marketing. Những con số cụ thể về doanh thu, chi phí… sẽ giúp nhà quản trị nắm bắt tình hình hoạt động hiện tại của doanh nghiệp với một số lợi ích sau đây:
- Nhanh chóng nắm bắt hiệu quả của những chương trình truyền thông, khuyến mãi, hiệu quả sử dụng nhân sự qua từng hoạt động của doanh nghiệp. Qua đó, nhà quản trị sẽ kịp thời có những chiến lược khen thưởng bộ phận đang hoạt động tốt và nhanh chóng đưa ra những giải pháp khắc phục vấn đề còn tồn đọng.
- Đánh giá khách quan hiệu quả kinh doanh để đưa ra chiến lược đầu tư ngắn hạn, dài hạn. Theo đó, những chiến lược nào chưa mang lại hiệu quả có thể cho tạm ngưng, xoay vòng vốn đề đầu tư vào những chiến dịch quảng cáo đang mang lại tăng trưởng cho doanh nghiệp.
- Đối với những doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn của mình để cho các doanh nghiệp khác vay (đơn cử như: ngân hàng), phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả bán hàng sẽ giúp cho nhà quản trị nắm bắt tình hình thực tại để xác định xem có nên tiếp tục cho doanh nghiệp đó vay vốn hay không.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả bán hàng cho doanh nghiệp
Để tối ưu kết quả hoạt động kinh doanh, nhà quản trị cần nắm bắt được tình hình thực tại, xác định nên đầu tư vào những mảng nào để cải thiện doanh số, giảm thiểu tối đa chi phí. Dưới đây là một số chỉ tiêu nhà quản trị cần nắm khi đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh:
1. Bảng báo cáo tài chính
Yếu tố đầu tiên để đánh giá hiệu quả bán hàng đó là những con số cụ thể trong bảng báo cáo tài chính. Thông qua dòng tiền vô và ra, nhà quản trị sẽ biết được dòng tiền đang ở đâu, có đang được sử dụng hợp lý hay chưa. Thông qua đó sẽ có những chiến lược thay đổi phù hợp nhất!
2. Đánh giá hiệu quả nhân sự
Để góp phần tạo nên những thành công trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp thì nhân sự chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động của từng phòng ban, bộ phận sẽ giúp nhà quản trị nhìn nhận được hiệu suất lao động cùng ngành, nhận định xem đội ngũ nhân sự đã hoạt động hiệu quả hay chưa.
3. Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng
Trong các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả bán hàng của một doanh nghiệp, bước nhận định mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của công ty là không thể thiếu. Để tạo được chỗ đứng vững trên thị trường cùng những sản phẩm, dịch vụ nổi bật, doanh nghiệp cần có những chiến lược nghiên cứu thị trường để có những thay đổi thích hợp nhất với thực tại.
Đồng thời, bảng khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng với một thương hiệu sẽ là nền tảng để giúp thương hiệu đó có những chiến lược dài hạn nhằm tăng thị phần trong ngành.
Không chỉ dừng lại ở đó, nếu như doanh nghiệp biết cách khai thác từ khách hàng trung thành sẽ mang lại rất nhiều giá trị. Đây sẽ là tệp khách hàng mang lại nguồn doanh thu ổn định cho doanh nghiệp và hơn thế nữa, đây sẽ là một trong những nguồn Marketing truyền miệng cực kỳ hiệu quả.
>>> Xem thêm: Mô hình Canvas – chiến lược khởi đầu cho mọi doanh nghiệp Startup
Gợi ý giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp
Để cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh bạn có thể tham khảo một số đề xuất sau đây:
- Nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ
- Lựa chọn nhà cung cấp với mức chi phí phù hợp, nhiều ưu đãi.
- Thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả bán hàng.
- Có chiến lược chi phí phù hợp để giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lợi nhuận.
- Có những chiến lược về nhân sự hiệu quả.
Bên cạnh những yếu tố trên, việc đảm bảo dịch vụ chăm sóc khách hàng luôn được vận hành hiệu quả chính là một trong những cách giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng cũ và thu hút thêm tệp khách hàng mới.
Hi vọng qua những thông tin trên, Vietmoz đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả bán hàng để cải thiện tình hình hoạt động kinh doanh. Hơn ai hết, nhà quản trị phải là người hiểu rõ doanh nghiệp đang mạnh ở điểm nào, đang cần cải thiện những gì để từ đó có thể đưa ra những chiến lược hợp thời nhất. Hẹn gặp bạn ở những bài viết sau!