Hoạt động truyền thông luôn là một trong những yếu tố hết sức cần thiết để quảng bá hình ảnh thương hiệu đến với khách hàng. Có bao giờ bạn thắc mắc, bản chất truyền thông là gì? Cần làm truyền thông như thế nào mới mang lại hiệu quả? Cùng Vietmoz tham khảo ngay qua bài viết sau.
Truyền thông là gì?
Hiểu một cách đơn giản nhất, truyền thông là quá trình chia sẻ, quảng bá thông tin hình ảnh của một thương hiệu đến một hoặc nhiều nhóm đối tượng khách hàng khác nhau. Hoạt động truyền thông bùng nổ giúp cho thông tin của một sản phẩm, dịch vụ được truyền đạt đến người tiêu dùng một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất. Hiện tại, doanh nghiệp có thể áp dụng hình thức truyền thông online và offline tuỳ theo giai đoạn, tùy theo mục đích mà chiến dịch muốn hướng đến. Một chiến dịch truyền thông Marketing thường sẽ được xây dựng dựa trên 3 yếu tố chính:
- Mục tiêu của chiến dịch: Những chương trình này làm ra cho ai? Cá nhân hay tổ chức? Có những kết quả nào cần đạt được sau mỗi chiến dịch?
- Hình thức thực hiện như thế nào? Chiến dịch truyền thông online hay offline sẽ mang lại hiệu quả như mong muốn trong thời điểm đó? Lựa chọn hình thức nào để nhanh chóng đạt được mục tiêu đã đặt ra?
- Nội dung của chiến dịch: Cũng như một tagline, tất cả những ấn phẩm của một chương trình truyền thông sẽ cùng có chung 1 mục tiêu, một ý nghĩa nhất định. Việc xác định chính xác nội dung cần truyền tải trong một chiến dịch sẽ giúp cho Marketer đi đúng hướng và nhanh chóng hoàn thành mục tiêu đã đặt ra.
Truyền thông có vai trò như thế nào trong doanh nghiệp?
Truyền thông có vai trò hết sức quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh thương hiệu đến với khách hàng. Theo đó, vai trò chính của hoạt động truyền thông đối với doanh nghiệp có thể kể đến như:
1. Xây dựng hình ảnh thương hiệu
Một trong những yếu tố quan trọng nhất mà bất kể doanh nghiệp nào cũng muốn hướng đến, đó chính là việc quảng bá hình ảnh thương hiệu đến với người tiêu dùng. Những thông điệp thông qua một chiến dịch sẽ giúp làm tăng độ tin tưởng của khách hàng. Và đương nhiên, yếu tố này sẽ trở thành chìa khóa giúp doanh nghiệp xây dựng, hình thành và phát triển trong tương lai.
2. Định hướng khách hàng
Không thể phủ nhận một điều rằng khách hàng đang ngày càng thông minh trong việc tìm hiểu thông tin, lựa chọn một sản phẩm, dịch vụ trước khi đưa ra quyết định chọn mua. Do đó, những chiến dịch truyền thông có vai trò hết sức quan trọng trong việc định hướng khách hàng tin tưởng và lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của mình. Càng trở về sau, lòng tin của khách hàng sẽ ngày càng được củng cố, giúp cho hoạt động kinh doanh, buôn bán của bạn sẽ trở nên đơn giản hơn.
3. Tiết kiệm chi phí, tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu
Thông qua những chương trình truyền thông, quảng bá hình ảnh thương hiệu, doanh nghiệp sẽ hướng đến đúng nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu mà mình mong muốn. Tùy theo mục tiêu của từng chiến dịch mà Marketer sẽ lựa chọn cho mình những phương án tiếp cận khách hàng khác nhau. Đó có thể là thông qua các kênh offline qua những poster, billboard, standee,… hay kênh online qua một số kênh như: Website, PR trên các trang báo, đài truyền hình…
4. Kịp thời có những thay đổi phù hợp
Sau khi những chương trình truyền thông chính thức được triển khai, doanh nghiệp sẽ nhận về những phản hồi của khách hàng. Đó có thể là những phản hồi tiêu cực hoặc tích cực. Thông qua những lời bình luận, góp ý của khách hàng, doanh nghiệp sẽ kịp thời có những thay đổi thích hợp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Người làm truyền thông cần có những yếu tố nào?
Để trở thành một người chuyên nghiệp trong ngành truyền thông, bạn cần nắm vững một số kỹ năng như:
- Kỹ năng giao tiếp: Là hoạt động truyền tải thông tin, người làm truyền thông cần phải thật sự khéo léo trong từng lời nói của mình để có thể nhận được cảm tình từ khách hàng. Đồng thời, đây chính là cách xây dựng hình ảnh thương hiệu vô cùng hiệu quả.
- Giải quyết vấn đề, xử lý tình huống: Sẽ có rất nhiều trường hợp chương trình xảy ra sai sót hoặc thất bại. Những lúc này, kỹ năng giải quyết tình huống sẽ giúp Marketer “gỡ rối” và xử lý khủng hoảng một cách hiệu quả nhất.
- Kỹ năng về ngôn ngữ, tư duy và sáng tạo: Để có thể lên ý tưởng cho cả một chiến dịch hay một bài quảng cáo, tư duy sáng tạo luôn là yếu tố cần thiết để giúp bạn trở thành một Marketer chuyên nghiệp.
Nếu bạn muốn trở thành Marketer chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm và được đào tạo bài bản, hãy để Vietmoz đồng hành cùng bạn qua khoá học Digital Marketing. Chi tiết tham khảo tại: https://vietmoz.edu.vn/khoa-hoc-digital-masterclass/
Chạy chiến dịch truyền thông cần quan tâm những yếu tố nào?
Khi chạy một chiến dịch truyền thông, bạn cần quan tâm đến một số yếu tố tư: Mã hoá các ý tưởng của chiến dịch như thế nào? Chiến dịch này có thông điệp gì? Sử dụng những phương tiện nào? Người nhận là ai? Những phản hồi sau khi chương trình kết thúc?
Trên đó là những thông tin Vietmoz muốn giới thiệu đến bạn đọc để giúp bạn giải đáp thắc mắc truyền thông là gì. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích để giúp bạn trong quá trình chinh phục những thử thách của ngành truyền thông. Hẹn gặp bạn ở những bài viết sau trên website https://vietmoz.edu.vn/ nhé!