Trong thời buổi hiện nay, bất cứ ngành nghề nào cũng đều đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt đến từ các đối thủ. Hơn hết, khách hàng giờ đây nắm quyền chủ động hơn cả khi họ có vô vàn cách để tiếp cận thông tin. Vậy làm sao để doanh nghiệp trở nên nổi bật, khách hàng chú ý và nhớ tới hay thậm chí tìm đến doanh nghiệp bạn. Bật mí, Customer Insight sẽ chính là lời giải đáp cho bạn.
Cùng Vietmoz tìm hiểu rõ hơn về Customer Insight dưới đây nhé!
Customer Insight là gì?
Customer Insight thường được biết đến là sự thật ngầm hiểu về khách hàng. Nói đơn giản, đây chính là những vấn đề, mong muốn, nhu cầu của khách hàng ảnh hưởng đến các quyết định mua hàng. Những vấn đề này sẽ không được nói ra hoặc có khi chính khách hàng cũng không biết.
Chính vì vậy mà Customer Insight rất khó để xác định được chính xác và đầy đủ. Tuy nhiên nó lại vô cùng có giá trị đối với việc marketing cho doanh nghiệp.
Tại sao cần có Customer Insight?
Nhờ có Customer Insight mà bạn có cơ hội thấu hiểu hơn các khách hàng của mình. Từ đó đưa ra các chiến lược quảng cáo, truyền thông sát với khách hàng mục tiêu nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ và tăng doanh thu bán hàng.
Đôi khi chỉ cần một mẫu content chạm được đến insight của khách hàng, doanh nghiệp sẽ tạo được ấn tượng mạnh mẽ đối với khách hàng so với các doanh nghiệp đối thủ.
Tuy nhiên, để ứng dụng được Customer Insight vào trong các chiến lược truyền thông và kinh doanh không hề đơn giản. Doanh nghiệp có thể kết hợp Customer Insight cùng Brand Insight để có những bước đi đúng hướng.
Customer Insight có những ưu & nhược điểm gì?
Ưu điểm của Customer Insight
Tăng lợi thế cạnh tranh & giành quyền ưu tiên
Việc nghiên cứu insight khách hàng sẽ khiến doanh nghiệp dễ dàng đoán trước được xu hướng phát triển trong tương lai. Nhờ vậy, bạn sẽ có được nhiều lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, việc nắm bắt được khách hàng cũng cho phép bạn chuẩn bị trước những kĩ năng hay các vấn đề cần thiết để phục vụ khách hàng tốt hơn và đạt được lợi thế cạnh tranh.
Gia tăng thị phần
Nhờ vào các thông tin về khách hàng, doanh nghiệp dễ dàng tận dụng những cơ hội tiềm ẩn chưa được khai thác trên thị trường. Và nếu cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh, chắc chắn bạn sẽ tăng được đáng kể thị phần trong cả thị trường.
Thay đổi chiến lược thích nghi với thời gian
Trong việc triển khai kinh doanh, sự thay đổi của thị trường là điều dễ xảy ra mà ta không thể đoan trước được. Vậy việc thích nghi và thay đổi là điều cần thiết để doanh nghiệp tồn tại và phát triển lâu dài.
Mặc dù có những yếu tố tác động, tuy ngiên việc xác định đúng insight khách hàng, dự đoán đúng xu hướng sẽ là cơ sở để doanh nghiệp đưa ra các chiến lược phù hợp với tập khách hàng của mình.
Nhược điểm của Customer Insight
Khó đo lường các chỉ số đánh giá
Việc nghiên cứu Customer Insight thường thông qua các chỉ số và biểu thị dưới dạng dữ liệu chủ yếu. Tuy nhiên điều này là chưa đủa, luôn có đâu đó yếu tố con người xuất hiện mà các chỉ số khó có thể diễn giải được. Bởi vậy, để có cái nhìn thật chính xác, bạn nên dựa vào kết quả từ cả hai dạng dữ liệu online và offline.
Tổn thất lớn nếu không thích ứng kịp
Nếu doanh nghiệp nắm bắt được tâm lý khách hàng và thay đổi linh hoạt thì sẽ cho ra hiệu quả kinh doanh rất tốt. Tuy nhiên, điều này lại khó hơn bạn tưởng. Người dùng thay đổi sở thích, nhu cầu của họ rất nhanh, và rất khó để có thể đáp ứng được nguồn lực cho sự thay đổi liên tục ấy.
Và hơn nữa, nếu loại bỏ sản phẩm cũ và tập trung quảng bá sản phẩm mới sẽ vô cùng tốn kém.
Chỉ áp dụng được với một nhóm khách hàng
Thông thường, Customer Insight giữa các nhóm khách hàng khác nhau sẽ có những khác biệt nhất định, tùy theo độ tuổi, nghề nghiệp, vị trí địa lý,… Bởi vậy, không thể áp dụng một insight chung cho mọi kiểu khách hàng. Doanh nghiệp sẽ cần tìm đâu là tập khách hàng tiềm năng và đáp ứng được nhóm khách hàng đó.
Customer Insight có phải là Market Research?
Market Research hay được biết là nghiên cứu thị trường là việc một marketer thu thập thông tin về khách hàng và thị trường. Những thông tin đó bao gồm nhu cầu thị trường, quy mô, khách hàng và đối thủ cạnh tranh trên thị trường đó. Nghiên cứu thị trường và có các dữ liệu, kiến thức về nó.
Customer Insight cũng bao gồm các hoạt động tương tự như Market Research, nhưng mục đích của việc này hầu hết để chỉ ra các thói quan, sở thích, mong muốn của khách hàng. Và từ đó doanh nghiệp có thể sử dụng dữ liệu để đưa ra được những phương hướng tiếp cận và những chiến dịch phù hợp.
>>> Xem thêm: Persona là gì? 05 bước đơn giản giúp bạn xây dựng Persona trong Marketing
Nói chung, Market Research là bức tranh mô tả tổng quát về thị trường và giải thích khách hàng của doanh nghiệp là ai. Trong khi insight tập trung lí giải việc tại sao khách hàng lại thực hiện những hành vi như vậy trên thị trường. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra những thay đổi để cải thiện sự chất lượng và dịch vụ của mình đối với khách hàng.
Trên đây là một vài điều cần biết về Customer Insight. Theo dõi Vietmoz để không bỏ lỡ những thông tin thú vị về Marketing nhé.