Viết content chuẩn SEO là một kỹ năng thiết yếu để giúp website của bạn được tìm thấy dễ dàng hơn trên các công cụ tìm kiếm như Google. Trong bài viết này, VietMoz sẽ hướng dẫn bạn cách viết content chuẩn SEO từng bước, từ việc xác định từ khóa đến việc kiểm tra chất lượng bài viết. Dù bạn là người mới hay đã có kinh nghiệm, hãy cùng VietMoz khám phá 8 bước đơn giản để tạo ra nội dung chất lượng và tối ưu hóa SEO.
8 bước viết content chuẩn SEO dễ áp dụng
Bước 1: Xác định từ khóa liên quan cần tối ưu trong bài viết
Thông thường, trước khi triển khai content SEO bạn đã phải có một bộ từ khóa chính. Ở bước này, bạn có thể dùng Google Keyword Planner để chọn ra từ khóa liên quan cho bài viết. Việc này giúp bạn chọn từ khóa chính và từ khóa liên quan, đảm bảo bài viết bao quát nhiều khía cạnh, phù hợp với cách viết content SEO cho người mới bắt đầu.
Để sử dụng Google Keyword Planner, bạn cần có tài khoản Google Ads. Sau đó vào “Tools & Settings” > “Planning” > “Keyword Planner”.
Nhập từ khóa và xem các gợi ý, chú ý đến lượng tìm kiếm hàng tháng và độ cạnh tranh. Ví dụ, nếu lượng tìm kiếm cao nhưng cạnh tranh thấp, đó là từ khóa lý tưởng.
Ví dụ: Để tìm thêm từ khóa phụ cho bài viết có từ khóa chính “ví dụ bài viết chuẩn SEO”, tôi sử dụng Keyword Planner và tìm ra từ khóa phụ là “ví dụ về bài viết chuẩn SEO”.
Tiếp đó, tôi cũng tra thêm từ khóa liên quan trên Google Suggest và tìm thêm được từ “mẫu content chuẩn SEO”.
Bước 2: Chọn hướng tiếp cận bài viết
Chọn hướng tiếp cận (content angle) là bước quan trọng để đảm bảo bài viết phù hợp với đối tượng mục tiêu và ý định tìm kiếm. Việc chọn content angle phù hợp nhất sẽ phụ thuộc vào đối tượng khách hàng mục tiêu mà website nhắm đến. Một số content angle phổ biến bao gồm:
- Hướng dẫn từng bước (How-to Guide): Cung cấp hướng dẫn chi tiết, dễ áp dụng, như “Cách viết bài blog chuẩn SEO”.
- Danh sách (Listicle): Liệt kê các mẹo hoặc công cụ, như “10 mẹo viết content chuẩn SEO”.
- So sánh (Comparison): So sánh các phương pháp hoặc công cụ, như “Yoast SEO vs All in One SEO Pack”.
- Chia sẻ kinh nghiệm cá nhân (Personal Experience): Kể câu chuyện thực tế, như “Tôi đã tăng thứ hạng bài viết nhờ SEO như thế nào”.
- Phân tích chuyên sâu (In-depth Analysis): Đi sâu vào một khía cạnh, như “Tầm quan trọng của semantic SEO”.
Với ví dụ lên ý tưởng bài viết tối ưu cho từ khóa “ví dụ bài viết chuẩn SEO”, tôi đã “bão não” và cho ra hai hướng tiếp cận khác nhau, dẫn đến cách triển khai nội dung khác nhau. Sau đây là bảng so sánh khi chọn hai góc độ: 1. “Ví dụ bài viết chuẩn SEO cho người mới” và 2. “Ví dụ bài viết chuẩn SEO cho người có kinh nghiệm”:
Tiêu chí | Ví dụ bài viết chuẩn SEO cho người mới |
Ví dụ bài viết chuẩn SEO cho người có kinh nghiệm |
Đối tượng | Người mới bắt đầu, chưa có kinh nghiệm về SEO. | Người đã có kiến thức cơ bản về SEO, muốn nâng cao. |
Giọng văn | Thân thiện, đơn giản, dễ hiểu, tránh thuật ngữ phức tạp. | Chuyên nghiệp, sử dụng thuật ngữ SEO, đi sâu vào chiến lược. |
Nội dung | Tập trung vào các bước cơ bản, ví dụ cụ thể, như cách dùng Google Keyword Planner. | Phân tích các kỹ thuật nâng cao, như tối ưu hóa LSI keywords hoặc cấu trúc silo. |
Ví dụ minh họa | Hướng dẫn từng bước cách nhập từ khóa vào Google Keyword Planner. | Phân tích cách tối ưu bài viết với từ khóa “mẫu content chuẩn SEO” để cạnh tranh top 1. |
Mục đích | Giúp người mới hiểu và áp dụng ngay được SEO cơ bản. | Giúp người có kinh nghiệm cải thiện chiến lược SEO để đạt hiệu quả cao hơn. |
Nhưng đối tượng khách hàng mục tiêu của VietMoz là những người mới tìm hiểu SEO vậy nên tôi sẽ chọn góc độ 1.
Ngoài xác định hướng tiếp cận bài viết, bạn cũng cần phải chọn ra mục tiêu bài viết và giọng văn đi kèm.
Giọng văn và mục đích bài viết:
- Giọng văn: Tùy thuộc vào đối tượng, giọng văn có thể là thân thiện (cho người mới), chuyên nghiệp (cho người có kinh nghiệm), hoặc truyền cảm hứng (kể chuyện thành công). Với “ví dụ bài viết chuẩn SEO”, tôi sẽ triển khai bài viết với giọng văn thân thiện sẽ phù hợp hơn cho người mới.
- Mục đích: Mục đích bài viết có thể là hướng dẫn, cung cấp thông tin, thuyết phục hành động, hoặc chia sẻ kinh nghiệm.
Ví dụ: Bài viết cho người mới nhằm phân tích cho người mới hiểu được một bài viết content SEO nên triển khai như thế nào, rút ra các mẹo viết bài chính để người tập làm SEO có thể học hỏi.
Bước 3: Liệt kê các ý chính – phụ cho bài viết đó
Trước khi viết content, bạn cần nghiên cứu kỹ về chủ đề bài viết, tham khảo các tài liệu uy tín trong lĩnh vực bạn đang hoạt động. Tổng hợp các thông tin chất lượng, hữu ích cho người đọc, đồng thời thêm các ý kiến, quan điểm cá nhân hoặc trải nghiệm của tác giả để tạo sự khác biệt.
Bạn có thể tóm tắt các ý theo một cấu trúc như sau:
- Mỗi ý chính sẽ được triển khai bởi nhiều ý phụ.
- Mỗi ý phụ nên có ví dụ, bảng biểu, trải nghiệm sống của tác giả hoặc số liệu nghiên cứu.
- Mỗi ý chính nên có 1 phần đánh giá quan điểm cá nhân.
Trong phạm vi ví dụ của bài viết này, tôi tìm ra được những ý chính sau:
- Ý chính 1: Vì sao cần học theo ví dụ bài viết chuẩn SEO?
- Ý chính 2: 4 ví dụ bài viết chuẩn SEO theo từng dạng phổ biến.
- Ý chính 3: Tải trọn bộ công thức & mẫu viết 4 dạng bài SEO.
Bước 4: Bố cục bài viết rõ ràng và chặt chẽ
Một bài viết chuẩn SEO cần có bố cục rõ ràng, dễ theo dõi, đảm bảo cả người đọc và Google bot đều dễ dàng hiểu được cấu trúc và nội dung.
Bố cục rõ ràng sẽ trông như thế nào?
- Tiêu đề chính (H1): Chỉ sử dụng một H1 duy nhất cho tiêu đề chính của bài viết.
- Tiêu đề phụ (H2, H3): Sử dụng H2 cho các phần chính và H3 cho các bước chi tiết.
- Đoạn văn ngắn: Mỗi đoạn nên dài 3-5 câu, khoảng 50-70 từ, để dễ đọc.
- Danh sách và bảng biểu: Sử dụng bullet points, numbered lists, hoặc bảng để trình bày ý tưởng rõ ràng, ví dụ: danh sách các bước hoặc bảng so sánh như ở Bước 2.
- Khoảng trắng và hình ảnh: Tận dụng khoảng trắng để tránh cảm giác ngột ngạt, kết hợp hình ảnh minh họa (như ảnh chụp màn hình Google Keyword Planner) để tăng tính trực quan.
- Cấu trúc logic: Các phần được sắp xếp theo thứ tự hợp lý, từ giới thiệu vấn đề, giải pháp, đến kết luận, đảm bảo người đọc dễ theo dõi.
Tại sao cần bố cục rõ ràng?
Lợi ích với người đọc |
Lợi ích với Google bot |
|
|
Bước 5: Triển khai nội dung theo tâm lý đọc của người dùng
Tại sao nên triển khai theo tâm lý người đọc?
Hiểu và đáp ứng tâm lý người đọc là yếu tố cốt lõi để tạo ra nội dung chuẩn SEO, vì mục tiêu cuối cùng của SEO không chỉ là đạt thứ hạng cao mà còn là cung cấp giá trị thực sự cho người dùng. Khi nội dung phù hợp với nhu cầu và kỳ vọng của người đọc, họ sẽ:
- Ở lại lâu hơn: Nội dung đáp ứng đúng ý định tìm kiếm (search intent) sẽ giữ chân người đọc, giảm tỷ lệ thoát và tăng thời gian trên trang (dwell time), một yếu tố quan trọng trong xếp hạng SEO.
- Tương tác nhiều hơn: Người đọc có xu hướng chia sẻ, bình luận hoặc nhấp vào liên kết nội bộ nếu nội dung hữu ích, từ đó tăng tín hiệu tích cực cho Google.
- Trở thành khách hàng tiềm năng: Nếu nội dung giải quyết vấn đề của người đọc, họ có thể chuyển đổi thành khách hàng, ví dụ: đăng ký khóa học SEO hoặc mua sản phẩm.
- Phù hợp với semantic SEO: Google ngày càng ưu tiên nội dung đáp ứng ý định tìm kiếm (informational, navigational, transactional, commercial investigation). Hiểu tâm lý người đọc giúp bạn tạo nội dung đúng với ý định này, ví dụ: người tìm “cách viết bài viết chuẩn SEO” muốn hướng dẫn chi tiết, dễ áp dụng.
Ví dụ: Trong bài viết có tựa đề “Case Study: Phân tích 4 ví dụ bài viết chuẩn SEO từ A–Z”, Thay vì giới thiệu lan man về lý thuyết SEO, tôi đi thẳng vào việc giải thích tại sao nên học theo các ví dụ để giúp người đọc biết cách phân tích 1 ví dụ content SEO. Tiếp đó, tôi đề ra ngay bốn ví dụ phân tích cụ thể, phù hợp với tâm lý người mới làm SEO, những người muốn tham khảo các bài viết thực tế để áp dụng ngay.
Đồng thời, trước khi đi vào từng ví dụ cụ thể, tôi sẽ trình bày trước một số mẹo triển khai, nhằm giúp người đọc dễ hình dung cách áp dụng vào thực hành. Sau đó, từng casestudy sẽ được phân tích chi tiết ở phần bên dưới để người học có thể tham khảo và vận dụng. Bạn có thể nhìn thấy điều này dưới ảnh minh họa sau đây:
Vì từng là người bắt đầu học viết content chuẩn SEO, tôi hiểu cảm giác mong muốn có một format hay công thức rõ ràng sau khi đọc xong những bài viết chuyên sâu. Do đó, khi đóng vai trò là tác giả, tôi cũng sẽ chia sẻ những công thức đã đúc kết được và đính kèm các file mẫu, hỗ trợ cho những ai đang trên hành trình học viết giống như tôi.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết Case Study: Phân tích 4 ví dụ bài viết chuẩn SEO từ A–Z và tôi tin chắc nó có thể giúp ích cho bạn khi rèn khả năng viết.
Bước 6: Gợi ý người đọc tìm hiểu các nội dung khác trên website
Tại sao cần gợi ý nội dung khác?
Việc thêm liên kết nội bộ đến các bài viết liên quan giúp giữ người đọc ở lại website lâu hơn, tăng trải nghiệm người dùng và cải thiện hiệu quả SEO. Liên kết nội bộ không chỉ giúp người đọc khám phá thêm nội dung hữu ích mà còn hỗ trợ Google bot hiểu rõ hơn về cấu trúc và độ uy tín của website.
Mẹo triển khai liên kết nội bộ:
- Chọn bài viết liên quan: Tìm các bài viết bổ sung cho chủ đề hiện tại, ví dụ: liên kết từ bài “cách viết bài blog chuẩn SEO” đến bài “cách nghiên cứu từ khóa” hoặc “hướng dẫn dùng Yoast SEO”.
- Sử dụng anchor text tự nhiên: Sử dụng cụm từ chứa từ khóa liên quan làm văn bản neo, như “nghiên cứu từ khóa” thay vì “nhấn vào đây”.
- Đặt liên kết hợp lý: Thêm 2-5 liên kết nội bộ trong bài, đặt ở những đoạn văn phù hợp để không làm gián đoạn trải nghiệm đọc.
- Đảm bảo giá trị: Liên kết phải dẫn đến nội dung thực sự hữu ích, giúp người đọc giải quyết vấn đề hoặc tìm hiểu thêm.
Ví dụ thực tế:
Trong bài “Case Study: Phân tích 4 ví dụ bài viết chuẩn SEO từ A–Z”, bạn có thể thêm liên kết đến bài “Cách sử dụng Google Keyword Planner” khi nhắc đến nghiên cứu từ khóa, hoặc bài “Cách viết meta description chuẩn SEO” khi nói về tối ưu meta tags.
Bước 7: Kiểm tra lại chất lượng bài viết
Trước khi xuất bản, bạn cần dành thời gian kiểm tra kỹ lưỡng toàn bộ bài viết để đảm bảo nội dung đạt chất lượng cao cả về hình thức lẫn nội dung. Việc rà soát này không chỉ giúp phát hiện và sửa lỗi chính tả, câu cú, mà còn đánh giá lại mức độ rõ ràng, mạch lạc và khả năng truyền đạt thông tin đến người đọc.
Bên cạnh đó, hãy đánh giá bài viết theo các tiêu chuẩn của Google về nội dung chất lượng – đặc biệt là bộ tiêu chí E-E-A-T (Experience – Kinh nghiệm, Expertise – Chuyên môn, Authoritativeness – Uy tín, và Trustworthiness – Đáng tin cậy). Một bài viết thể hiện được kinh nghiệm thực tiễn, có dẫn chứng, nguồn tin đáng tin cậy và phong cách chuyên nghiệp sẽ tạo được ấn tượng mạnh mẽ với cả người đọc lẫn công cụ tìm kiếm.
Cuối cùng, đừng quên kiểm tra các yếu tố SEO Onpage: cấu trúc heading, thẻ meta, mật độ từ khóa, liên kết nội bộ và tốc độ tải trang. Bài viết được tối ưu toàn diện sẽ có khả năng xếp hạng cao hơn và giữ chân người đọc lâu hơn trên website.
Bước 8: Đăng bài và cập nhật định kỳ
Sau khi hoàn thiện, đăng bài viết lên website của bạn. Nếu sử dụng WordPress, các plugin như Yoast SEO hoặc Rank Math giúp bạn tối ưu hóa các yếu tố on-page như meta title, meta description, và mật độ từ khóa. Đừng quên cập nhật bài viết định kỳ để giữ nội dung luôn mới mẻ và chính xác. Việc cập nhật thường xuyên giúp bài viết được Google index lại, từ đó cải thiện thứ hạng.
Checklist tối ưu bài viết chuẩn SEO
Checklist dưới đây sẽ giúp bạn đảm bảo bài viết đạt chuẩn SEO, từ việc tối ưu từ khóa đến cải thiện trải nghiệm người dùng. Bạn có thể chọn vào nút ấn phía dưới để tải, lưu lại checklist này và đem ra sử dụng sau mỗi lần viết bài chuẩn seo.
STT |
Hạng mục | Tiêu chí | Mô tả |
Công cụ |
1 | Chất lượng nội dung | Phong cách và giọng văn | Giọng văn trong bài cần có sự thống nhất từ mở bài đến kết bài. | Thủ công |
2 | Diễn đạt |
|
Thủ công | |
3 | Bố cục | Bài văn nên được chia cấu theo trúc thứ tự: Tiêu đề – Heading 1 – Heading 2 – Heading 3 – Heading 4 | Thủ công | |
Chính tả | Kiểm tra lỗi chính tả, dấu câu | Thủ công | ||
4 | Độ dài bài viết |
|
Thủ công | |
5 | Độ dài đoạn văn | Mỗi đoạn chỉ nên tập trung 1 ý chính duy nhất.
Tránh đoạn quá dài gây mỏi mắt, đặc biệt trên mobile. Gợi ý độ dài:
|
Thủ công | |
6 | Ý định tìm kiếm | Xác định đúng intent của từ khóa, bao gồm:
và viết nội dung phù hợp với mục tiêu tìm kiếm chính của người dùng. |
Thủ công | |
7 | Trùng lặp nội dung | Unique > 90% | https://smallseotools.com/vi/ | |
8 | Tối ưu SEO Onpage | Title |
|
YoastSEO, RankMath |
9 | Meta description |
|
||
10 | Heading 1 |
|
||
11 | Heading 2,3,4 |
|
||
12 | Liên kết nội bộ |
|
||
13 | Liên kết ngoài | Gắn external link đến các trang uy tín/ trang có DA cao. | ||
14 | Từ khóa |
|
||
15 | Mở bài, kết bài |
|
||
16 | URL |
|
||
17 | Mục lục | Cài plugin để lên mục lục tự động cho bài viết | Easy Table of Content | |
18 | Hình ảnh | Tối thiểu 3 ảnh với < 1500 từ; tối thiểu 4 ảnh cho bài viết > 2000 từ. | Thủ công | |
Thẻ Alt: Tối đa 67 kí tự. Chèn kí tự chữ viết bình thường | Thủ công | |||
Nén ảnh dung lượng tối đa 50 kB | https://imagecompressor.com/vi/ | |||
Có chú thích mỗi hình ảnh | Thủ công | |||
Tên file hình viết không dấu, viết thường, không có kí tự đặc biệt, nối nhau bằng dấu ‘-’. | Thủ công | |||
Chọn ảnh không có bản quyền | Thủ công | |||
Ảnh đuôi .jpg, webp có kèm logo | https://cloudconvert.com/jpg-converter |
Viết content chuẩn SEO có vẻ khó khăn lúc đầu, nhưng với 8 bước đơn giản và checklist tối ưu mà chúng tôi đã chia sẻ, bạn hoàn toàn có thể tạo ra bài viết chất lượng ngay cả khi mới bắt đầu. Bạn hãy tập trung vào việc cung cấp giá trị thực sự cho người đọc và tối ưu hóa từ khóa một cách tự nhiên. Chúc bạn thành công trong việc viết bài chuẩn SEO và chinh phục top Google!