Vòng đời sản phẩm là một khái niệm vô cùng quan trọng mà bất kỳ làm việc trong ngành Marketing hay đang muốn phát triển sản phẩm mới, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp cần quan tâm. Do đó, cùng tìm hiểu trọn bộ thông tin về vòng đời của một sản phẩm cũng như cách kéo dài quãng thời gian này để tối đa doanh thu và tăng lợi nhuận.
Vòng đời sản phẩm là gì?
Vòng đời sản phẩm trong tiếng Anh được gọi là Product Life Cycle, có nghĩa là quy trình mà một doanh nghiệp quản lý dòng sản phẩm của họ, từ thời điểm sản phẩm đó ra đời, cho tới khi nó bị đào thải hoàn toàn khỏi thị trường.

Các giai đoạn trong vòng đời của sản phẩm
- Giai đoạn đầu tiên: Giới thiệu sản phẩm: Sau khi hoàn thành nghiên cứu thị trường và phát triển, sản xuất sản phẩm, doanh nghiệp sẽ bắt đầu đưa sản phẩm ra bên ngoài thị trường. Đây là giai đoạn doanh nghiệp bắt buộc đã chịu lỗ cho các hoạt động Marketing như quảng bá sản phẩm mới, hoạt động R&D (nghiên cứu và phát triển sản phẩm).
- Giai đoạn 2: Giai đoạn phát triển sản phẩm: Sau những hoạt động marketing và kinh doanh, khách hàng bắt đầu biết đến sản phẩm và mang về doanh thu cho công ty. Đây cũng là giai đoạn mà sản phẩm có cơ hội mang lại doanh thu cao nhất. Nhưng đây cũng là thời điểm mà xuất hiện các đối thủ cạnh tranh mới.
- Giai đoạn 3: Giai đoạn “trưởng thành” của sản phẩm: Khi sản phẩm đã tạo dựng chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng thì doanh nghiệp bắt đầu thu được lợi nhuận nhiều nhất. Đối thủ cạnh tranh cho sản phẩm này cũng bắt đầu tăng dần. Doanh nghiệp cần tính đến phương án khác biệt hóa thương hiệu, hoặc đa dạng hóa tính năng để nâng cao vị thế cạnh tranh.
- Giai đoạn 4: Giai đoạn thoái trào của sản phẩm hay còn gọi là giai đoạn cuối của sản phẩm. Khi cạnh tranh quá gay gắt trên thị trường, doanh nghiệp buộc phải đầu tư chi phí lớn để giữ chân người tiêu dùng, Đồng thời, hạ giá bán sản phẩm để kích thích người tiêu dùng mua hàng. Nhưng doanh thu sản phẩm vẫn giảm xuống rõ rệt so với các giai đoạn trước đó bởi số lượng đối thủ đạt ở mức cao nhất và thị trường đã đạt đến mức bão hòa. Ở giai đoạn này, nếu doanh nghiệp không có chiến lược kinh doanh sáng suốt nhằm vực dậy sản phẩm thì nguy cơ sản phẩm bị đào thải và kết thúc dòng đời là rất cao. Ngược lại, nếu doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh đúng đắn, rất có thể, một vòng đời sản phẩm mới lại bắt đầu.

>>> Tham khảo ngay thông tin khoá học Digital Marketing thực chiến hàng đầu hiện nay: https://vietmoz.edu.vn/khoa-hoc-digital-masterclass/
Các cách kéo dài vòng đời sản phẩm hiệu quả nhất
Quảng cáo và truyền thông một cách hiệu quả
Quảng cáo và truyền thông vừa thu hút lượng khách hàng tiềm năng mới, cũng giúp remarketing với khách hàng thân thiết. Đây là cách làm thường thấy khi một bộ phim chiếu rạp đã đi tới cuối giai đoạn trưởng thành, đầu giai đoạn thoái trào.
Ví dụ như đăng một hai bài post trên mạng xã hội để nhắc người xem hôm nay chính là ngày kỷ niệm bộ phim ra mắt, post video một vài trích đoạn nổi bật khi quay phim, trong phim.
Giảm giá bán sản phẩm
Giảm giá đi kèm với chương trình truyền thông hiệu quả sẽ giúp kích cầu sản phẩm, từ đó kéo dài vòng đời sản phẩm.
Thêm tính năng mới cho sản phẩm
Ví dụ như sản phẩm sữa A không chỉ chứa Canxi mà nay còn được bổ sung thêm DHA. Khách hàng nhận thấy sản phẩm mình từng sử dụng có bổ sung thêm tính năng mới thì họ rất có thể cân nhắc mua sản phẩm trở lại. Những sản phẩm phù h
ợp nhất để áp dụng cách này thuộc ngành FMCG (mặt hàng tiêu dùng nhanh) hay smartphone (từ iPhone 6 tới iPhone 6s).
Tìm kiếm thị trường mới khi thị trường cũ bão hòa
Ví dụ như khi thị trường thuê bao di động Việt Nam đã bão hòa với “khoảng 51,1 triệu thuê bao tính tới 6/2019” – từ số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, thì các hãng viễn thông lớn như Viettel hay Mobifone sẽ bắt đầu tìm kiếm thị trường mới. Ví dụ như mở rộng kinh doanh sang Myanmar hay Cambodia để duy trì mức tăng trưởng của sản phẩm.
Thay đổi bao bì sản phẩm mới
Khi khách hàng đã quá quen thuộc với bao bì cũ và bắt đầu nhàm chán với bao bì đó thì doanh nghiệp cần nhanh chóng thổi một “làn gió mới” vào sản phẩm cũ. Doanh nghiệp chỉ cần bỏ một khoản chi phí không quá cao cho hoạt động thiết kế bao bì và quảng bá truyền thông hợp lý về bao bì mới, chắc chắn sẽ thu hút được sự chú ý của khách hàng.

Trên đây là trọn bộ thông tin về vòng đời sản phẩm mà Marketer nào cũng nên biết. Để từ đó, tìm hiểu xem sản phẩm của mình đang ở giai đoạn nào, cần làm gì để kéo dài vòng đời cho sản phẩm, giúp tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp một cách tối đa. Hi vọng Vietmoz đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất!