Chuyển tới nội dung
Khóa học SEO tiêu chuẩn
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu VietMoz Academy
    • Cơ sở vật chất
    • Hoạt động cộng đồng
  • Chương trình đào tạo
    • Khóa học SEO tiêu chuẩn
    • Google Marketing
      • Khóa học Adwords Pro Sales
      • Khoá học Google Map Premium
      • Khóa học SEO HCM Special
      • Khóa học GA4 from Zero to Hero
    • Thực hành quảng cáo Facebook
      • Khóa học Winning Facebook Ads
      • Khóa học Facebook Marketing
    • Khoá học kinh doanh thương mại điện tử trên sàn Shopee
    • Marketing tinh gọn
      • Marketing Fundamentals
      • Khoá học MSP – Thực hành xây dựng chiến lược marketing
      • Khoá học Digital Masterclass
      • Khóa học Sale Promotion
  • Blog
    • Tin tức
    • Lịch tuyển sinh
    • Cách làm SEO
      • Wiki SEO – Thư viện thuật ngữ quan trọng
    • Blog Marketing
    • Kiến thức Google Adwords
    • Blog Facebook Marketing
    • Blog Content
  • Liên hệ
    • Đăng ký học
    • Hướng dẫn thanh toán
    • Bản đồ đường đi
Mục lục nội dung
1 06 Bước để xác định phân khúc thị trường
1.1 Bước 1: Tiến hành khảo sát, nghiên cứu thị trường và thu thập dữ liệu
1.2 Phân tích dữ liệu đã thu thập để xác định các phân khúc thị trường
1.3 Mô tả đặc điểm của từng phân khúc thị trường
1.4 Đánh giá sự hấp dẫn của các phân khúc thị trường đối với doanh nghiệp
1.5 Xác định chính xác thị trường mục tiêu
1.6 Định vị thương hiệu
2 Đâu là chiến lược đúng đắn cho doanh nghiệp?
2.1 Chiến lược tập trung
2.2 Chiến lược đa phân khúc
Mục lục nội dung
1 06 Bước để xác định phân khúc thị trường
1.1 Bước 1: Tiến hành khảo sát, nghiên cứu thị trường và thu thập dữ liệu
1.2 Phân tích dữ liệu đã thu thập để xác định các phân khúc thị trường
1.3 Mô tả đặc điểm của từng phân khúc thị trường
1.4 Đánh giá sự hấp dẫn của các phân khúc thị trường đối với doanh nghiệp
1.5 Xác định chính xác thị trường mục tiêu
1.6 Định vị thương hiệu
2 Đâu là chiến lược đúng đắn cho doanh nghiệp?
2.1 Chiến lược tập trung
2.2 Chiến lược đa phân khúc

06 bước để xác định phân khúc thị trường và đâu là chiến lược đúng đắn cho doanh nghiệp?

Đăng vào 10/05/2022 bởi Đàm Quyết ThắngDanh mục: Blog Marketing
Mục lục nội dung
1 06 Bước để xác định phân khúc thị trường
1.1 Bước 1: Tiến hành khảo sát, nghiên cứu thị trường và thu thập dữ liệu
1.2 Phân tích dữ liệu đã thu thập để xác định các phân khúc thị trường
1.3 Mô tả đặc điểm của từng phân khúc thị trường
1.4 Đánh giá sự hấp dẫn của các phân khúc thị trường đối với doanh nghiệp
1.5 Xác định chính xác thị trường mục tiêu
1.6 Định vị thương hiệu
2 Đâu là chiến lược đúng đắn cho doanh nghiệp?
2.1 Chiến lược tập trung
2.2 Chiến lược đa phân khúc

Phân khúc thị trường luôn là một trong những yếu tố quan trọng đối với bất ky mô hình kinh doanh hay với bất kỳ doanh nghiệp nào. Bởi lẽ đây là kim chỉ nam giúp định hướng và dẫn lối để doanh nghiệp tiếp cận chính xác và hiệu quả nhất với các khách hàng tiềm năng. Vậy liệu bạn đã biết làm cách nào để xác định phân khúc thị trường hay chưa? Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

06 Bước để xác định phân khúc thị trường

Bước 1: Tiến hành khảo sát, nghiên cứu thị trường và thu thập dữ liệu

Để nhận định và xác định phân khúc thị trường của mình, đầu tiên bạn cần có cái nhìn tổng quan về toàn bộ thị trường. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc thu thập dữ liệu từ mạng internet, qua các chuyên gia phân tích thị trường, bạn bè đang làm trong nghề,… để có thể tiến hành nghiên cứu thị trường. Từ đó bạn mới có cơ sở để có thể xác định được phân khúc thị trường của doanh nghiệp là gì? Đối tượng khách hàng là ai? Hành vi của họ là gì?

Phân tích dữ liệu đã thu thập để xác định các phân khúc thị trường

Dựa vào những dữ liệu đã khảo sát bên trên, bạn sẽ tiến hành phân tích và đưa ra các nhận định về tình hình hiện tại của thị trường. Bạn có thể từ đó nhìn nhận ra xu hướng thị trường trong tương lai ngắn hạn và dài hạn. Nhờ vậy bạn có thể biết thị trường có những phân đoạn nào và liệu doanh nghiệp có khả năng để có thể đáp ứng hay không.

Các phân khúc thường thấy trong thị trường thường được chia và đánh giá theo các yếu tố: theo nhân khẩu học, theo tâm lý, theo hành vi, theo địa lý.

Mô tả đặc điểm của từng phân khúc thị trường

Với mỗi phân khúc, khách hàng sẽ có một hoặc nhiều những cá tính, đặc điểm riêng biệt. Sau khi đã xác định được các phân khúc thị trường tiềm năng, điều cần làm là mô tả thật chi tiết từng phân khúc thị trường để biết đặc điểm của phân khúc có thật sự chính xác hay không. Bạn cũng có thể dựa theo một số tiêu chuẩn để tham khảo khi mô tả đặc điểm của từng phân khúc thị trường:

  • Tính đồng nhất: Những khách hàng trong cùng một phân khúc phải có ít nhất một điểm chung
  • Tính dị thể: Mỗi phân khúc cần khác biệt so với các phân khúc còn lại
  • Tính đo lường: Cần phải có một nguồn dữ liệu đáng tin cậy để đo lường phân khúc thị trường
  • Tính ấn tượng: Thị trường phải đảm bảo mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp
  • Tính hữu ích: Doanh nghiệp có thể giao tiếp và phân phối sản phẩm/dịch vụ của mình đến phân khúc đó
  • Tính đa dạng: Nơi để bạn có thể phát triển một chiến dịch tiếp thị tổng hợp đặc biệt.
  • Tính phản ứng nhanh: Các khách hàng thuộc phân khúc này sẽ phản ứng tốt với chiến dịch Marketing riêng biệt.

xác định phân khúc thị trường

Đánh giá sự hấp dẫn của các phân khúc thị trường đối với doanh nghiệp

Khi xác định phân khúc thị trường, bạn cần đánh giá về độ hấp dẫn của nó đối với doanh nghiệp. Nếu các yếu tố chỉ ra rằng phân khúc này có nhiều điểm thuận lợi cho doanh nghiệp, đó mới chính là phân khúc mà bạn nên xem xét hướng tới.

  • Đối thủ cạnh tranh: Trong cùng một phân khúc, những người cũng cung cấp sản phẩm giống như bạn sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh của bạn. Cần  xác định họ là ai, điểm mạnh và điểm yếu của họ là gì.
  • Nguồn lực doanh nghiệp: Nguồn lực là yếu tố rất quan trọng. Hãy xác định xem doanh nghiệp đủ nguồn lực để đáp ứng phân khúc không.
  • Kích thước và lợi nhuận của phân khúc: Hãy đánh giá xem doanh số của từng phân khúc như thế nào, có tiềm năng phát triển không, có đáp ứng đủ doanh số theo kế hoạch đưa ra không? Tỷ suất lợi nhuận của từng phân khúc cao hay thấp?
  • Tốc độ tăng trưởng của từng phân khúc: Sự phát triển trong từng phân khúc là điều mà bạn cần lường tới. Vậy hãy xem sự phát triển trong tương lai sẽ theo hướng như thế nào, có tốt cho doanh nghiệp của mình không?
  • Khả năng tiếp cận phân khúc: Việc tiếp cận khách hàng hiện nay dựa rất nhiều vào các kênh truyền thông. Hãy đánh giá các kênh truyền thông xem đâu là kênh tập trung nhiều khách hàng tiềm năng và có thể tiếp cận họ hay không.

Xác định chính xác thị trường mục tiêu

Sau khi đã hoàn thành các bước trên, hãy chọn ra một phân khúc thị trường phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn. Phù hợp ở đây sẽ bao gồm cả về kích thước, nguồn lục, sự tăng trưởng và từ đó loại bỏ những phân khúc kém hấp dẫn hơn. Nếu phân khúc thị trường có hấp dẫn đến mấy nhưng doanh nghiệp không có đủ nguồn lực để đáp ứng thì cũng thất bại.

xác định phân khúc thị trường

Định vị thương hiệu

Hãy xác định đặc điểm, tính cách và những ưu thế của doanh nghiệp từ đó định vị thương hiệu của bạn trên thị trường. Lúc này bạn sẽ cần sử dụng các chiến lược Marketing nhằm ghi lại dấu ấn doanh nghiệp trong lòng khách hàng để họ luôn nhớ về bạn. Các yếu tố sẽ bao gồm cả vị trí mua hàng, chiến lược về giá, sự uy tín, ưu điểm vượt trội của sản phẩm.

>>> Xem thêm: Customer Insight là gì? 7 cách thu thập Insight khách hàng

Đâu là chiến lược đúng đắn cho doanh nghiệp?

Phân khúc thị trường

Khi bạn đã xác định phân khúc thị trường của mình thì chính là lúc bạn cần lên kế hoạch cho một chiến lược tiếp thị hiệu quả. Có thể tham khảo hai phương án chiến lược dưới đây:

Chiến lược tập trung

Khi doanh nghiệp chỉ tập trung tốt nhất vào một phân khúc thị trường duy nhất thì đó chính là chiến lược tập trung. Chiến lược này sẽ phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ, đang phát triển.

Việc xác định phân khúc thị trường và tập trung vào chỉ một phân khúc sẽ cho phép doanh nghiệp tận dụng tối đa nguồn lực của mình vào đây như thời gian, năng lượng, tiền bạc, giúp giảm thiểu chi tiêu và có khả năng giảm thiểu lãng phí nỗ lực trên nhiều phân khúc.

>>> Xem thêm: 4P trong Marketing là gì? Triển khai chiến lược 4P đỉnh cao

Xác định phân khúc thị trường

Chiến lược đa phân khúc

Tiếp thị nhiều phân khúc (hoặc tiếp thị khác biệt) là doanh nghiệp quảng cáo một sản phẩm đến nhiều phân khúc thị trường. Mặc dù giảm rủi ro nếu một thị trường thất bại thì vẫn còn các nhóm phân khúc khác, tuy nhiên doanh nghiệp cần đầu tư lớn hơn nhiều vì nó đòi hỏi các chiến dịch hoàn toàn khác nhau cho từng phân khúc thị trường. Nếu một phân khúc cụ thể nhận được chuyển đổi tốt, bạn có thể xem xét và điều chỉnh các chiến lược tiếp theo của mình cho phân khúc đó.

Nói chung lại, việc phân tích và xác định phân khúc thị trường là cách để doanh nghiệp hiểu khách hàng của mình hơn, từ đó tạo giá trị chuyển đổi cao hơn, giữ chân được khách hàng và mở rộng thị trường. Trên đây website là các bước xác định phân khúc thị trường và đâu là chiến lược mà doanh nghiệp nên sử dụng.

Cùng Vietmoz cập nhật nhiều hơn nữa những kiến thức về Marketing bằng cách theo dõi Vietmoz.edu.vn nhé! Chúc bạn có thể áp dụng thành công cho chiến dịch marketing của mình!

Đàm Quyết Thắng
Đàm Quyết Thắng
139 bài đăng
Với niềm đam mê viết lách, tìm tòi khám phá ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã bị cuốn hút bởi sức mạnh của ngòi bút, rằng một bài viết nhỏ được đưa đến đúng người, đúng thời điểm có thể góp phần thay đổi cả thế giới. Sau khi tốt nghiệp đại học cử nhân Thương Mại Điện Tử tại trường đại học Thương Mại, Hà Nội, 2 năm trước tôi nhận ra rằng việc viết chính là cách hoàn hảo nhất để có thể kết hợp giữa niềm đam mê và việc tạo nên ảnh hưởng cho cộng đồng. Suốt những năm liên tục trau dồi kỹ năng như một người viết, một người biên tập, người lên chiến lược, có cơ hội được làm việc với rất nhiều các khách hàng để tạo nên những nội dung đem lại kết quả đáng kể. Nhưng công việc đòi hỏi sự sáng tạo, đầu óc chiến lược và hơn là một niềm đam mê và vẫn phải làm nổi bật lên một chất riêng. Và trên hết, vẫn là niềm đam mê cháy bỏng với với việc viết, vì viết không chỉ là một công việc, viết còn là một sứ mệnh. Một bài viết nhỏ nhưng được trau chuốt và dồn hết tâm huyết có thể góp phần thay đổi cả một doanh nghiệp hay cả một cuộc sống của một con người, và vì lí do này mỗi sáng thức dậy tôi lại có thêm một lí do để tiếp tục. Viết là đam mê, hãy viết vì ta và viết vì người.
Đàm Quyết Thắng
Đàm Quyết Thắng
139 bài đăng
Với niềm đam mê viết lách, tìm tòi khám phá ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã bị cuốn hút bởi sức mạnh của ngòi bút, rằng một bài viết nhỏ được đưa đến đúng người, đúng thời điểm có thể góp phần thay đổi cả thế giới. Sau khi tốt nghiệp đại học cử nhân Thương Mại Điện Tử tại trường đại học Thương Mại, Hà Nội, 2 năm trước tôi nhận ra rằng việc viết chính là cách hoàn hảo nhất để có thể kết hợp giữa niềm đam mê và việc tạo nên ảnh hưởng cho cộng đồng. Suốt những năm liên tục trau dồi kỹ năng như một người viết, một người biên tập, người lên chiến lược, có cơ hội được làm việc với rất nhiều các khách hàng để tạo nên những nội dung đem lại kết quả đáng kể. Nhưng công việc đòi hỏi sự sáng tạo, đầu óc chiến lược và hơn là một niềm đam mê và vẫn phải làm nổi bật lên một chất riêng. Và trên hết, vẫn là niềm đam mê cháy bỏng với với việc viết, vì viết không chỉ là một công việc, viết còn là một sứ mệnh. Một bài viết nhỏ nhưng được trau chuốt và dồn hết tâm huyết có thể góp phần thay đổi cả một doanh nghiệp hay cả một cuộc sống của một con người, và vì lí do này mỗi sáng thức dậy tôi lại có thêm một lí do để tiếp tục. Viết là đam mê, hãy viết vì ta và viết vì người.
  • VietMoz xin chào!

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VIETMOZ ACADEMY

Địa chỉ: Số 18 ngõ 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (0246) 292 3344 – (0246) 291 2244
Hotline: 098 380 3333
Email: info@vietmoz.com

Google Partners Chung nhan Tin Nhiem Mang
DMCA.com Protection Status

Truy cập nhanh

  • Hướng dẫn thanh toán
  • Cơ sở vật chất
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Tổng quan về Digital Marketing
  • Tìm hiểu Marketing là gì
Bản quyền © bởi Trung tâm đào tạo VietMoz Academy. Tối ưu bởi Code Tốt.
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu VietMoz Academy
    • Cơ sở vật chất
    • Hoạt động cộng đồng
  • Chương trình đào tạo
    • Khóa học SEO tiêu chuẩn
    • Google Marketing
      • Khóa học Adwords Pro Sales
      • Khoá học Google Map Premium
      • Khóa học SEO HCM Special
      • Khóa học GA4 from Zero to Hero
    • Thực hành quảng cáo Facebook
      • Khóa học Winning Facebook Ads
      • Khóa học Facebook Marketing
    • Khoá học kinh doanh thương mại điện tử trên sàn Shopee
    • Marketing tinh gọn
      • Marketing Fundamentals
      • Khoá học MSP – Thực hành xây dựng chiến lược marketing
      • Khoá học Digital Masterclass
      • Khóa học Sale Promotion
  • Blog
    • Tin tức
    • Lịch tuyển sinh
    • Cách làm SEO
      • Wiki SEO – Thư viện thuật ngữ quan trọng
    • Blog Marketing
    • Kiến thức Google Adwords
    • Blog Facebook Marketing
    • Blog Content
  • Liên hệ
    • Đăng ký học
    • Hướng dẫn thanh toán
    • Bản đồ đường đi
Gõ để tìm