Hẳn với những ai có hiểu biết và làm về marketing đều không còn xa lạ gì với thuật ngữ Social Media Marketing. Tuy nhiên để các hoạt động truyền thông trên social netwwork của bạn diễn ra một cách hiệu quả nhất, không thể không cần một chiến dịch bài bản. Vậy bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu đâu là bí quyết nào để xây dựng một chiến lược Social Media Marketing hiệu quả?
Bí quyết nào để xây dựng một chiến lược Social Media Marketing hiệu quả?
Để đạt được hiệu quả truyền thông tốt nhất cho doanh nghiệp của mình, điều quan trọng nhất trong chiến lược Social Media Marketing của bạn đó là làm sao để lên một kế hoạch cụ thể, chi tiết ngay từ đầu. Vậy cùng xem để có một Social Media Marketing plan hiệu quả nhất ta sẽ cần trải qua những bước thực hiện nào nhé!
Lên chiến lược cụ thể
Lên chiến lược là bước cực kỳ quan trọng khi muốn thực hiện một chiến dịch Social Media Marketing đúng chuẩn và hiệu quả. Điều đầu tiên, doanh nghiệp cần phải được xác định rõ về mục tiêu kinh doanh, đối tượng khách hàng mục tiêu, kinh phí và hình thức triển khai cho từng kênh. Cụ thể, khi thực hiện Social Media Marketing, doanh nghiệp cần phải trả lời được những câu hỏi sau:
Xác định mục tiêu của doanh nghiệp?
Tùy vào từng từng giai đoạn của công ty với các danh mục sản phẩm kinh doanh, định hướng phát triển, các kênh social media doanh nghiệp sử dụng mà có những mục tiêu cho chiến lược Social Media Marketing khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết mục tiêu chung thường thấy sau các chiến dịch quảng bá qua social netwwork đều là tăng nhận thức về thương hiệu, tăng lượt truy cập (traffic) vào website hay tăng sự kết nối giữa khách hàng và doanh nghiệp, dẫn đến tăng lượng khách hàng và tăng doanh thu.
Thông thường, các chiến dịch Marketing trên social media sẽ được đặt ra KPIs dựa vào mục tiêu của doanh nghiệp trong chiến dịch. Hầu hết các KPIs này được đưa ra và thực hiện dựa trên các số liệu và các mốc cụ thể. Việc này sẽ giúp bạn dễ dàng theo dõi được tiến độ thực hiện, đo lường được hiệu quả qua các kênh và bám sát mục tiêu được đặt ra.
Việc xác định các nền tảng mà doanh nghiệp nên sử dụng sẽ dựa vào nghiên cứu và khảo sát thông qua các khách hàng tiềm năng. Đâu là nền tảng mà các khách hàng mục tiêu của bạn quan tâm và sử dụng nhiều, đâu là nơi có thể dễ dàng tìm thấy họ nhất. Từ đó doanh nghiệp sẽ tập trung vào những nền tảng đó để mang lại hiệu quả truyền thông cao hơn.
Ngoài những nền tảng nhắm đến đúng lượng khách hàng mục tiêu, có tỷ lệ chuyển đổi cao, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng những kênh dễ dàng lan tỏa nếu muốn phủ rộng thương hiệu. Nên chọn lọc để tránh gây lãng phí vào những kênh không cần thiết và không tạo ra hiệu quả cao.
Hiện nay các nền tảng social media được sử dụng phổ biến nhất có thể kể đến như là Facebook, Instagram, Linkedin, Twitter, Youtube, Tiktok…
>>>Xem thêm: Tổng quan về Digital Marketing: Hướng dẫn cho người mới bắt đầu
Loại nội dung doanh nghiệp muốn chia sẻ là gì?
Việc thiết lập một content marketing plan là vô cùng cần thiết . Trước đó, doanh nghiệp sẽ cần nghiên cứu và tìm hiểu xem nội dung như thế nào sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đâu là những nội dung họ đang tìm kiếm và mong muốn được đọc. Nội dung đó nên thể hiện dưới dạng hình ảnh hay video? Nội dung nên theo hướng hài hước hay mang tính giáo dục. Để trả lời được những câu hỏi này, cần phải phác họa ra được chân dung khách hàng cụ thể (persona). Chân dung khách hàng có thể khác nhau dựa theo từng nền tảng mà doanh nghiệp sử dụng.
Đặt mục tiêu và KPI cụ thể, rõ ràng
Vậy làm sao để biết chiến lược Social Media Marketing có hiệu quả hay không. Hầu hết các chiến dịch Marketing nói chung trước khi thực hiện đều cần đưa ra các thông số hoặc chỉ tiêu để đo lường cụ thể. Vậy, để chiến lược Marketing của bạn được triển khai một cách thuận lợi và hiệu quả, cần đặt mục tiêu và KPIs cụ thể cho từng kênh, từng giai đoạn.
Lên kế hoạch và đăng bài
Social Media Marketing cho các doanh nghiệp nhỏ thường bắt đầu bằng việc xuất hiện thường xuyên và nhất quán trên các nền tảng mạng xã hội. Với một tần xuất xuất hiện nhất định, thương hiệu của bạn có thể tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Việc đăng bài trên social media khá đơn giản, tuy nhiên để đạt hiệu quả cao thì bạn cần phải lên kế hoạch thật chi tiết ngay từ đầu. Kế hoạch có thể được chia theo tháng, theo quý và phải có thời gian rõ ràng cho từng bài đăng. Bên cạnh đó bạn cần đảm bảo việc tối ưu hóa phạm vi tiếp cận của doanh nghiệp trên các nền tảng social media. Bạn cần liên tục xuất bản những nội dung hấp dẫn vào đúng thời điểm và với một timeline cụ thể. Ví dụ: Nếu bạn muốn đăng một bài chúc mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8-3 vào tháng này thì bạn cần có kế hoạch từ tháng trước để chuẩn bị cả content lẫn hình ảnh/video.
Lắng nghe và tương tác
Khi thương hiệu và các kênh social media của bạn phát triển và được nhiều người biết đến, sẽ dần có những cuộc thảo luận về doanh nghiệp cũng như sản phẩm của bạn. Những người quan tâm sẽ comment trong bài đăng, gắn thẻ bạn bè hoặc thậm chí là nhắn tin trực tiếp cho doanh nghiệp.
Việc theo dõi các thảo luận của khách hàng trên social media là rất cần thiết. Trong trường hợp khách hàng không hài lòng và có những phản hồi tiêu cực, doanh nghiệp có thể kịp thời nhận và nhanh chóng đưa ra những hướng giải quyết phù hợp.
Khách hàng có thể bàn luận về doanh nghiệp của bạn ở bất cứ đâu. Bạn có thể kiểm tra các trao đổi, bình luận của khách hàng trên các phương tiện social media bằng cách thủ công. Tuy nhiên việc này sẽ rất mất thời gian và không mang lại hiệu quả. Thay vào đó bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ lắng nghe và tương tác với khách hàng trên nền tảng social media như Social listening tools để hỗ trợ theo dõi và phân tích tất cả phản hồi.
Tiến hành phân tích
Đây là bước vô cùng quan trọng trong việc xây dựng chiến lược Social Media Marketing. Doanh nghiệp cần biết rõ và nắm được kết quả hoạt động trên nền tảng social media của mình. Các hoạt động có thu hút được người xem/tham gia hay không? Lượt theo dõi tăng lên bao nhiêu so với tháng trước. Có bao nhiêu tương tác trong mỗi bài post? Có bao nhiêu tin nhắn tới kênh? Tỷ lệ chuyển đổi là bao nhiêu?
Cần tìm ra được điều gì khiến khách hàng ấn tượng và bị thu hút? Đâu là điều thúc đẩy một khách hàng truy cập vào website của doanh nghiệp? Đâu là nơi khiến khách hàng để lại thông tin?. Việc tìm ra câu trả lời cho vấn đề này chính là kết quả của quá trình phân tích. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra những chiến lược cải thiện tỷ lệ truy cập website và tỷ lệ chuyển đổi theo mong muốn của doanh nghiệp.
Thông thường để phân tích kết quả của chiến lược Social Media Marketing, bạn có thể sử dụng 3 công cụ chính bao gồm: công cụ được chèn vào nền tảng (Integrated Analytics), công cụ phân tích từ chính nền tảng (In-platform Analytics) và công cụ đo lường dựa trên KPI (Measure against KPIs).
Tuy nhiên, các chỉ số này chỉ thực sự hiệu quả khi bạn hiểu ý nghĩa và biết được tình trạng kinh doanh sau những con số đó. Hoạt động phân tích sẽ trở nên vô nghĩa nếu doanh nghiệp chỉ tiến hành thu thập thông tin mà không hiểu rõ được ý nghĩa của những con số này.
Quảng cáo trả phí
Nếu như doanh nghiệp có một nguồn ngân sách nhât định để phát triển chiến lược Social Media Marketing thì cũng nên cân nhắc thêm về việc chạy quảng cáo trả phí trên social media. Việc quảng cáo sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn. Bạn có thể lựa chọn chính xác đối tượng sẽ tiếp cận quảng cáo của doanh nghiệp dựa trên các yếu tố như nhân khẩu học, độ tuổi, sở thích, hành vi của khách hàng. Như vậy quảng cáo của bạn có thể dễ dàng tiếp cận được những khách hàng tiềm năng nhất.
Nếu bạn đang chạy nhiều chương trình quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội cùng một lúc thì bạn có thể cân nhắc việc sử dụng công cụ hỗ trợ. Như vậy có thể tự động hóa quy trình và tối ưu các quảng cáo của doanh nghiệp.
Trên đây là toàn bộ các bước trong quy trình xây dựng một chiến lược Social Media Marketing hiệu quả. Để biết thêm nhiều những kiến thức thú vị về Marketing, theo dõi ngay tại Website vietmoz.edu.vn.