Trước sự phát triển không ngừng của xã hội số, các hình thức tiếp cận và phát triển khách hàng ngày càng đa dạng và linh hoạt. Bên cạnh những nội dung truyền thông trên social media, việc nghiên cứu và thiết lập chiến lược email marketing cũng là yếu tố các marketer nên lưu ý. Dưới đây là gợi ý một số bước cơ bản giúp bạn thực hiện thành công chiến dịch email marketing của mình.
1. Bước 1: Xây dựng email data chất lượng
Kho data chất lượng là yếu tố đầu tiên góp phần vào thành công của chiến lược email marketing. Việc làm này thời gian đầu sẽ mất tương đối thời gian và công sức, đòi hỏi sự tỉ mỉ trong thiết kế các form thông tin/ lựa chọn cách thức để thu data email phù hợp.
Một số cách bạn có thể tham khảo khi xây dựng email data như sau:
- Tạo form đăng ký nhận bản tin/ download tài liệu trên website/blog doanh nghiệp
- Sử dụng CRM tổng hợp thông tin khách hàng hiện tại
- Lựa chọn những nhà cung cấp datalist uy tín
2. Bước 2: Làm sạch cơ sở dữ liệu hiện tại
Trên thực tế, không phải cứ nhiều data là tốt. Bạn có thể sở hữu một khối lượng data khổng lồ, nhưng không có nghĩa tất cả đã được “làm sạch”. Hãy cập nhật danh sách email hiện có bằng cách loại bỏ data hết hạn và thay thế bằng những data mới (nếu có). Dưới đây là một số ứng dụng bạn có thể tham khảo để giảm thiểu công sức “lượm lặt”, tìm kiếm những email đã hết hạn một cách thủ công:
- Jigsaw (aka Data.com)
- D&B
- StrikeIron
3. Bước 3: Xây dựng và tổ chức danh sách email khoa học, phân chia theo đúng đối tượng tiềm năng
Điều quan trọng nhất tác động của chiến lược email marketing là nguồn cơ sở dữ liệu khách hàng. Dù là nguồn data từ đâu (data doanh nghiệp tự tổng hợp, data được share, data mua,….) thì bạn cũng cần thanh lọc và loại bỏ các contact không tiềm năng để tiết kiệm thời gian và tập trung nhiều hơn vào việc chăm sóc các khách hàng chất lượng.
Chính vì thế, để dễ dàng sử dụng và quản lý, bạn nên phân loại data để gửi email marketing theo các đặc điểm như: địa điểm, ngành nghề, giới tính, lĩnh vực quan tâm. Việc phân khúc email sẽ giúp bạn tăng hiệu quả và giảm tỉ lệ “unsubscribe” của các chiến dịch truyền thông qua email.
4. Bước 4: Xác định mục tiêu chiến dịch
Các email marketing với nội dung “hỗn hợp” giữa tin tức công ty cùng chương trình khuyến mãi không chỉ khiến khách hàng khó nắm bắt thông tin mà còn vô tình tạo sự khó chịu cho họ. Vì thế, đội ngũ marketing cần nghiên cứu và lựa chọn rõ ràng mục tiêu trước khi thực hiện các chiến dịch email marketing, để từ đó đem tới khách hàng tiềm năng những nội dung phù hợp nhất. Các mục tiêu phổ biến thường là: quảng cáo sản phẩm/ dịch vụ, email chăm sóc khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng, tăng lượt truy cập website/blog,….
5. Bước 5: Xây dựng nội dung email phù hợp, khoa học
Sau khi đã xác định rõ ràng mục tiêu cụ thể của từng chiến dịch, việc tiếp theo là xây dựng tuyến nội dung và thiết kế template. Xu hướng người đọc hiện nay không còn chú trọng vào những nội dung dài lê thê, nhiều chữ. Thay vào đó, những email đính kèm hình ảnh video trực quan thể hiện thông tin cần nói với thông điệp ngắn gọn đang dần trở nên phổ biến hơn. Bạn nên sử dụng các yếu tố thiết kế để định hướng người đọc thực hiện hành động cụ thể, chẳng hạn như: chèn textlink, thêm call to action.
6. Bước 6: Tập trung vào tiêu đề email
Khách hàng sẽ chỉ dành khoảng 3s để lướt qua 1 email và 1s để quyết định xem có nên quyết định vào nội dung đó hay không. Nếu chủ đề thư không cuốn hút thậm chí tạo cảm giác “spam”, khách hàng sẽ không ngần ngại lướt qua hoặc thậm chí cho thư vào hòm thư rác.
Chính vì thế, chủ đề email là yếu tố quan trọng bạn cần tối ưu để đưa khách hàng vào đúng phễu lọc mong muốn.
Bạn có thể tham khảo một vài lời khuyên dưới đây để tạo nên những dòng tiêu đề có tỉ lệ mở cao:
- Email nên chứa tối đa 50 kí tự
- Đặt các yếu tố quan trọng, đặc biệt nhất vào tiêu đề
- Tránh những từ “spam” như “miễn phí”, “gọi ngay”, “đặt hàng ngay”, “khẩn cấp”.
Xem thêm: Chiến lược Marketing là gì? Độc chiêu xây dựng Marketing chiến lược
7. Bước 7: Sử dụng các phần mềm/ hệ thống hỗ trợ gửi mail
Một trong những ưu điểm nổi bật khi sử dụng các phần mềm hỗ trợ gửi mail là sự nhanh chóng và khả năng đo lường, thống kê số liệu. Một số chỉ số của chiến lược email marketing bạn nên quan tâm là: tỉ lệ người nhận email, tỉ lệ người mở email, tỉ lệ người click vào liên kết mail và tỉ lệ hủy đăng ký nhận thư. Bên cạnh đó, thử nghiệm, đánh giá và tối ưu thường xuyên nội dung email marketing để phù hợp với sở thích cũng như kỳ vọng của khách hàng cũng là nhiệm vụ cần thiết bạn nên thực hiện.
Email marketing được đánh giá là công cụ có khả năng tương tác và tiếp xúc với khách hàng một cách trực quan và hiệu quả nhất. Hành vi “mở mail” đã trở thành thói quen của gần như rất nhiều khách hàng trong thời đại số hóa như hiện nay. Vì vậy, các doanh nghiệp nên tập trung xây dựng chiến lược email marketing bài bản, rõ ràng để gia tăng tỉ lệ khách hàng tiềm năng trong tương lai. Cùng theo dõi Vietmoz để cập nhật những kiến thức bổ ích về Marketing nhé!