Blog.ahrefs.com là trang blog chính thức của Ahrefs với hơn 3 năm hoạt động. Đây là một trang blog tương đối mạnh với lượng visit khá lớn hàng tháng. Tuy nhiên, khách truy cập đến với blog web này trước đây chủ yếu là khách hàng cũ và từ mạng xã hội, hoặc biết đến blog này từ việc sử dụng công cụ check backlink Ahrefs.
Trong khi đó, visit từ tìm kiếm tự nhiên của blog này lại hầu như không hề tăng trưởng hoặc tăng rất chậm:
Như bạn có thể thấy, 65 bài đăng mới của Ahrefs chỉ đem lại rất ít visit từ tìm kiếm tự nhiên.
Tuy nhiên, sau một chiến dịch SEO được khởi động vào đầu năm nay, Ahrefs đã có được một mức tăng trưởng đáng kinh ngạc trong tìm kiếm tự nhiên. Đồng nghĩa với đó, thứ hạng của các trang này trên Google Search đã có một sự tăng trưởng đáng kể.
Mục lục:
- Phần 1: Xóa bỏ hơn 300 bài viết
- Phần 2: Lập lại bộ từ khóa SEO
- Phần 3: Cắt giảm số lượng content
- Phần 4: Sửa lỗi kỹ thuật SEO
- Phần 5: Tối ưu onpage lại
Vậy Ahrefs đã làm như thế nào? Chiến lược SEO của họ ra sao?
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về điều này qua case study SEO dưới đây.
Chiến dịch này của Ahrefs được chia làm 5 phần thực hiện, bao gồm:
Phần 1: Xóa bỏ hơn 300 bài viết
Bước đầu tiên trong chiến dịch mà Ahrefs đã thực hiện đó chính là xóa 295 bài viết, với tổng số từ lên đến 179.158 từ. Quản trị viên của Ahrefs thậm chí đã phải dùng đến tính năng Move to Trash của Wordpress để có thể xóa gần 300 bài viết này.
Điều này có thể đã làm hại đến sức mạnh của trang web?
Về lý thuyết, khi bạn xóa một trang khỏi hệ thống website, website sẽ mất không một phần sức mạnh của trang đó. Các trang trên site có tạo liên kết nội bộ tới các trang bị xóa sẽ mất không một phần sức mạnh. Điều này có nghĩa là website bạn sẽ bị tụt top sau khi xóa bỏ các bài viết.
Tuy nhiên, thực tế đối với Ahrefs lại không phải như vậy. Từ sau khi thuật toán Humming Bird (chim ruồi) được ra đời, Google đang ngày càng thông minh hơn. Công cụ tìm kiếm này gần như đã có thể đọc hiểu nội dung của một trang chứ không chỉ còn dừng lại ở từ khóa như trước kia. Do vậy, Google hoàn toàn có thể dễ dàng đánh giá được một nội dung có chất lượng hay không.
Và lúc này, những trang chất lượng thấp có thể sẽ gây ra tác động lớn cho website, giảm độ uy tín của website, khiến trang web phải chịu tác vụ thủ công hoặc thậm chí là thuật toán Panda. Như vậy, so với việc mất đi một ít sức mạnh, thì việc tụt giảm uy tín còn đáng lo ngại hơn nhiều.
Hơn nữa, những bài bị xóa đều là những trang kém chất lượng, không có nhiều giá trị trong mắt công cụ tìm kiếm. Do vậy, việc xóa chúng đi là hoàn toàn “hại ít, lợi nhiều”.
Ahrefs đã xác định bài cần xóa như thế nào?
Câu hỏi đặt ra lúc này đó là họ đã dựa vào tiêu chí gì để xác định bài viết cần xóa? Ahrefs đã sử dụng một thang điểm khá bài bản:
- Visit từ Search Engine
- Tổng số lượt xem trang
- Lượng trang liên kết đến
- Số lượng từ trong bài
Tại sao họ lại có thể đưa ra thang điểm này?
- Visit từ Search Engine:
Một bài viết chất lượng sau khi được submit lên Google thường có một thứ hạng nhất định, tùy vào độ khó của từ khóa và chất lượng của bài viết đến đâu. Thứ hạng càng cao, càng đem lại nhiêu cơ hội thu về visit từ Search Engine. Chính vì vậy, khi không có một visit nào từ Search Engine, có nghĩa là bài viết đó khá kém chất lượng trong mắt Google. - Tổng số lượt xem trang:
Visit vào site nhiều chứng tỏ chủ đề này rất được quan tâm. - Số backlink:
Ahrefs sử dụng chiến lược xây dựng liên kết link earning – liên kết tự sinh, do vậy, các backlink họ nhận được đều là liên kết tự nhiên do các quản trị viên web khác đặt. Do vậy, càng nhiều backlink, bài viết càng được đánh giá chất lượng. - Số lượng từ trong bài:
Yêu cầu về một bài viết chất lượng của Google đang ngày càng được đẩy cao. Trước đây là trên 500 từ, và giờ đây có thể đã là trên 1000 từ.
Các bước thực hiện của Ahrefs
Bước 1: Thống kê tất cả các bài viết đã đăng
Bước 2: Ghi rõ thông tin của các url, bao gồm:
- Tiêu đề
- Số từ
- Tổng số lượng view (trong 30 ngày trước)
- View từ search engine (30 ngày)
- Backlink
- Tác giả (chắc để phạt)
Các dữ liệu này được thu thập từ Google Analytics và Ahrefs.
Bước 3: Sắp xếp lại danh sách này theo thứ tự thấp nhất đến cao nhất
- View từ search engine
- Tổng số lượng view
- Backlink
- Số từ
Bước 4: Kiểm tra kỹ từng bài một, chọn và bôi đỏ tất cả các bài cần xóa. Chọn ra các chủ đề tiềm năng trong list bài.
Bước 5: Xóa các bài viết đã được đánh dấu
Bước 6: Chuyển hướng 301 các URL của tất cả các trang bị xóa về:
- Một bài có liên quan khác
hoặc - Trang chủ của blog
Bước 7: Tái sử dụng các chủ đề tiềm năng.
Lưu ý: Hãy cân nhắc thật kỹ trước khi xóa bất kỳ bài gì nếu bạn cũng muốn áp dụng chiến lược này.
Phần 2: Lập lại bộ từ khóa SEO
Thay đổi cách SEO từ khóa
Thay vì cách SEO từng bài, việc nghiên cứu từ khóa của Ahrefs sẽ được chuyển sang hình thức mới:
“Nghiên cứu chủ đề rộng cần SEO, chia ra thành nhiều các chủ đề nhỏ hơn, nghiên cứu từ khóa cho các chủ đề này và nhắm mục tiêu SEO các chủ đề nhỏ này trên trang” .
Vậy hình thức này có gì mới? Nếu ở hình thức SEO trước đây, bạn thường nhắm mục tiêu đến một từ khóa cụ thể, thì ở hình thức này, bạn sẽ nhắm mục tiêu đến một chủ đề mà người dùng tìm kiếm nhiều, bao gồm nhiều từ khóa khác nhau. (đây là hình thức nhóm từ khóa đã được giới thiệu trong bài Nghiên cứu từ khóa của VietMoz)
Ahrefs đã thực hiện như thế nào?
Sử dụng 2 công cụ Long Tail Pro và Ahrefs, Ahrefs tập trung tìm kiếm 2 loại từ khóa:
- Từ khóa với lượng tìm kiếm lớn mà họ có thể SEO.
- Từ khóa đem lại lượng traffic lớn cho đối thủ tìm kiếm của họ.
Cụ thể, họ đã sử dụng Long Tail Pro để nghiên cứu các từ khóa dài có lượng tìm kiếm lớn (một công cụ nghiên cứu từ khóa giống Keyword Planner có khả năng nghiên cứu từ khóa dài – chỉ nghiên cứu được truy vấn Tiếng Anh).
Sau đó, tiếp tục sử dụng Ahrefs để phân tích đối thủ, kiểm tra những từ khóa đã đem lại visit nhiều nhất cho đối thủ và bắt đầu cạnh tranh visit trên từng từ một.
Phần 3: Cắt giảm số lượng content viết hàng tuần
Số lượng không bằng chất lượng!
Ahrefs đã nhận ra điều này và bắt đầu cắt giảm số lượng content hàng tuần của mình. Thay vào đó, họ sẽ tập trung hơn cho chất lượng mỗi bài viết của mình. Từ mỗi ngày 1 bài viết, họ đã cắt giảm xuống còn 2 trên tuần, và thậm chí đã xuống còn 1 bài viết trên tuần.
Tuy nhiên, đổi lại, họ lại cho ra đời những bài viết rất tuyệt vời.
Phần 4: Sửa một số lỗi về kỹ thuật trong SEO
1. Chuyển toàn bộ nội dung của sub-domain về tên miền chính
Trước đây, blog của Ahrefs tồn tại dưới dạng sub-domain. (blog.ahrefs.com) Chính vì vây, về bản chất, tất cả các nội dung trên blog không có liên quan gì đến nội dung trên trang chính. Điều này không có tác dụng nhiều trong ranking cho web.
Chính vì vậy, Ahrefs đã có một chiến dịch chuyển toàn bộ nội dung của subdomain này về dưới quyền của tên miền chính với vai trò là một chuyên mục trên trang, Các đường dẫn cũ cũng đã được chuyển hướng về với đường dẫn mới sau khi hoàn tất việc di chuyển nội dung.
2. Tìm và loại bỏ broken link
Nhận thấy broken link là một trong những tác nhân gây hại lớn nhất trong SEO, Ahrefs bắt đầu tìm và loại bỏ tất cả các broken link khỏi website. Sử dụng công cụ có tên gọi “Redirection”, Ahrefs đã chuyển hướng 301 tất cả các link gãy có trên trang về đường dẫn mới.
3. Tăng tốc độ website
Thiết bị di động là một thị trường nhiều tiềm năng với lượng visit lớn và đang có chiều hướng tăng lên, lấn áp visit từ desktop. Chính vì vậy, Ahrefs buộc phải quan tâm đến tốc độ tải trang trên thiết bị di động – yếu tố ranking ảnh hưởng rất lớn đến việc lên top của một trang web trên bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm của Google.
Phần 5: Kiểm tra lại onpage của tất cả các trang
Các tiêu chí tối ưu Onpage của Ahrefs lúc này bao gồm:
- URL ngắn, có chứa từ khóa chính (cấu trúc: /blog/từ khoá mục tiêu/)
- Từ khóa chính có trong thẻ tiêu đề (Ưu tiên ở đầu)
- Từ khóa mục tiêu có trong tiêu đề bài viết (cũng đồng thởi là thẻ H1 trên web Ahrefs)
- Từ khóa mục tiêu có trong thẻ mô tả (Tăng tỷ lệ nhấp chuột)
- Từ khóa mục tiêu được sử dụng ít nhất một vài lần trong bài
- Đôi khi sử dụng từ khóa mục tiêu trong thẻ H2 hoặc H3
- Từ khóa chính có trong tên các hình ảnh tượng trưng trong bài (‘keyword-chinh.png’)
- Từ khóa chính xuất hiện trong thẻ alt.
Thành quả đạt được
Chỉ trong vòng 3 tháng kể từ khi bắt đầu chiến dịch SEO, Ahrefs bắt đầu thu được một số các thành tựu bước đầu về ranking website. Với visit tăng trưởng lên đến 88,98%
Lượng tìm kiếm tự nhiên trên Google cũng từ đó được tăng lên
Trên đây là Case Study về tăng trưởng traffic từ tìm kiếm tự nhiên của Ahrefs. Bạn có thể tìm hiểu thêm các tình huống SEO thực tế khác tại chuyên mục SEO Case Study.
Hãy quay lại VietMoz thường xuyên hơn và Học SEO cùng trung tâm đào tạo SEO VietMoz.
Danh mục bài viết có liên quan: