Content strategy là một cách tiếp cận toàn diện để tạo ra nội dung chất lượng thúc đẩy các mục tiêu kinh doanh chính. Nếu bạn chưa biết rõ về nó, hãy cùng VietMoz tìm hiểu về định nghĩa cũng như cách để thực hiện chiến lược nội dung mang lợi ích cho SEO qua bài viết sau đây:
Content strategy là gì?
Content strategy là chiến lược nội dung chuyên tập trung vào việc lập kế hoạch, tạo, phân phối và quản trị nội dung. Nội dung này không chỉ bao gồm các thông tin trên trang mà còn có cả hình ảnh, video…
Một chiến lược nội dung được đánh giá là chất lượng khi bạn đảm bảo được tính hữu ích, có thể sử dụng, có cấu trúc tốt và dễ dàng tìm thấy trên công cụ tìm kiếm. Hơn hết, nó còn phải thỏa mãn được trải nghiệm của người dùng ngay trên trang web của bạn.
Theo như Kristina Halvorson – Người sáng lập và Giám đốc điều hành Brain Traffic cũng từng đề cập:
Chiến lược nội dung là hướng dẫn việc tạo, phân phối và quản trị nội dung hữu ích, có thể sử dụng được.
Như vậy, nếu chiến lược nội dung của bạn không bắt đầu với mục tiêu kinh doanh thì đó không được coi là Content strategy, mà chính xác nó chỉ được coi là nội dung.
Tại sao Chiến lược nội dung rất quan trọng?
Content strategy rất quan trọng giúp người quản trị web có định hướng đúng đắn cho việc xây dựng nội dung. Cụ thể nó khiến cho độc giả của bạn cảm thấy hoang mang khi tìm hiểu những thông tin do bạn cung cấp. Điều này ảnh hưởng tới hình ảnh thương hiệu của bạn về lâu dài.
Việc có cho mình chiến lược nội dung bài bản sẽ hỗ trợ bạn tạo ra nhiều nội dung có giá trị, bền vững cao. Hơn hết, nó xác định những gì mà bạn cần làm và trả lời được lý do tại sao bạn phải làm nó.
Trước khi đi sâu vào cách thực hiện chiến lược Content Strategy, tôi sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về chu trình của việc sản xuất nội dung. Kiến thức này được tham khảo từ Erin Scime – Giám đốc thiết kế nội dung của Meta Reality Labs. Cụ thể cô đã xác định chu trình này bao gồm 5 giai đoạn:
- Kiểm tra và Phân tích: Bao gồm các hành động kiểm tra chẩn đoán những nội dung có liên quan, từ đó phân tích cũng như đưa ra đánh giá lựa chọn.
- Chiến lược: Xác định chủ đề nội dung, phân loại chúng thành từng danh mục, phác thảo quy trình triển khai nội dung để làm bật nổi sản phẩm/ dịch vụ cũng như thương hiệu của mình.
- Kế hoạch: Bàn giao cho bộ phận Content để lên kế hoạch triển khai và thực hiện trong khoảng thời gian nhất định. Đồng thời lập kế hoạch cho những nội dung cần được quảng bá truyền thông đến người dùng.
- Viết bài: Tiến hành lên bài, xuất bản trên trang và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, xây dựng chiến lược link building và phải đảm bảo chúng thực sự chất lượng.
- Duy trì : Xem xét, đánh giá định kỳ cũng như đo lường kết quả thực tế, bổ sung hoặc chỉnh sửa nội dung để đạt được mục tiêu đề ra.
Sự khác nhau giữa content strategy và content marketing strategy
Content strategy là chiến lược nội dung có cấp độ cao hơn so với content marketing strategy (hay còn gọi là chiến lược tiếp thị nội dung). Nói đúng hơn chiến lược nội dung là lộ trình cần có trước rồi mới đến quá trình thực hiện chiến lược tiếp thị nội dung.
Trong đó chiến lược tiếp thị nội dung là tổ chức, lên lịch, tạo, xuất bản và quảng bá nội dung trên các nền tảng mạng xã hội hoặc quảng cáo thông qua các công cụ hỗ trợ như Google Ads. Và nó là một phần không thể thiếu giúp nội dung của bạn thành công, tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Như vậy, bạn có thể thấy chiến lược nội dung đảm bảo cho việc nỗ lực tiếp thị nội dung đi đúng hướng. Việc không có chiến lược nội dung ngay từ ban đầu, rất có thể doanh nghiệp của bạn đã lãng phí nhiều thời gian để tạo nội dung, cũng như không mang lại kết quả mong muốn như ban đầu.
Cách xây dựng chiến lược Content Strategy
Mục tiêu nội dung
Tùy vào từng ngành lĩnh vực, mục tiêu kinh doanh của bạn mà sẽ có những chiến lược triển khai riêng. Tuy nhiên, hầu hết các website hiện nay đều hướng đến là gia tăng lưu lượng khách truy cập, chuyển đổi giá trị khách hàng, tăng doanh thu bằng cách bán thêm được nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn.
Lúc này bạn cần vạch rõ những mục tiêu cần đề ra cho nội dung sắp tới cần hội đủ những yếu tố nào. Thông thường nó sẽ đi theo chủ đề, và bạn cần tạo các bài nội dung làm nổi bật chủ đề đó để thu hút khách hàng truy cập và tìm kiếm.
Tạo điểm khác biệt
Hiện nay, việc tìm kiếm cho mình một nội dung đáp ứng thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm của bản thân thực sự quá đơn giản. Vì vậy, nếu doanh nghiệp thuộc thị trường ngách, hoặc chung chung thì cần xác định được sự khác biệt của mình về mặt nội dung với đối thủ cạnh tranh.
Nó có thể là bố cục bài viết của bạn hài hòa, đẹp mắt hơn; hoặc có thể khả năng tổng hợp nội dung của bạn chất lượng mang nhiều giá trị tới người dùng…
Việc tìm ra điểm khác biệt, sẽ giúp bạn tận dụng và tối ưu nó hiệu quả hơn trong việc sáng tạo nội dung.
Ai là người giám sát
Nhằm đảm bảo chiến lược nội dung của bạn diễn ra đúng hạn, bạn cần tìm một người có khả năng phụ trách giám sát, phê duyệt và chịu trách nhiệm về nội dung được sản xuất. Đồng thời, người này cũng cần nắm chắc tình hình tiến triển ra sao của chiến dịch.
Đặt ra tiêu chuẩn cho nội dung
Để tất cả các thành viên trong bộ phận Content Marketing dễ dàng nắm bắt và vận hành theo đúng ý, bạn cần chuẩn hóa các yêu cầu cơ bản. Nó có thể là kết cấu bố cục, độ dài của bài viết, hình ảnh kích cỡ tiêu chuẩn ra sao, tập trung chủ đề nào trước, chủ đề nào sau…Hơn hết phải đề cao tính phù hợp của nội dung đối với người đọc.
Truyền tải nội dung qua những kênh nào
Với nội dung được tạo ra bạn cần xác định, và phân loại chúng, ví dụ như chúng nên được đăng tải ở các kênh nào, thời điểm nào là phù hợp cũng như thuộc chủ đề gì.
Đo lường
Vậy bạn cần dựa trên các tiêu chí nào để đo lường chiến lược nội dung của mình đã thực sự hiệu quả hay chưa?
Thay vì xem doanh số cũng như lượt xem bạn nên quan tâm đến tỷ lệ chia sẻ và mức độ lan tỏa, tăng trưởng lượt view từ kết quả tìm kiếm tự nhiên.
Việc đo lường kết quả từ những yếu tố trên giúp bạn biết được chiến lược nội dung đang thực hiện có mang lại hiệu quả như mong muốn hay không. Trường hợp không đạt như yêu cầu, bạn cần đánh giá lại và cải thiện chúng bằng cách cung cấp thêm thông tin hữu ích, mô tả bằng hình ảnh và video chân thực hơn. Hoặc đơn giản là đặt lại tiêu đề cho bài viết, rất có thể tiêu đề bạn chưa thực sự gây ấn tượng cho người đọc, hoặc khiến họ cảm thấy không hứng thú.
Dưới đây là một số mẹo giúp bạn đặt tiêu đề hấp dẫn trên mọi kênh:
- Sử dụng con số vào tiêu đề
- Thêm số liệu về tiền bạc hoặc mốc thời gian cụ thể
- Sử dụng tiêu đề dạng câu hỏi
- Chọn lọc các từ ngữ mang tính chất khẩn trương
- Hướng đến đối tượng người đọc cụ thể: ví dụ như dành cho bà mẹ có bầu, dành cho sinh viên mới ra trường…
- Sử dụng yếu tố của người nổi tiếng
- Tít giật gân
- Tiêu đề mang tính bí mật
- Cường điệu hóa ngôn từ
- Sử dụng các biện pháp tu từ ví dụ như so sánh…
- Tiêu đề có mã giảm giá, khuyến mãi
- Sử dụng các từ ngữ mang tính cập nhật mới, trực tiếp
Kết luận
Hy vọng thông qua bài này sẽ giúp bạn hiểu rõ về Content strategy cũng như cách để áp dụng nó hiệu quả hơn trong quá trình SEO. Nếu bạn còn có bất cứ thắc mắc nào hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết chúng tôi sẽ phản hồi sớm nhất.
Nguồn: vietmoz.edu.vn
Bản quyền thuộc về Đào tạo SEO VietMoz
Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả
Nguồn thông tin tham khảo thêm: