Deep link được biết đến là một phần nhỏ của chiến lược xây dựng liên kết, tuy nhiên lại mang đến những lợi ích tuyệt vời tới kết quả doanh thu. Và tất nhiên, hầu hết những người làm SEO vẫn chưa biết cũng như hiểu đúng về nó. Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời được các câu hỏi liên quan về định nghĩa, vai trò, và cách thức triển khai chúng.
Deep link là gì?
Deep link dịch ra là liên kết sâu, là một loại liên kết đưa người dùng trực tiếp tới một ứng dụng thay vì là một trang web nào đó. Nói chính xác thì deep link được sử dụng để đưa người dùng tới các vị trí cụ thể trong ứng dụng, điều này góp phần quan trọng trong việc cải thiện trải nghiệm người dùng.
Bạn cũng có thể hình dung deep link như trường hợp sau: Bạn lướt tin trang trên facebook vô tình thấy một quảng cáo về chiếc khăn choàng rất đẹp, theo quán tính bạn nhấp vào để xem lúc này có 2 trường hợp xảy ra:
- Nếu quảng cáo đó có sử dụng deeplink khi bạn nhấp chuột vào quảng cáo về sản phẩm khăn choàng đó, bạn sẽ được đưa đến trang sản phẩm là khăn choàng đó luôn. Điều này cực kỳ tiện lợi cho việc bạn tìm hiểu thêm các thông tin liên quan đến sản phẩm này.
- Nếu quảng cáo đó không sử dụng deeplink thì khi bạn nhấp chuột vào quảng cáo về chiếc khăn choàng sẽ bị dẫn link tới trang chủ, điều này bắt bạn phải tìm vào danh mục sản phẩm để thấy chiếc khăn choàng kia, điều này rất tốn thời gian, và rất có thể bạn sẽ ngừng việc tìm kiếm nó.
Tại sao deep link lại quan trọng?
Deep link đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra mạch hành trình cho người dùng, giảm tình trạng gián đoạn và gia tăng khả năng cài đặt ứng dụng. Nó cho phép bạn thực hiện các chiến dịch phức tạp đồng thời mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng, cụ thể điều hướng người dùng sang ứng dụng của bạn nhanh chóng với duy nhất một cú nhấp chuột.
Các deep link tạo cơ hội để mọi người thử nghiệm sản phẩm mới thông qua một chiến dịch nhất định. Vì nó điều hướng người dùng tới sản phẩm/ dịch vụ rõ ràng, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi cũng như giữ chân khách hàng ở lại lâu hơn.
Tỷ lệ liên kết sâu là một yếu tố xếp hạng
Trong tài liệu SEO của Trung tâm Google Tìm kiếm cũng có đề cập các chiến thuật xây dựng liên kết cần tránh, nếu không muốn thứ hạng trang web của bạn đi xuống. Tuy nhiên, riêng deep link lại không được Google nhắc đến trong phần tài liệu này. Thật may, nó cũng gợi ý cho chúng ta một số nội dung có liên quan:
“Cách tốt nhất để các trang web khác tạo liên kết chất lượng cao, có liên quan đến web của bạn là tạo nội dung độc đáo, phù hợp và có thể trở nên phổ biến một cách tự nhiên trong cộng đồng Internet.
Tạo nội dung tốt sẽ được đền đáp: Các liên kết thường là phiếu bầu của biên tập viên đưa ra theo lựa chọn và bạn càng có nhiều nội dung hữu ích, thì cơ hội người khác sẽ thấy nội dung đó có giá trị đối với độc giả của họ và liên kết với nó càng lớn. ”
Mặc dù cách tiếp cận này không chỉ dẫn rõ ràng về liên kết sâu, tuy nhiên vẫn có những bằng chứng khẳng định rằng deep link là một yếu tố xếp hạng của Google.
Cụ thể:
Vào năm 2004, dù Google không chính thức khẳng định nhưng có đề cập tỷ lệ liên kết sâu từ một cơ quan xây dựng liên kết, nó bao gồm về cách tính toán tỷ lệ liên kết sâu.
Vào năm 2006, SEOBook có xuất bản một câu hỏi về tỷ lệ deep link. Giống như bài đăng vào năm 2004, nó cũng trình bày cách để xác định tỷ lệ các liên kết sâu. Tuy nhiên, vẫn không có thông tin chính thống khẳng định nó ảnh hưởng đến thứ hạng website.
Tuy nhiên, chúng ta có thể quay lại vấn đề về vai trò của các liên kết có tác động yếu tố xếp hạng của Google. Trong đó, deep link cũng được coi là 1 phần tử trong tổng thể các loại link , và như Google cũng có nói ưu tiên sự đa dạng của chúng.
Mặt khác, Google cũng không phủ nhận deep link là một yếu tố xếp hạng vì vậy chúng ta không thể loại trừ nó chính xác được. Ngoài ra, theo những tài liệu nước ngoài mà tôi có tìm hiểu thì họ vẫn xem liên kết sâu là 1 yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Bởi đơn giản nó hỗ trợ doanh nghiệp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi, cũng như giữ chân người dùng ở lại lâu hơn.
Tính tỷ lệ liên kết sâu
Vậy liên kết sâu nên chia tỷ lệ bao nhiêu so với các loại liên kết còn lại, thực sự thì không có một tỷ lệ nào được làm chuẩn. Vì vậy bạn sẽ không cần phải bận tâm trong việc phân chia chúng, thay vào đó nên tập trung vào những mục tiêu to lớn hơn. Ví dụ như đầu tư nguồn lực hướng vào việc sáng tạo nội dung chất lượng, mang lại giá trị cho người đọc.
Tại sao tôi có thể khẳng định chắc nịch như vậy là nhờ lời khẳng định từ John Mueller của Google rằng:
“Tôi không nghĩ rằng chúng ta phân biệt như vậy trong hệ thống của mình. Theo quan điểm của tôi, tôi sẽ không tập trung vào tổng số liên kết đến trang web của bạn hoặc tổng số liên kết tên miền đến trang web của bạn, bởi vì chúng tôi xem xét các liên kết theo một cách rất khác. ”
Những loại liên kết sâu nào được Google Ads hỗ trợ
Deep link thì không thể tự động thiết lập khi bạn tạo ứng dụng và hoạt động trên các hệ điều hành Android hoặc iOS. Mà nó đòi hỏi nhóm phát triển ứng dụng của bạn thực hiện các thay đổi ngay trong ứng dụng. Để hiểu sâu hơn về vấn đề này bạn cũng có thể tham khảo thêm bài giới thiệu về deep link của Google.
Vậy có bao nhiêu loại deeplink được Google hỗ trợ?
Hiện tại, Google Ads có thể hỗ trợ 3 loại đường liên kết sâu cho chiến dịch tương tác, tiếp thị lại động cho ứng dụng, tìm kiếm, hiển thị và mua sắm.
Bao gồm:
- Đường liên kết đến ứng dụng Android: sử dụng URL đích ví dụ như www.example.com hoặc www.example.com/product_1234
- Đường liên kết chung (iOS): sử dụng URL đích dành cho những người cài đặt iOS.
- Lược đồ tùy chỉnh: Tạo URL tùy chỉnh để liên kết đến nội dung trong ứng dụng (loại này chỉ phù hợp với đối tượng người dùng đã cài đặt ứng dụng của bạn).
Cách thức triển khai liên kết sâu
Cách thức triển khai liên kết sâu sẽ phụ thuộc vào loại deep link mà bạn lựa chọn.
Với đường liên kết đến ứng dụng Android bạn cần yêu cầu nhà phát triển Android thực hiện các bước sau trong bài viết để kiểm tra xem bạn đã bật một URL cụ thể cho Đường liên kết đến ứng dụng hay chưa.
Với đường liên kết chung iOS, bạn sẽ tiến hành nhập URL cần kiểm tra thông qua công cụ xác thực API tìm kiếm ứng dụng của Apple.
Và tiến hành đánh dấu vào mục “Liên kết đến ứng dụng”. Nếu nó hiển thị “Passed” nghĩa là đường liên kết chung của bạn đã được bật.
Bạn cũng có thể đọc thêm các phương pháp hay nhất trong việc triển khai xây dựng deep link của Google để hiểu kỹ hơn về vấn đề này.
Kết luận
Trên đây là nội dung tổng quan về deep link, tuy nhiên để thực hiện thành công bạn cần đến bộ phận kỹ thuật phát triển ứng dụng cũng như bàn bạc với họ cách tối ưu sao cho hiệu quả nhất. Đây quả thực là một trong những chiến thuật khá thú vị nhằm điều hướng người dùng tới trang sản phẩm, dịch vụ của bạn nhanh hơn. Cũng như gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và trải nghiệm của khách hàng. Cảm ơn bạn đã đọc bài!
Nguồn: vietmoz.edu.vn
Bản quyền thuộc về Đào tạo SEO VietMoz
Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả