Cập nhật Freshness Algorithm của Google SEO
Bạn đã có thể nghe nói về cập nhật thuật toán làm mới – Google’s Freshness Algorithm của Google SEO. Đặc biệt là mối quan hệ giữa SEO và nội dung mới.
Vậy điều này có nghĩa là gì và làm thế nào mà “độ mới” lại ảnh hưởng tới xếp hạng trang web của bạn trong các công cụ tìm kiếm?
Đúng, nội dung mới là một tín hiệu xếp hạng cho công cụ tìm kiếm nổi tiếng – Google và điều này mang ý nghĩa nó có thể ảnh hưởng tới hiệu suất của website theo thời gian. Nếu chủ đề trên website của bạn là một thứ gì đó thay đổi theo thời gian hoặc thường xuyên cần được cập nhật, rất có thể nội dung của bạn sẽ bị trôi xuống trong kết quả tìm kiếm hay bị đối thủ cạnh tranh vượt mặt nhờ thông tin mới hơn.
Bản cập nhật Caffeine là các trang sẽ được Google thu thập lại thông tin và lập chỉ mục thường xuyên hơn so với trước đây. Trước đó, một số trang có thể hoạt động nhiều tuần mà không được thu thập lại thông tin. Đối với những trang cập nhật Caffeine này có thể được cập nhật trong kết quả tìm kiếm thường xuyên hơn nhiều và các tìm kiếm có thể đáng tin cậy hơn.
Đối với những công ty hay website trực tuyến, nội dung có thể rất quan trọng nhằm phát triển doanh nghiệp online của bạn. Nội dung là yếu tố cơ bản, không chỉ để tối ưu hóa tìm kiếm mà còn cho mọi chiến lược tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing). Đây là lý do mà tại sao tiếp thị hiện đại vẫn tuyên bố rằng “Content is King”.
Khi mà thuật toán làm mới của Google được phát hành, nó đã làm thay đổi cách mà doanh nghiệp tiếp cận chiến lược nội dung của họ.
Google’s Freshness Algorithm là gì?
Bản cập nhật này nhằm mục đích cung cấp cho người tìm kiếm nội dung mới hơn, mang đến lợi thế tốt hơn, nổi bật hơn trong xếp hạng tìm kiếm. Đặc biệt là với những nội dung EAT hay website YMYL – nơi mà chất lượng nội dung mới là quan trọng nhất.
Các truy vấn về những vấn đề như “Kết quả thăm dò bầu cử” hay “Đội nào đã thắng trong trận bóng đá tối Chủ nhật” hay “Khóa học SEO nào chất lượng nhất hiện nay” dựa trên các thông tin có thể thay đổi một cách thường xuyên theo ngày, tuần và tháng.
Khi Google cho ra bản cập nhật Freshness Algorithm, nó đã ảnh hưởng tới 35% tổng số kết quả tìm kiếm được. Điều đó có nghĩa là đối với SEO, nội dung mới là một trong các yếu tố quan trọng cần cân nhắc nhất. Các nhà quản trị Website và người tạo nội dung sẽ cần phải xem xét vấn đề của họ một cách thường xuyên hơn.
Một trong những cách mà Freshness Algorithm của Google hoạt động là đo lường mức độ làm mới (một cách tương đối) của một website cụ thể liên quan tới khối lượng nội dung mới về chủ đề đó. Tầm quan trọng của “tính mới” đối với một số truy vấn tìm kiếm lớn hơn so với những truy vấn khác và Google hoàn toàn có thể xác định được điều này bằng cách ghi chú tần suất nội dung được tạo dành cho một chủ đề.
Ví dụ: Càng ngày càng có nhiều website/ người viết blog về các chủ đề nhất định, thì những nội dung này càng có thể được thay đổi một cách nhanh chóng và tầm quan trọng của “sự mới mẻ” là cần thiết đối với nó.
Điều này càng đặc biệt rõ ràng hơn trong các truy vấn rộng hoặc “cụm từ đầu”. Một blog từ Rand Fishkin của Moz đã thảo luận về yếu tố này của bản cập nhật sau khi được phát hành. Trong đó, những truy vấn rộng rãi, có lưu lượng truy cập cao như “bóng đá” hay “du lịch” sẽ có nhiều khả năng thấy được những chuyển động dựa trên sự mới mẻ hơn.
Điều này có nghĩa là các trang web có thứ hạng từ khóa ngắn, cạnh tranh cao sẽ phải quan tâm nhiều hơn tới tính mới của nội dung nhằm duy trì được lưu lượng truy cập.
Tất nhiên, các từ khóa, sự kiện theo trends hay các chủ đề phát triển nhanh chóng như thể thao, tin tức và văn hóa đại chúng là một vài lĩnh vực bạn phải tuân theo bản cập nhật Freshness Algorithm của Google.
Trên thực tế, thông báo của Google về bản cập nhật cũng đã đưa ra một số hướng dẫn về các chủ đề mà SEO với nội dung mới là quan trọng:
- Các sự kiện gần đây hoặc chủ đề nóng: Các chủ đề hiện đang thịnh hành trên web hoặc diễn ra nhanh chóng, mọi người đều muốn có được thông tin mới nhất có thể. Theo Google, các sự kiện tin tức nóng hổi này có thể đưa ra các kết quả chỉ trong vài giây.
- Các sự kiện định kỳ thường xuyên: Các sự kiện được lên lịch thường xuyên như hội nghị hàng năm, bầu cử, sự kiện hàng tháng,…
- Cập nhật thường xuyên: Điều này bao gồm những thứ có thể không nhất thiết phải là “chủ đề HOT” những vẫn là thứ mà mọi người muốn có thông tin mới nhất từ nó như: đánh giá sản phẩm mới, thông tin về năm mẫu xe hơi,… Đối với nhiều doanh nghiệp và các trang web Thương mại điện tử cần xem xét tầm quan trọng của việc SEO mới nội dung này, đây là một trong những lĩnh vực mà bản cập nhật thuật toán làm mới của Google là quan trọng nhất.
Các truy vấn đều mong muốn sự mới mẻ
Một số nhà làm nội dung đã bắt đầu truyền bá về khái niệm “điểm số” độ tươi mới của Google. Tuy nhiên, Google chưa bao giờ thừa nhận một điểm số có thể đo lường, xác định được mức độ mới của một website hay nội dung của nó và Google chắc chắn cũng không cung cấp cho các quản trị web cách để biết một điều nghe “giống như vậy”.
Bản cập nhật Freshness Algorithm của Google dựa trên một khái niệm được tích hợp trong thuật toán của họ, được gọi là “truy vấn đáng được làm mới” (hoặc QDF), QDF là thứ gần nhất với điểm mức độ mới của Google và là cách mà Google xác định truy vấn tìm kiếm nào đang cần kết quả mới và truy vấn nào vẫn có thể hoạt động đủ tốt với kết quả thường xuyên.
Xét về cơ bản, như đã nói ở trên, Freshness Algorithm của Google được thiết kế nhằm ám chỉ đến các tìm kiếm cho các chủ đề đang được cho là “nóng” hoặc xu hướng dựa trên khối lượng nội dung mới được xuất bản, cùng với các chủ đề thường xuyên không ổn định.
Mô hình QDF đo lường số lượng Blog, bài tin hoặc website mới đang được tạo về một chủ đề nào đó và xác định rằng chủ đề đó có thể là chủ đề mà người dùng muốn có kết quả tìm kiếm mới nhất có thể.
Cách kiểm tra độ mới về SEO trên website của bạn
Việc tạo hay tối ưu hóa nội dung mới cho SEO sẽ phụ thuộc phần lớn vào việc doanh nghiệp (hay nội dung) của bạn có tồn tại trong một không gian, nơi mà nội dung mới là quan trọng hay không.
Sự thật là có nội dung mới, phù hợp và cập nhật nó là điều vốn có đối với hầu hết mọi ngành hoặc doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó quan trọng hơn ở trong một số lĩnh vực so với những lĩnh vực khác (Ví dụ như Công nghệ). Điều đó cho thấy, không phải mọi trang web đều bị kéo xuống bởi bản cập nhật Freshness Algorithm của Google.
Điều tốt nhất mà bạn cần làm ở đây là tự hỏi xem rằng doanh nghiệp của bạn có hoạt động ở trong ngành mà khách hàng yêu cầu thông tin cần cập nhật nhiều nhất hay không và liệu nội dung của bạn có thể cung cấp cho họ điều đó hay không. Trong SEO, mục tiêu cuối cùng cho tất cả nội dung trên website là phải giúp khách hàng.
Tiếp theo, bạn có thể xác minh xem nội dung cũ của mình có hoạt động kém hơn theo thời gian hay không.
Các dữ liệu từ Google Analytics hay Search Console có thể giúp cho bạn khám phá các lập chỉ mục trên website của mình hiện có bị mất lưu lượng truy cập theo thời gian hay không?
Cả hai tài nguyên này đều cho phép bạn thực hiện việc so sánh dựa theo chu kỳ (POP) hoặc theo năm (YOY) để tìm các trang hiện đang bị mất lưu lượng truy cập trên website của mình và điều đó có thể bị ảnh hưởng bởi bản cập nhật Freshness Algorithm của Google.
Trong tài khoản Analytics của mình, bạn có thể chuyển tới báo cáo mà bạn đang muốn kiểm tra. Để hiểu lưu lượng truy cập tìm kiếm, tốt nhất bạn nên chuyển tới báo cáo Hành vi > Trang đích và sau đó lọc theo phân đoạn “lưu lượng truy cập không phải trả tiền”.
Điều này sẽ cung cấp cho bạn thêm một ý tưởng tốt về cách mà người dùng ”truy cập” vào các trang của bạn thông qua công cụ tìm kiếm.
Từ đây, bạn có thể sử dụng phạm vi ngày để so sánh theo khoảng thời gian trước, năm trước hoặc với phạm vi tùy chỉnh theo mình muốn.
Không có cách nào để biết chắc chắn được liệu website của bạn có đang bị “đánh giá” bởi Freshness Algorithm hay không hoặc thậm chí biết cụ thể được trang nào đang bị “đánh giá”.
Tuy nhiên, nếu bạn thấy rằng các trang cũ hơn trên website của mình đã giảm đều đặn theo năm tháng, thì có thể là do thông tin chúng đem lại dần trở nên ít liên quan hơn.
Báo cáo Hiệu suất của bảng điều khiển tìm kiếm cũng có thể giúp bạn xác minh. Kiểm tra các URL ở dây với cùng khung thời gian YOY hoặc POP và xem liệu “xếp hạng trung bình” hoặc “Số lần hiển thị” có bị giảm hay không. Đây là những manh mối có thể cho thấy bạn đã bị mất thứ hạng cho một số từ khóa. Trên thực tế, việc có thể theo dõi dữ liệu hiệu suất từ khóa là một phần quan trọng trong những gì Search Console của Google được sử dụng trong kinh doanh. Bạn hoàn toàn có thể kết hợp công cụ này vào chiến lược SEO tổng thể của mình.
Bạn cũng có thể sử dụng các công cụ như Google Trends để hiểu rõ hơn về xu hướng tìm kiếm cho các từ khóa cụ thể của mình. Có thể lưu lượng truy cập giảm là vì lý do xã hội hoặc đơn giản chỉ là ít tìm kiếm hơn, chứ không phải do cập nhật Freshness Algorithm đã có bất kỳ ảnh hưởng nào tới website của bạn.
Đây là lý do tại sao nhiều công ty nhận thấy được giá trị của việc có một đội ngũ SEO hoặc một đại lý chuyên nghiệp trợ giúp về SEO là có ích như thế nào. Lưu lượng truy cập bị mất có thể do một loạt các yếu tố thuật toán, vì vậy việc hiểu toàn bộ SEO web của bạn sẽ rất quan trọng trước khi bạn thực hiện những thay đổi mạnh mẽ.
Có thể theo dõi dữ liệu hiệu suất, chẩn đoán ảnh hưởng của thuật toán và tinh chỉnh nội dung mới cho SEO là một phần quan trọng để có thể duy trì lưu lượng truy cập tìm kiếm.
Tối ưu hóa website của bạn cho nội dung SEO
Dưới đây là một số phương pháp hay nhất nhằm đảm bảo website của bạn có thể hoạt động tốt hơn theo Freshness Algorithm của Google. Sau cùng, bạn sẽ muốn biết mình phải làm gì nếu bạn nhận thấy rằng nội dung của mình có thể đăng gặp phải tình trạng không được ổn định.
Bạn đang tự hỏi rằng chỉ nên cập nhật nội dung hiện có? Có nên xoá mục và tạo một mục mới không? Hay có nên viết lại hoàn toàn nội dung ngay từ ban đầu không?
Và sự thật là không có đáp án chính xác để có thể giải quyết được vấn đề này, như thường lệ, bạn nên lưu ý tới người dùng cuối tạo (hoặc chỉnh sửa) nội dung của mình.
Các mục của trang chính và các mục của thanh điều hướng
Trong những trường hợp này, có thể bạn muốn xem xét cập nhật nội dung khi thông tin không liên quan tới khoảng thời gian hiện tại hay thông tin không còn đúng nữa.
Trên thực tế, bạn không nhất thiết phải viết lại hoặc tạo lại nội dung từ đầu. Trừ khi trang đó không có thứ hạng từ khóa hoặc lưu lượng truy cập rất ít – trong trường hợp đó thì không có nhiều thứ để mất nữa.
Nếu URL của bạn có một số thứ hạng từ khoá trang 1, 2 hoặc 3 thì tốt nhất là chỉ nên cập nhật nội dung. Nếu những từ khoá đó có liên quan, hãy củng cố cho chúng bằng các chiến lược SEO khác có thể là một cách tốt hơn để cải thiện thẩm quyền của trang.
Bạn sẽ vừa muốn đảm bảo nội dung của mình được thiết kế nhằm giúp khách truy cập, đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của họ và muốn nội dung đó được viết thân thiện với EAT. Nguyên tắc về Đánh giá chất lượng tìm kiếm của Google đã chia sẻ: “Những người đánh giá có thể tìm kiếm các cách xác định EAT trên một trang web”.
Các nguyên tắc tương tự đó cũng bố trí một số hướng dẫn về cách xác định độ mới của một website, nghĩa là độ mới của nội dung là một yếu tố quan trọng đối với đánh giá của của người đọc về chất lượng trang web đó. Các đánh giá được dựa trên việc liệu một tìm kiếm có thể tìm thấy “nhu cầu được đáp ứng” của họ một cách “hợp lý hay không?” dựa trên nội dung của trang.
Dưới đây là hướng dẫn cho bạn về cách làm mới nội dung trong chiến lược SEO.
Bài đăng trên Blog
Các bài đăng trên blog và các trang web tương tự thường có xu hướng bị ảnh hưởng nhiều bởi bản cập nhật Freshness Algorithm của Google. Một phần vì thiết kế website phổ biến, tức là các bài đăng trên blog có xu hướng bị đẩy ra xa trang chủ hơn hoặc số lượng nhấp chuột nhiều hơn từ các trang web có liên quan.
Nếu bạn nhận thấy rằng các bài đăng trên blog cũ của mình đã bị giảm/mất lưu lượng truy cập hoặc đã chìm xuống cuối các báo cáo Analytics của mình, thì có thể những nội dung đó đáng để cập nhật và xuất bản lại chúng.
- Viết lại các bài đăng trên blog với thông tin đã được cập nhật, bối cảnh hiện tại có liên quan và cùng với đó là các nguồn/ các nghiên cứu đáng tin cậy và mới nhất. Đảm bảo sự “mới mẻ” cũng có nghĩa là “nhu cầu được đáp ứng” cho độc giả của bạn.
- Sắp xếp nội dung mới để tập trung vào các từ khoá có liên quan. Nếu ban đầu, blog của bạn nhắm mục tiêu tới các từ khoá hiện không còn mang lại lưu lượng tìm kiếm cao nữa, hãy thực hiện một số nghiên cứu từ khoá mới và tìm các từ khoá tương tự gần nhất. Hãy nhớ rằng, chúng phải có liên quan và chính xác!
- Viết lại nội dung blog của bạn thân thiện với EAT. Đảm bảo rằng nội dung của bạn có kiến thức chuyên môn tốt, quyền hạn hoặc mức độ đáng tin cậy là cách tốt nhất để chứng minh với khách truy cập rằng nội dung mà bạn đem tới hoàn toàn có giá trị.
- Nếu bạn tái xuất bản mục, hãy đảm bảo giữ nguyên URL để bạn có thể duy trì mục đó qua trang gốc. Còn nếu bạn xuất bản lại các bài đăng trên blog của mình tại một URL mới, hãy đảm bảo chuyển hướng URL cũ sang phiên bản mới của trang.
Khi bạn cập nhật và xuất bản các bài đăng blog trên một số hệ thống quản lý nội dung (CMS), chúng thường bao gồm cả dấu thời gian hoặc ngày tháng có thể xuất hiện trong đoạn mã tìm kiếm. Điều này có thể cho cả Google lẫn khách truy cập biết khi nào blog gốc được xuất bản hoặc khi nào nó được cập nhật.
Chúng tôi khuyên bạn không nên chỉ xuất bản lại một bài đăng trên blog mà không cập nhật thêm nội dung mới, với mục đích chỉ để hiển thị dấu thời gian mới. Vì nội dung vẫn sẽ khớp với nội dung cũ trong chỉ mục và Google có thể coi đây là một nỗ lực nhằm thao túng thứ hạng một cách “không trung thực”, dẫn tới hình phạt dành cho website của bạn.