Google My Business là một trong những công cụ trực tuyến giúp người quản trị website quản lý hoạt động kinh doanh, và còn là cánh tay trái đắc lực trong việc thúc đẩy phương pháp SEO của bạn tốt hơn. Cùng VietMoz tìm hiểu chi tiết về nó qua bài viết dưới đây:
Google My Business là gì?
Google My Business dịch ra là Google doanh nghiệp của tôi – đây là một trong những công cụ miễn phí được cung cấp bởi Google. Nó cho phép bạn quản lý và tối ưu hóa Hồ sơ doanh nghiệp trực tuyến của mình dễ dàng hơn.
Trong đó hồ sơ doanh nghiệp là thuật ngữ của Google dùng để chỉ danh sách doanh nghiệp của bạn xuất hiện trên Google. Cụ thể, nó được tìm thấy ngay trên Google Maps và trong tất cả các kết quả tìm kiếm trên Serps.
Bạn có thể thấy chúng như các hình được minh họa sau đây:
Hoặc:
Hoặc hình ảnh trên điện thoại nó sẽ trông như thế này:
Tùy thuộc vào thông tin mà bạn cung cấp, Google sẽ hiển thị doanh nghiệp của bạn bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, giờ làm việc, hình ảnh…Ngoài ra, nhờ việc liên kết với Google Maps mà người dùng dễ dàng tìm được địa chỉ doanh nghiệp của bạn đang ở đâu.
Những lợi ích của Google My Business đối với SEO là gì?
Hầu hết những người làm SEO lâu năm đều hiểu tầm quan trọng của việc sử dụng Google My Business. Ví dụ thông qua các truy vấn Seo local hay tìm kiếm trên bản đồ đều giúp thương hiệu của bạn được quảng bá tốt hơn. Cùng điểm qua một số lợi ích điển hình dưới đây:
Quản lý hồ sơ doanh nghiệp
Mỗi khi khách hàng tìm kiếm thông tin liên quan đến bạn trên internet, họ sẽ được cung cấp nội dung liên quan bao gồm tên doanh nghiệp, số điện thoại, địa chỉ, hình ảnh ngành dịch vụ nổi bật…Nói chính xác là giúp người dùng có cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp.
Xây dựng lòng tin của khách hàng
Việc cung cấp chính xác thông tin địa chỉ doanh nghiệp, bạn sẽ có một vị trí cố định ngay trên bản đồ. Bảng hiệu này sẽ hiển thị mỗi khi người dùng tìm các thông tin liên quan đến doanh nghiệp.
Khách hàng sẽ cảm thấy an tâm hơn, rằng đây là địa chỉ tin cậy cung cấp đầy đủ các thông tin bao gồm cả số điện thoại liên hệ. Ngoài ra, nếu khách hàng bạn bắt gặp các nhận xét, đánh giá tốt từ những người dùng khác để lại họ sẽ đặt niềm tin hơn về lợi ích mà doanh nghiệp mang lại.
Vì vậy, bạn hãy chủ động trong việc kêu gọi khách hàng của mình để lại những nhận xét tích cực. Đừng quên phản hồi, trả lời các đánh giá nhận xét một cách kịp thời, điều này gây ấn tượng với người dùng về dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.
Lưu ý: Trường hợp bạn bị đối thủ chơi khăm bằng cách spam nhận xét tiêu cực hàng loạt, hãy chủ động xóa chúng để người sau không phải thấy nó và có cái nhìn không tốt về bạn.
Tiếp cận khách hàng tiềm năng
Như đã đề cập ở trên, khi bạn cung cấp đầy đủ thông tin, hình ảnh cố định trên Google My Business thì cơ hội tiếp cận được đối tượng khách hàng tiềm năng sẽ cao hơn. Cụ thể khách hàng sẽ dễ dàng đưa ra quyết định lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ của bạn thông qua những thông tin mà bạn cung cấp.
Cũng vì lẽ đó, mà ngay từ đầu khi tạo hồ sơ doanh nghiệp bạn cũng phải chăm chút thông tin, hình ảnh thật cẩn thận. Bởi nó không khác gì là bộ mặt doanh nghiệp bạn hiện tại và trong tương lai.
Tương tác khách hàng dễ dàng
Hiện nay, khoảng cách tiếp cận giữa người dùng và doanh nghiệp trở nên gắn bó mật thiết hơn bao giờ hết. Chưa đầy 5s khách hàng đã có thể thực hiện các thao tác đánh giá và nhận xét, cũng như cập nhật hình ảnh sản phẩm/ dịch vụ của bạn ngay trên Google. Điều này gia tăng số lượng người truy cập vào website của bạn lên tới 35%, và hơn 42% người tìm bạn trên địa chỉ Google Maps.
Ngoài ra, bạn cũng dễ dàng kiểm soát được lượng khách truy cập địa chỉ mỗi ngày. Từ đó khoanh vùng đối tượng khách hàng của mình thường xuyên tập trung ở những khu vực nào. Điều này cực kỳ có lợi cho những đợt thiết lập và triển khai chiến lược tiếp thị marketing hiệu quả hơn.
Cách đăng ký Google Doanh nghiệp
Trước khi bắt tay vào quá trình sử dụng Google My Business sao cho hiệu quả nhất, bạn cần tiến hành đăng ký hồ sơ doanh nghiệp trên Google. Nếu bạn chưa đăng ký hãy tìm hiểu và thực hiện tuần tự theo các bước sau đây:
Bước 1: Bạn truy cập vào link sau để đăng ký: https://www.google.com/intl/vi_vn/business/
Bước 2: Chọn vào mục Quản lý ngay hiển thị trên màn hình:
Lưu ý: Bạn cần đăng nhập tài khoản Google để nhận các thông báo liên quan từ Google My Business.
Bước 3: Bạn tiến hành điền đầy đủ tên doanh nghiệp, lưu ý nên điền tên doanh nghiệp trùng với tên website của bạn:
Đồng thời nhập những thông tin mà Google yêu cầu bao gồm: tên doanh nghiệp, địa chỉ, mã bưu chính, số điện thoại…
Bước 4: Xác minh địa chỉ Google Maps
Thời gian Google xác minh địa chỉ doanh nghiệp của bạn sẽ mất ít nhất là 1 tuần, tuy nhiên bạn cần đảm bảo một số yếu tố liên quan bao gồm số điện thoại lần đầu dùng cho doanh nghiệp của mình. Kèm theo hình ảnh mô tả trực quan các tài sản bên trong và bên ngoài doanh nghiệp của bạn…
Bạn cũng có thể tham khảo bài viết 12 cách xác minh Google Map của VietMoz để biết thêm chi tiết.
Và đây là kết quả hiển thị khi bạn gõ tên thương hiệu của 1 doanh nghiệp trên thanh công cụ tìm kiếm:
Như vậy là bạn đã đăng ký hồ sơ doanh nghiệp thành công rồi nhé!
Tối ưu Google My Business hiệu quả cho SEO
Để tối ưu Google My Business hiệu quả, đầu tiên bạn cần nắm tổng quan các mục có trên trang bao gồm:
- Quản lý vị trí: Nó cho phép quản lý nhiều địa điểm trên cùng một tài khoản.
- Tài khoản được liên kết: Là nơi bạn có thể liên kết tài khoản quảng cáo trên Google.
- Cài đặt: Tại đây bạn dễ dàng cài chế độ hiển thị đánh giá, ngôn ngữ, hình ảnh và một số yếu tố khác.
- Hỗ trợ: Trường hợp bạn có thắc mắc nào liên quan tới việc sử dụng Google My Business có thể đặt câu hỏi với đội ngũ của Google để được hỗ trợ.
Tiếp theo, để sử dụng Google Doanh Nghiệp tối ưu cho công cụ tìm kiếm tốt hơn bạn có thể sử dụng 4 cách đơn giản nhất sau đây:
Tương tác với người dùng
Hiện nay với nền tảng kỹ thuật số phát triển, người dùng không khó để tìm thấy được bạn. Vì vậy việc sử dụng Google My Business sẽ hỗ trợ bạn tương tác người dùng tốt hơn. Cụ thể bạn sẽ trực tiếp trả lời các bài đánh giá, cũng như phản hồi các câu hỏi do người dùng để lại.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chủ động xuất bản các bài đăng lên Hồ sơ doanh nghiệp của mình tương tự như cách mà bạn thực hiện trên các nền tảng truyền thông xã hội khác như Facebook, Twitter…
Chỉnh sửa và cập nhật những thông tin quan trọng
Với cách này sẽ giúp cho Hồ sơ doanh nghiệp của bạn trở nên nổi bật hơn trong mắt người dùng. Cụ thể bạn sẽ cung cấp chi tiết ngày giờ làm việc, sản phẩm, dịch vụ và giá cả kết hợp hình ảnh…Hoặc bạn cũng có thể thay đổi, cập nhật tổng quan doanh nghiệp của mình bất cứ lúc nào nếu cần.
Theo dõi số lần nhấp Hồ sơ doanh nghiệp
Để có thể nắm được thông tin chi tiết về đối tượng và hiệu suất tìm kiếm của người dùng đối với doanh nghiệp của bạn, bạn có thể sử dụng trang tổng quan Google My Business.
Tại mục Insights bạn dễ dàng nắm được các truy vấn của khách hàng, ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng Google Analytics để theo dõi và đo lường thêm.
Tối ưu từ khóa
Bạn sẽ kết hợp các từ khóa chính lồng ghép vào hồ sơ doanh nghiệp của mình, đồng thời tối ưu hóa nó nhằm cải thiện thứ hạng tìm kiếm trong kết quả địa phương.
Lưu ý: từ khóa bạn sử dụng cần có sự liên quan đến ngành nghề lĩnh vực mà bạn đang làm, đảm bảo chúng được kết hợp một cách tự nhiên mô tả doanh nghiệp của bạn.
Ngoài ra bạn nên thúc đẩy người dùng viết các bài đánh giá tích cực cũng như phản hồi nhanh chóng. Điều này giúp Google hiểu rằng bạn là 1 trong những địa chỉ tin cậy có thể thỏa mãn được ý định tìm kiếm của người dùng.
4 lỗi thường gặp khi đánh dấu địa điểm doanh nghiệp
Phần lớn với những ai lần đầu tiên thực hiện thì không thể tránh khỏi việc vấp phải 1 trong 4 lỗi phổ biến dưới đây:
- Thiếu thông tin: Không điền đầy đủ thông tin liên quan đến doanh nghiệp như địa chỉ, số điện thoại, thời gian làm việc, danh mục sai.
- Đặt vị trí nhầm chỗ hoặc không chính xác.
- Ghi tên thương hiệu hoặc từ khóa chính quá dài.
- Ghi tên không phải tên riêng của doanh nghiệp bao gồm: tên đường, quận, tỉnh thành phố, tên sản phẩm/ dịch vụ…
Ví dụ: Sửa máy tính Hà Nội, Công ty Digital Marketing tại Hải Phòng, Sapa – Làm đẹp cho phụ nữ….
Hiện nay, việc bạn mắc phải 1 trong 4 lỗi trên rất có thể Google Business sẽ không chấp nhận Hồ sơ doanh nghiệp của bạn.
Một số câu hỏi thường gặp về Google My Business
Thông tin hồ sơ doanh nghiệp trên Google My Business được hiển thị ở đâu?
Người dùng có thể tìm kiếm được hồ sơ doanh nghiệp của bạn trên Google thông qua kết quả tìm kiếm trên Serps, kết quả tìm kiếm địa lý với các truy vấn từ khóa liên quan, kết quả hiển thị trên Google Maps.
Làm cách nào để xác minh doanh nghiệp?
Bạn có thể xác minh quyền sở hữu hồ sơ doanh nghiệp thông qua cuộc gọi điện thoại, qua SMS hoặc bằng cách yêu cầu nhận bưu thiếp gửi tới địa chỉ của bạn. Bạn cũng có thể tham khảo hướng dẫn của Google để biết cách xác minh doanh nghiệp.
Lưu ý: Bạn cần đảm bảo hình ảnh doanh nghiệp trên mạng của mình đã được tối ưu.
Trường hợp xác minh xong số điện thoại nhưng vẫn đang trong giai đoạn chờ xử lý thì sao?
Lúc này bạn cần chờ 72h, nếu Google vẫn không duyệt bạn cần chủ động liên hệ và gửi bảng hiệu cho nó.
Kết luận
Việc nắm được khái niệm Google My Business, cách thức hoạt động và làm sao để tối ưu nó sẽ giúp bạn cải thiện phương pháp SEO hiệu quả hơn. Hy vọng với những nội dung sẽ giúp ích cho bạn, nếu có thắc mắc nào, bạn vui lòng để lại bình luận ngay dưới bài viết, chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất. Cảm ơn bạn đã đọc bài!
Nguồn: vietmoz.edu.vn
Bản quyền thuộc về Đào tạo SEO VietMoz
Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả