Vào ngày 26/10/2015 Google đã xác nhận sự tồn tại của RankBrain một thuật toán cốt lõi của mình. Cụ thể nó được đánh giá là 1 trong những dấu hiệu quan trọng thứ 3 quyết định thứ hạng của một từ khóa. Cũng vì lẽ đó mà RankBrain giờ đây trở thành một thước đo không thể thiếu của Google trong việc trả về kết quả đúng với ý định tìm kiếm của người dùng hơn.
Vậy Google RankBrain là gì? Cách nó hoạt động như thế nào và làm sao để tối ưu nó? Cùng đọc ngay bài viết dưới đây:
Google RankBrain là gì?
RankBrain là một trong những thuật toán cốt lõi của Google được xây dựng trên nền tảng học máy (AI), có vai trò phân loại kết quả tìm kiếm phù hợp nhất cho truy vấn của người dùng trên SERPs.
Nếu như trước đây RankBrain, 100% thuật toán của Google được viết mã thủ công như quy trình sau:
Ngày nay, mặc dù các kỹ sư Google vẫn tiếp tục công việc của mình tuy nhiên RankBrain lại trở thành công cụ đắc lực giúp họ cho ra kết quả tìm kiếm thực sự phù hợp với mục đích của người tìm kiếm. Thông qua việc áp dụng các yếu tố như vị trí của người tìm kiếm, cá nhân hóa và các từ khóa,…
Tóm lại, RankBrain tự điều chỉnh thuật toán. Vậy RankBrain tự điều chỉnh thuật toán như thế nào để trả về kết quả phù hợp cho ý định tìm kiếm của người dùng?
Cụ thể: Nó dựa trên từ khóa, RankBrain sẽ tăng hoặc giảm tầm quan trọng các yếu tố quyết định xếp hạng của 1 từ khóa như backlinks nội dung, độ dài bài viết v.v…
Sau đó, RankBrain sẽ tập trung vào cách mà người dùng truy vấn và tương tác với những kết quả mới. Nếu kết quả người dùng hài lòng với những gì mà họ thấy trên SERPs, RankBrain sẽ tiếp tục giữ. Nếu không, RankBrain sẽ tự động thiết lập lại thuật toán trở về cũ cho truy vấn đó.
Càng ngày thuật toán RankBrain càng thông minh hơn, đó là lý do mà bạn cần tìm hiểu và tối ưu nó hiệu quả để đạt được hạng tốt nhất trên kết quả tìm kiếm.
Cách hoạt động của Google RankBrain
Google RankBrain hoạt động dựa trên hai công việc chính đó là hiểu các truy vấn tìm kiếm của người dùng cũng như đo lường cách mọi người tương tác với kết quả đó. Để tìm hiểu chuyên sâu hơn, hãy cùng tôi tìm hiểu rõ hơn từng công việc này.
RankBrain hiểu từ khóa mà bạn tìm kiếm như thế nào?
Trước đây khi chưa có sự ra đời của thuật RankBrain, Google đã từng gặp phải một vấn đề đó là 15% từ khóa mà người dùng gõ trên Google lại chưa từng được nhìn thấy trước đây.
Có thể, đọc qua bạn sẽ nhận thấy 15% là 1 con không nhiều. Tuy nhiên, nếu so sánh với số liệu thực tế của Google thì 15% tương ứng đến 450 triệu từ khóa mỗi ngày. Đây là 1 con số thực sự lớn.
Và giờ đây, việc RankBrain ra đời đã thay đổi một cách ngoạn mục trong việc trả về kết quả đúng cho từ khóa mà người dùng truy vấn. Nói đúng hơn, RankBrain thực sự hiểu người dùng đang hỏi những gì, từ đó nó cung cấp một bộ kết quả chính xác gần như tuyệt đối 100%.
Điều gì đã tạo nên sự thay đổi tuyệt vời này. Cụ thể Google sẽ cố gắng đối sánh các từ khóa trong truy vấn tìm kiếm của người dùng với các từ trên một trang. Điều này có lợi cho họ trong việc tìm ra ý của người dùng không khác gì một người bạn thân cận.
Ví dụ: Bạn tìm kiếm từ khóa “3 học trò thỉnh kinh”, Google sẽ tìm những trang có chứa các từ khóa “3 học trò”, “học trò”, “thỉnh kinh”, “thỉnh”, “kinh”…
RankBrain hiểu rằng rất có thể bạn đang có nhu cầu tìm kiếm bộ phim Tây du ký nên đã hiển thị ngay các trang về phim Tây du ký cho bạn. Như vậy, RankBrain đang cố gắng để hiểu điều mà bạn mong muốn .
Ví dụ: Nếu như bình thường bạn tìm kiếm từ khóa bóng đá, Google sẽ hiển thị những trận đấu gần nhất đã xảy ra. Nhưng đặt trong bối cảnh giải đấu World Cup thì khi bạn truy vấn từ khóa bóng đá, Google sẽ hiển thị ngay các trận đấu bóng đá World Cup sắp diễn ra.
Tóm lại: Google RankBrain không dừng lại việc trả về kết quả khớp với truy vấn tìm kiếm mà nó còn đặt truy vấn tìm kiếm đó trong một bối cảnh cụ thể…để đạt một kết quả tốt nhất.
RankBrain đo lường mức độ hài lòng của người dùng ra sao?
Với thuật toán RankBrain, nó hoàn toàn hiểu rõ các từ khóa mới và thậm chí nó còn có khả năng điều chỉnh theo chiều hướng mà nó cảm thấy là tốt.
Tuy nhiên một vấn đề đặt ra lúc này là: Làm thế nào mà RankBrain biết được liệu những kết quả mà chúng hiển thị thực sự tốt cho người dùng?
Câu trả lời: Nó quan sát. Quan sát thông qua hành động của người dùng ví dụ như tỷ lệ nhấp (CTR), time on site, bounce rate…
Như vậy, nếu càng nhiều người thích một trang cụ thể trong kết quả mà nó đưa ra, Google sẽ tăng thứ hạng trang đó. Ngược lại, người dùng càng bỏ trang đó để tìm đến một trang khác, Google sẽ giảm thứ hạng trang đó và đẩy top cho trang có cơ hội cao hơn.
Tóm lại, RankBrain quan sát dựa trên các tín hiệu trải nghiệm người dùng mang lại từ đó tối ưu kết quả sao cho đúng nhất với ý định tìm kiếm của người dùng.
Để hiểu rõ hơn, bạn thử đọc ngay ví dụ sau đây:
Bạn chẳng may bị trẹo chân khi đá bóng, bạn tìm kiếm “làm sao để hết trẹo chân” trên Google.
Thông thường, bạn cũng sẽ chọn kết quả hiển thị đầu tiên. Tuy nhiên, ngay từ phần bố cục bài viết bạn không nhận được thông tin giá trị để bạn áp dụng. Bạn quay trở lại để nhấp chuột vào kết quả thứ 2. Rồi bạn vẫn chưa ưng ý, bạn nhấp chuột vào kết quả thứ 3 và đây là những gì bạn muốn đọc, bạn ở lại trên trang lâu hơn để tìm ra cách làm sao hết trẹo chân. Và vì bạn đã có thứ mà bạn muốn, bạn không ghé thăm các trang kết quả khác nữa.
Và càng nhiều người cũng thực hiện hành động tương tự như bạn, Google sẽ tăng thứ hạng cho kết quả tìm kiếm thứ 3 lên trên cùng để những người sau dễ dàng tìm thấy nó hơn.
Khám phá cách nghiên cứu từ khóa của RankBrain
Không thể phủ nhận rằng Google bây giờ đã có thể hiểu được nội dung đằng sau một từ khóa. Vậy phương pháp nghiên cứu từ khóa truyền thông liệu có còn hiệu quả? Chắc chắn là nó vẫn còn hiệu quả, chỉ là bạn sẽ cần phải điều chỉnh lại quy trình nghiên cứu sao cho thân thiện với RankBrain hơn.
Dưới đây là 2 cách để bạn thực hiện:
Bỏ qua các từ khóa đuôi dài
Nếu như trước đây, ai cũng khuyên bạn lựa chọn các từ khóa đuôi dài để SEO. Thì ngày nay nó thực sự không còn có tác dụng khi mà nhà nhà người người cũng đang SEO nó. Trong khi giá trị chuyển đổi mà nó mang lại không hề cao mà khối lượng tìm kiếm cũng cực kỳ thấp.
Như vậy, các từ khóa đuôi dài thực sự đã lỗi thời và không còn phù hợp để bạn sử dụng và lựa chọn trong việc tối ưu công cụ tìm kiếm.
Tối ưu các từ khóa có độ dài trung bình
Thay vì lựa chọn các từ khóa đuôi dài như trước đây, bạn nên thay thế nó bằng việc tối ưu nội dung xung quanh từ khóa có độ dài trung bình. Lý do là mật độ tìm kiếm các từ khóa này không quá cao mà cũng không quá thấp. Đặc biệt, chúng không quá cạnh tranh.
Ví dụ, dưới đây là danh sách những từ khóa xoay quanh chủ đề về “chế độ ăn kiêng”. Các thuật ngữ ở giữa là những từ khóa có độ dài trung bình.
Như vậy, khi bạn tối ưu hóa trang với một từ khóa đuôi trung bình, RankBrain sẽ tự động xếp hạng cho bạn cụm từ đó…tương tự với các từ khóa khác.
Cách tối ưu cho thuật toán Google RankBrain
Ở phần đầu của bài viết, tôi có đề cập CTR tự nhiên là 1 tín hiệu xếp hạng RankBrain quan trọng. Vậy làm thế nào bạn có nhiều lượt nhấp hơn từ kết quả của bạn? Dưới đây là nội dung quan trọng sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi này.
Tối ưu hóa tiêu đề và thẻ mô tả cho CTR
Quay về mục đích ban đầu là gia tăng lượt nhấp chuột trên trang, vì vậy bạn sẽ cần tối ưu hóa tiêu đề chứa đựng càng nhiều cảm xúc càng tốt. Bởi một tiêu đề thể hiện tính cảm xúc tốt bao giờ cũng thu hút lượt nhấp cao hơn.
Tất nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể lồng ghép yếu tố cảm xúc vào tiêu đề. Nhưng khi có thể, bạn hãy tận dụng.
Tiếp theo, bạn có thể thêm dấu ngoặc đơn vào cuối tiêu đề. Đây là 1 mẹo hay được nghiên cứu bởi HubSpot và Outbrain, cụ thể họ đã phân tích 3,3 triệu tiêu đề. Trong đó họ phát hiện ra rằng các tiêu đề có dấu ngoặc hoạt động tốt hơn các tiêu đề không có dấu ngoặc tới 33%.
Ví dụ:
- (2022)
- (Infographic)
- (Dữ liệu mới)
- (Case Study)
Mẹo tối ưu nữa là sử dụng con số vào trong tiêu đề của mình, ngay cả khi nội dung của bạn không phải là 1 bài đăng trong danh sách.
Tương tự với tiêu đề, thẻ mô tả cũng có tầm quan trọng không kém trong việc gia tăng tỷ lệ nhấp chuột. Để tối ưu thẻ mô tả, bạn cũng có thể áp dụng các mẹo mà tôi liệt kê ở trên bao gồm việc làm cho nó trở nên có cảm xúc, …Ngoài ra, bạn sẽ cần lý giải tại sao ai đó nên nhấp vào kết quả bạn, đồng thời thẻ mô tả phải bao gồm từ khóa mục tiêu giúp Google in đậm nó khi trả về kết quả cho người dùng trên SERPs.
Tối ưu hóa nội dung cho Bounce Rate và Time on site
Sau khi đã có lượt nhấp chuột từ người dùng, bạn sẽ cần cho Google biết rằng nội dung mà bạn cung cấp khiến người dùng hài lòng, từ đó gia tăng thứ hạng bền vững với thời gian.
Như ở nhiều bài viết trước tôi có đề cập, Bounce rate và Time on site ảnh hưởng gián tiếp đến thứ hạng trang của bạn trong tương lai. Cụ thể tỷ lệ thoát càng cao, thời gian người dùng trên trang càng thấp, điều này khẳng định nội dung mà bạn mang lại không hữu ích. Nói chính xác là nó không thỏa mãn với ý định tìm kiếm của người dùng.
Vì vậy, nhiệm vụ của bạn lúc này đó là tối ưu nội dung dựa trên ý định tìm kiếm của người dùng. Vậy làm sao để tối ưu nội dung trên trang hiệu quả?
Đẩy nội dung của bạn lên trên màn hình đầu tiên
Việc để nội dung dưới màn hình đầu tiên sẽ cản trở người dùng tốn thời gian khi cuộn xuống để đọc. Thay vào đó bạn cần cố gắng thu hút người đọc của mình ngay lập tức .
Sử dụng đoạn Sapo ngắn gọn
Việc đi thẳng vào vấn đề thường là cách thông minh hơn trong việc thu hút người dùng ở lại trên trang mình lâu hơn. Thay vì nói vòng rồi mới quay vào vấn đề chính, tại sao bạn không đi thẳng vào vấn đề? Điều này không những tiết kiệm thời gian cho người đọc, mà còn giúp họ nắm ý họ cần nhanh hơn.
Như vậy, bạn sẽ dành nội dung phân tích vấn đề sâu rộng hơn ở các ý sau của bài viết.
Xuất bản nội dung dài, chuyên sâu
Với những nội dung dài hơn có thể trả lời đầy đủ truy vấn của người tìm kiếm, từ đó cải thiện thời gian trên trang của người dùng lâu hơn.
Cụ thể một hướng dẫn với 2000 từ so với một bài blog 100 từ thì sẽ mất nhiều thời gian hơn để đọc. Như vậy:
- Nội dung dài hơn = Time on site tốt hơn
Chia nhỏ nội dung
Người đọc sẽ ngán ngẩm với một nội dung được trình bày trải dài. Để giải quyết vấn đề này, bạn cần chia nhỏ nội dung của mình thành từng đoạn hoặc từng tiêu đề phụ. Điều này cải thiện khả năng đọc cho người dùng tốt hơn.
Vì những lý do trên mà hầu hết các đoạn bài viết của VietMoz luôn được tách ra thành một tiêu đề phụ.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ nội dung về Google RankBrain, hy vọng sẽ giúp bạn trang bị cho mình những kiến thức có giá trị phục vụ trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm hiệu quả hơn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!