Trong thời đại 4.0 bùng nổ như hiện nay, tiếp thị trực tuyến không còn xa lạ với các doanh nghiệp thậm chí đang là xu hướng nổi trội giúp họ có thêm danh tiếng và cả doanh thu một cách hiệu quả và tiết kiệm hơn rất nhiều so với các hình thức marketing trước đây.
Những năm gần đây thì một trong các hình thức tiếp thị trực tuyến hiệu quả được các doanh nghiệp đang áp dụng nhiều nhất là Influencer Marketing. Vậy chúng ta cùng đi vào chi tiết để tìm hiểu về hình thức Influencer Marketing và 10 loại chiến dịch hiệu quả của hình thức tiếp thị này bằng cách tìm hiểu nội dung bài viết dưới đây.
Influencer là gì?
Influencer – nghĩa là người ảnh hưởng. Nghĩa là một người trong xã hội, có thể tạo ra sức ảnh hưởng tới hành vi của những người khác.
Influencers không giống những người nổi tiếng, họ có thể là bất kỳ ai, làm việc trong bất cứ ngành nghề nào, và ở bất cứ đâu. Vậy điều gì khiến họ trở nên có tầm ảnh hưởng với lượng lớn người theo dõi trên trang web và các kênh mạng xã hội?
Influencer có thể là một nhiếp ảnh gia thời trang nổi tiếng trên Instagram. Bằng cách theo dõi người này trên mạng xã hội của họ, chúng ta có thể được chiêm ngưỡng những bức hình rất chuyên nghiệp, hoặc là được cập nhật những mẫu thời trang mới nhất, học được cách phối đồ hợp mốt nhất hoặc đơn giản là tự tìm ra phong cách thời trang của mình. Influencer cũng có thể là một chuyên gia dinh dưỡng trên Youtube.
Thông qua việc chia sẻ những kiến thức của họ về cách để đảm bảo dinh dưỡng trong cuộc sống, các công thức tạo ra món ăn tốt cho sức khỏe, hoặc chia sẻ về những hoạt động thể chất để giúp người xem có cảm hứng áp dụng trong cuộc sống của mình, để có một cuộc sống khỏe mạnh và chất lượng hơn. Ngoài ra, người ảnh hưởng cũng có thể đơn giản chỉ là một người tạo ra những video hài hước mang tính chất giải trí cao đến người xem, và thông qua đó thì người xem sẽ có được những giây phút giải trí vô cùng thư giãn sau cuộc sống bộn bề những mệt nhọc.
Có thể nói, trong bất kỳ ngành công nghiệp nào thì cũng sẽ có những người có sức ảnh hưởng. Bạn chỉ cần tìm ra họ. Một vài người sẽ có hàng trăm nghìn hay cả triệu người theo dõi. Nhưng nhiều người có vẻ thích những người có vẻ bình thường hơn nhưng có tiềm năng. Họ có thể chỉ có khoảng 10 nghìn người theo dõi, hoặc một vài trường hợp thì ít hơn. Nhờ đó doanh nghiệp có thể thuê họ với chi phí không quá cao để có thể thực hiện các hoạt động influencer marekting nhưng vẫn thực hiện được mục tiêu của mình trên đường dài.
Influencer Marketing là gì?
Vậy tại sao lại có thuật ngữ Influencer Marketing? Dựa vào định nghĩa về Influencer thì ta có thể dễ dàng hiểu được, Influencer Marketing là một hình thức tiếp thị dựa vào người ảnh hưởng. Tức là các doanh nghiệp sẽ tìm ra những Influencer phù hợp với nhãn hàng của họ, để thông qua đó, họ có thể quảng bá sản phẩm của mình tới người dùng một cách tự nhiên nhất.
Nhờ vậy, các sản phẩm hoặc dịch vụ của các nhãn hàng sẽ được chạm tới hàng trăm nghìn đến hàng triệu người dùng mà không cần tốn quá nhiều chi phí quảng cáo truyền thống hoặc nhân sự cho việc tiếp thị trực tiếp.
Influencer Marketing có thể nói là một xu hướng rất phát triển và hiệu quả trong thời gian gần đây vì độ phủ sóng chạm tới lượng người theo dõi rất lớn cũng như nâng cao doanh thu của doanh nghiệp bằng việc họ đưa ra quyết định mua hàng sau khi theo dõi qua Influencer Marketing.
Tại sao doanh nghiệp nên áp dụng Influencer Marketing?
Có thể thấy, những người có sức ảnh hưởng đều là những người đang sở hữu hàng trăm đến triệu người theo dõi đến từ khắp nơi trên thế giới, bất kể ngành nghề hay lứa tuổi. Chỉ cần nội dung của họ làm ra mang lại giá trị cho người xem, cả vật chất và tinh thần. Vì thế những Influencer này sẽ nhận được sự ngưỡng mộ cũng như sự tin tưởng mạnh mẽ từ fan hâm mộ.
Có 3 lý do vì sao doanh nghiệp nên ứng dụng chiến lược Influencer Marketing cho mục đích quảng bá sản phẩm/dịch vụ của họ:
IM có thể phát triển tên tuổi của sản phẩm của nhãn hàng xa hơn
Bởi vì Influencer hầu như đều là những người nổi tiếng và có lượng lớn người theo dõi, mà những người theo dõi này thường sẽ tìm thấy điểm tương đồng hoặc bị hấp dẫn bởi các nội dung có thể hữu ích cho cuộc sống của họ, nên các Influencer sẽ giúp sản phẩm của doanh nghiệp được biết đến rộng rãi, và nhắm đúng vào người dùng mục tiêu của nhãn hàng.
Theo tâm lý người tiêu dùng, chúng ta thường tin vào những gì chúng ta thấy từ người ta quen khi họ có trải nghiệm thực tế với sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Với tâm lý “họ dùng được, thì mình cũng dùng được”, nhờ đó, khi áp dụng hình thức Influencer Marketing, nhãn hàng sẽ có cơ hội quảng bá sản phẩm của họ đến công chúng một cách rộng rãi hơn, được biết đến nhiều hơn và có thể đạt được tỉ lệ chuyển đổi cao hơn, mang doanh thu cũng như lợi nhuận cao về cho doanh nghiệp.
Thêm uy tín cho nhãn hàng của bạn
Influencer theo một cách nào đó cũng có thể được coi là người của công chúng. Vì thế việc họ sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của các nhãn hàng nghĩa là do sản phẩm hoặc dịch vụ của họ tốt nên mới được các influencer tin dùng. Cũng vì lí do này, khi họ chia sẻ những sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đã trải nghiệm thì sẽ nhận được sự ủng hộ rất lớn từ những người theo dõi. Influencer cũng có thể nói là nhân vật có vai trò dẫn dắt, gợi ý và ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
Như vậy độ uy tín của nhãn hàng sẽ tăng gấp bội so với hình thức quảng cáo truyền thống và khiến người dùng có niềm tin hơn về sản phẩm của doanh nghiệp.
Nội dung có thể được tái sử dụng nhiều lần
Lấy một ví dụ dễ hiểu đơn giản. Thay vì tốn kém quá nhiều tiền cho một đoạn quảng cáo 5-10s trên tivi và chỉ được phát một lần/số tiền chi trả nhất định thì các nhãn hàng có thể sử dụng hình thức Influencer Marketing để tối ưu chi phí. Bởi vì họ sẽ tạo ra các nội dung hay chuỗi video trên kênh mạng xã hội của họ, với những đoạn video thường có độ dài ít nhất từ 5 – 10 phút trở lên.
Và chắc chắn các đoạn video 5-10 phút ấy sẽ truyền tải được nhiều nội dung liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp tới các fan hâm mộ hơn là một đoạn quảng cáo ngắn 5-10s trên truyền hình mà nhiều khi người xem thậm chí còn chẳng để ý tới.
Nhờ đó thì các đoạn video của Influencer sản xuất ra sẽ được sử dụng lại bởi nhãn hàng hoặc các trang mạng xã hội khác bằng cách đăng tải trên nhiều kênh mạng xã hội khác nhau, đăng nhiều lần ở nhiều sự kiện, để thu hút người xem cho kênh của họ, kể cả những trang fanpage không có nội dung liên quan. Và bằng cách này, các doanh nghiệp đã tiết kiệm được kha khá chi phí cho việc quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của họ mà vẫn đạt được mục tiêu có độ phủ rộng tới các tệp khách hàng và tăng lượt chuyển đổi.
Làm thế nào để doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa Influencer Marketing?
Xác định thị trường mục tiêu
Vì sao điều này quan trọng? Các doanh nghiệp không thể chọn ngẫu nhiên một người nổi tiếng nào đó để ký hợp đồng thực hiện chiến dịch Influencer Marketing với họ mà không quan tâm về việc lĩnh vực họ chuyên sâu và đối tượng người theo dõi hay fan hâm mộ của họ quan tâm đến điều gì. Đa số những người theo dõi của các Influencer đều là những người có hứng thú, quan tâm và thấy nội dung truyền tải của họ hữu ích với mình.
Ngoại lệ thì có một phần nhỏ những người theo dõi vô thưởng vô phạt, xem vì tò mò tuy nhiên chỉ là con số rất ít nên điều này cũng không ảnh hưởng đến việc các nhãn hàng có thể xác định được tệp khách hàng mà họ hướng tới có phải tệp khách hàng mục tiêu hay không nhờ vào lượng người theo dõi của các Influencer.
Việc xác định thị trường mục tiêu của chính doanh nghiệp mình trước khi chạy bất kỳ một chiến dịch Marketing nào cũng đều quan trọng. Hiểu rõ sản phẩm của mình là gì, xác định được khách hàng của mình là ai rồi mới đến bước tìm kiếm những Influencer có chuyên môn hoặc nổi tiếng về lĩnh vực liên quan đến doanh nghiệp và có tiềm năng để mang lại lợi nhuận về cho doanh nghiệp, sẽ giúp cho nhãn hàng tiết kiệm được rất nhiều sức lực và chi phí, cũng như sẽ tận dụng được tối đa khả năng của họ để quảng bá cho sản phẩm của mình.
Xem thêm: Cách tính và tối ưu ROI hiệu quả trong Marketing, SEO & Content
Tầm nhìn của thương hiệu
Bạn muốn tương lai nhãn hiệu của doanh nghiệp mình sẽ được nhìn nhận như thế nào? Điều này khá quan trọng nhưng không phải doanh nghiệp nào đặt ra mục tiêu cũng tầm nhìn tương lai của thương hiệu cho doanh nghiệp mình cũng sẽ bám sát theo con đường ấy. Đôi khi sẽ có một số biến cố trên con đường phát triển của doanh nghiệp, các yếu tố tác động khiến cho hướng đi của họ thay đổi.
Nhưng nhìn chung thì việc xác định tầm nhìn cho doanh nghiệp trong tương lai gần và tương lai xa là điều thiết yếu mà các chủ doanh nghiệp nên chú trọng xây dựng ngay từ đầu và luôn bám sát nó. Liên kết về việc xác định tầm nhìn tương lai và việc lựa chọn Influencer phù hợp thì điều này rất dễ hiểu.
Cũng gần như liên quan đến việc xác định thị trường mục tiêu, thì tầm nhìn tương lai của doanh nghiệp cũng sẽ bám sát con đường phát triển sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp đường dài là những khách hàng mục tiêu của họ. Nên việc lựa chọn kết hợp với một Influencer không có gì liên quan đến nhãn hàng thì khó mà họ có thể giúp doanh nghiệp phát triển lâu dài.
Ví dụ như Gucci – một trong những nhãn hàng thời trang cao cấp hàng đầu thế giới, với phong cách quý tộc nhưng cũng độc và lạ, với tầm nhìn thế kỷ cho đến giờ vẫn chưa thay đổi đó là mang lại cảm giác sành điệu, đẳng cấp và quý phái cho người dùng, nhãn hàng này khi mở rộng ở Việt Nam đã kết nối với những Influencer cũng rất có gu thời trang và phá cách cũng như toát lên được gu thẩm mỹ tinh tế và phong thái đẳng cấp như Hồ Ngọc Hà, Châu Bùi, Cô em Trendy Khánh Linh, …
Đây đều là những Influencer có đến hàng triệu người theo dõi trên toàn quốc và cả nước ngoài trên tài khoản Instagram của họ. Mỗi sản phẩm thời trang của họ được truyền tải bằng hình ảnh đến người hâm mộ đều rất tự nhiên nhưng cũng rất chỉn chu, chuyên nghiệp, tỏa sáng và tạo cảm hứng. Bởi vì những người này đều là những người có sức ảnh hưởng về ngành thời trang và lượng fan hâm mộ lớn của họ theo dõi họ cũng vì ấn tượng và thu hút bởi lối sống, gu thời trang và cách họ truyền cảm hứng cho các tín đồ thời trang trên khắp cả nước.
Đó cũng là cách mà Gucci áp dụng từ rất lâu trên tất cả các quốc gia mà họ mở rộng thị trường ở đó, và cũng là một trong những chiến lược giúp họ có thể phát triển thành công và lâu dài từ thế kỷ trước cho đến ngày hôm nay.
10 loại chiến dịch Influencer Marketing phổ biến hiện nay
Có nhiều cách khác nhau để các Influencer có thể áp dụng để sáng tạo content quảng bá cho sản phẩm của nhãn hàng. Dưới đây là 10 loại chiến dịch phổ biến nhất mà họ có thể dùng để tăng tương tác với người theo dõi, truyền bá sản phẩm một cách tự nhiên nhất, tạo sự gắn kết chặt chẽ và liên tục với khách hàng cũng như đem lại tỉ lệ chuyển đổi hiệu quả cho nhãn hàng.
- Ghi hình lại quá trình trải nghiệm sản phẩm của họ và sản xuất nội dung review sản phẩm/dịch vụ đó
- Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing)
- Tổ chức cuộc thi và trao quà tặng
- Sử dụng phương tiện truyền thông mạng xã hội
- Tổ chức giveaway tặng ngẫu nhiên cho người theo dõi/thích/chia sẻ bài đăng về sản phẩm (cách này cũng giúp mở rộng tệp khách hàng những người mà chưa có sự liên kết với Influencer)
- Đập hộp sản phẩm mới và review
- Guest Blogging (Khách hàng viết lại trải nghiệm hoặc kỷ niệm liên quan)
- Các chương trình đại sứ thương hiệu
- Bài đăng trên blog được tài trợ
- Tạo sự tò mò và hào hứng trước khi phát hành sản phẩm mới hoặc dịch vụ mới
Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết của Vietmoz, để tìm hiểu thêm về các vấn đề về marketing bạn hãy nhớ đón đọc các bài viết tiếp theo của chúng tôi trong thời gian tới.