Ma trận SWOT là thuật ngữ mà bất cứ marketer nào cũng từng nghe đến. Mô hình này đang cho thấy hiệu quả rõ rệt khi áp dụng tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Vậy SWOT là gì? Cùng VietMoz tìm hiểu kỹ hơn về mô hình này trong bài viết hôm nay nhé.
Ma trận SWOT là gì?
Ma trận SWOT được hiểu là mô hình phân tích kinh doanh được phát triển theo dạng ma trận. Mô hình này được sử dụng để phân tích, đánh giá vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
SWOT là từ viết tắt của cụm 4 thuật ngữ tiếng anh Strengths (Điểm mạnh), Weakness (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức). Để phân tích SWOT hiệu quả thì doanh nghiệp phải xác định được các thông tin thuộc 4 nhóm này để có được định hướng kinh doanh đúng đắn.
Đánh giá ưu và nhược điểm của mô hình SWOT
Một trong những thông tin mà bạn cần biết trước khi sử dụng ma trận SWOT chính là ưu và nhược điểm của mô hình này. Khi hiểu rõ những điều này sẽ giúp bạn phát huy tối đa ưu điểm và khắc phục nhược điểm của ma trận tốt hơn.
Ưu điểm
Mô hình SWOT có nhiều ưu điểm nổi bật hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điển hình như:
- Tiết kiệm chi phí: Mô hình SWOT không yêu cầu doanh nghiệp phải bỏ chi phí nhưng vẫn có những thông tin chính xác. Theo đó, các nguồn thông tin thu thập được điều từ những người quen, Internet và báo cáo kinh doanh.
- Mang tính đột phá: Trong quá trình phân tích, doanh nghiệp sẽ có nhiều ý tưởng mới đưa ra để giải quyết những khó khăn, thách thức đang có.
Mang tính định hướng cao: Những kết quả được đưa ra sau khi phân tích ma trận SWOT đóng vai trò quan trọng. Các kết quả này là tiền đề để triển khai các kế hoạch đúng đắn trong tương lai.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm trên đây thì, ma trận SWOT cũng còn tồn tại một số nhược điểm nhất định.
- Kết quả chưa chuyên sâu: Thông tin mà doanh nghiệp cần thu thập cho ma trận SWOT thường khá đơn giản và mang tính chủ quan. Do đó, kết quả phân tích cuối cùng không thể hiện được đầy đủ các khía cạnh.
- Không thể thành lập hành động cụ thể: Mô hình phân tích SWOT chỉ đưa ra đánh giá tổng quát về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, mô hình chỉ định hướng về mục tiêu mà không tạo ra được các phương pháp, hành động giải quyết cụ thể.
Những thành phần cần có khi phân tích SWOT
Theo như định nghĩa ở trên, ma trận SWOT có 4 thành phần quan trọng cần quan tâm. Bao gồm điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp.
Điểm mạnh (Strengths)
Điểm mạnh là những thông tin thể hiện đặc điểm nổi bật và tạo nên ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Các thông tin này thường đến từ nguồn lực bên trong của doanh nghiệp.
Để xác định được điểm mạnh thì bạn cần giải đáp được các câu hỏi: “Doanh nghiệp có lợi thế nhất ở điều gì? Công ty đang có nguồn lực nội tại nào tốt? Đánh giá lợi thế về con người, kiến thức, danh tiếng, mối quan hệ và công nghệ của doanh nghiệp?”.
Điểm yếu (Weakness)
Xác định điểm yếu tức là việc bạn cần phải biết được những điều gì đang làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các điểm yếu tồn tại trong doanh nghiệp thường là giá trị thương hiệu thấp, doanh thu thấp, nợ cao, chuỗi cung ứng hoạt động không hiệu quả…
Một số câu hỏi giúp xác định điểm yếu trong SWOT như là việc nào doanh nghiệp làm chưa hiệu quả? Phản hồi của khách hàng, đánh giá của chuyên gia nào chưa tốt về doanh nghiệp? Khách hàng chọn sản phẩm/ dịch vụ của đối thủ vì lý do gì? Đánh giá về nguồn lực bao gồm nhân lực và vật lực hiện tại của doanh nghiệp?
Cơ hội (Opportunities)
Các thông tin về cơ hội được thu thập từ những yếu tố bên ngoài có thể sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Các cơ hội này có thể đến từ thị trường mở rộng, công nghệ phát triển và sự lao dốc của đối thủ cạnh tranh…
Các câu hỏi để xác định được cơ hội trong ma trận SWOT bao gồm “Điều kiện khách quan nào giúp doanh nghiệp phát huy tối đa ưu điểm? Xu hướng công nghệ nào sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp tốt nhất? Chính phủ có các chính sách nào sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển?”
Thách thức (Threats)
Môi trường ngoài có cơ hội thfi cũng sẽ tạo ra thách thức cho sự phát triển của doanh nghiệp. Các thách thức cũng thường đến từ đối thủ cạnh tranh, môi trường, chính sách của Chính phủ và biến động thị trường.
Các câu hỏi giúp bạn xác định được thách thức có thể là “Những chính sách nào ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp? Đánh giá về tiềm năng phát triển của đối thủ cạnh tranh trực tiếp như thế nào? Môi trường thiên tai, dịch bệnh sẽ ảnh hưởng như thế nào tới doanh nghiệp?”
Bài viết đã gửi đến bạn những thông tin quan trọng về ma trận SWOT như định nghĩa, các thành phần cũng như ưu, nhược điểm. Doanh nghiệp hiểu đúng và ứng dụng linh hoạt mô hình này sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn.
VietMoz là một trong số những trung tâm đào tạo marketing online chuyên nghiệp và uy tín hàng đầu tại Hà Nội với số lượng lớn học viên. Để biết chi tiết hơn về VietMoz và khoá học phù hợp với bạn hãy liên hệ theo hotline: 0983.803.333 nhé.