Meta description là 1 yếu tố không thể thiếu trong quá trình SEO Onpage, nó không chỉ giúp người đọc hiểu bạn đang đề cập đến nội dung gì mà còn giúp cho công cụ tìm kiếm trả về kết quả truy vấn phù hợp cho người dùng. Vậy Meta description là gì? Lợi ích mà nó mang lại cũng như cách sử dụng như thế nào để gia tăng tỷ lệ nhấp chuột cho trang. Hãy cùng VietMoz tìm hiểu ngay bài viết dưới đây:
Meta description là gì?
Meta description là một đoạn mã html có tối đa khoảng 155 ký tự, cung cấp một đoạn nội dung ngắn gọn về một bài viết trên trang. Nó thường hiển thị như một phần của đoạn mã trong kết quả truy vấn nhằm cung cấp câu trả lời cho ý định tìm kiếm của người dùng.
Ví dụ:
Bạn có thể thấy meta description xuất hiện ngay bên dưới đường dẫn và tiêu đề của trang có chứa từ khóa mà người dùng truy vấn trên công cụ tìm kiếm.
Code HTML
Và đây là 1 ví dụ trực quan về cách mà meta description hiển thị dưới dạng code html:
Tối ưu định dạng
Mô tả meta thay đổi tùy theo tình huống và mục tiêu chính mà bạn muốn cung cấp. Tuy nhiên tối ưu định dạng ký tự cho thẻ mô tả giao động trong khoảng 60 – 155.
Yếu tố xếp hạng của Google
Mặc dù thẻ mô tả không phải là một yếu tố để Google xếp thứ hạng , nhưng lại cực kỳ quan trọng trong việc thu hút người dùng có quyết định nhấp chuột qua từ SERPs. Như vậy, việc tận dụng đoạn mô tả giúp bạn có thêm cơ hội để quảng cáo nội dung của mình cho người tìm kiếm một cách chính xác và trực quan nhất.
Tầm quan trọng của thẻ Meta Description
Vào T9/2009, Google đã công bố rằng thẻ Meta description không ảnh hưởng đến các thuật toán xếp hạng của trang web. Tuy nhiên, nó lại tác động trực tiếp đến tỷ lệ nhấp (CTR) của trang, cụ thể là khiến người dùng nhấp chuột vào liên kết. Như vậy, càng có nhiều khách hàng nhấp vào kết quả của bạn, Google càng đánh giá cao đưa trang bạn lên top xếp hạng nhanh hơn.
Tóm gọn, thẻ Meta Description giúp:
- Gia tăng tỷ lệ nhấp chuột của người dùng.
- Giúp công cụ tìm kiếm hiểu hơn về nội dung trên trang bạn đang đề cập.
- Tối ưu trải nghiệm người dùng.
Có thể bạn chưa biết, không ai đảm bảo rằng Google sẽ hiển thị thẻ meta description mà bạn đã viết. Vì đôi khi Google cũng sẽ hiển thị một mô tả khác so với cái mà bạn đã cung cấp, nếu như bạn để ý thì họ sẽ lấy nội dung bất kỳ trong bài viết của bạn để làm phần mô tả. (Bởi Google cho rằng đoạn nội dung đó đề cập chính xác với ý định tìm kiếm của người dùng).
7 tiêu chí cần có để viết Meta Description chuẩn SEO
Độ dài ký tự tối đa 155 từ
Độ dài ký tự thực ra không quan trọng phải chuẩn chỉnh tối đa là 155 ký tự, bởi đôi khi nó còn phụ thuộc vào thông điệp mà bạn muốn truyền tải đến với người dùng. Tuy nhiên, bạn nên giữ đoạn mô tả này càng ngắn gọn mà vẫn đủ ý thì càng tốt. Vì hầu hết các kết quả tìm kiếm Google trả về đều hiển thị thẻ Meta description từ 120 – 156 ký tự.
Nội dung đoạn mô tả có đề cập chủ đề bài viết
Vì đoạn mô tả có vai trò kích thích người dùng nhấp chuột vào nên bạn cần phải làm bật nổi chủ đề liên quan tới ý định tìm kiếm của họ. Trường hợp bạn không làm cho chủ đề và đoạn mô tả của mình ăn khớp với nhau, rất có thể khách hàng sẽ tìm đến một địa chỉ web khác tốt hơn.
Phải chứa từ khóa chính
Để người dùng dễ nhận biết liên kết của bạn có trả lời được ý định tìm kiếm của họ hay không thì đoạn mô tả bắt buộc phải chứa từ khóa chính. Ngay sau khi từ khóa được truy vấn, Google trả về kết quả và nó sẽ được bôi đậm, điều này giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc lựa chọn.
Sử dụng lời kêu gọi hành động (CTA)
Nếu bài viết trang của bạn đang mục đích chào hàng, hoặc quảng bá một sản phẩm bất kỳ thì nên tận dụng những lời kêu gọi hành động. Nó có thể là những cụm từ như: Tìm hiểu thêm, Khám phá ngay, Đăng ký dùng thử miễn phí…
Độc đáo
Vì mô tả không phải lúc nào cũng được hiển thị cho người dùng, nên mọi người thường có xu hướng bỏ qua nó. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng mỗi bài viết, mỗi trang là 1 nội dung khác nhau vì vậy hãy cố gắng tạo ra chúng một cách độc đáo, duy nhất có thể. Cũng như nói không với tình trạng dùng chung đoạn mô tả cho tất cả các trang trên website.
Hiển thị thêm thông số kỹ thuật (nếu có)
Nếu bài viết hoặc trang web của bạn hướng đến các sản phẩm liên quan đến kỹ thuật, công nghệ thì hãy thêm các thông số kỹ thuật vào đoạn mô tả. Điều này rất có lợi khi khách hàng tìm kiếm nó, cũng là một cách khéo léo dẫn dắt họ nhấp chuột vào liên kết của mình. Tuy nhiên, để tối ưu hóa với đoạn mô tả này bạn sẽ cần kết hợp với việc tạo ra các Rich Snippets (đoạn mã chi tiết).
Giọng văn thiên hướng tích cực
Chẳng ai mà không cảm thấy thích thú với những đoạn mô tả mang thiên hướng tích cực, điều này khiến họ cảm thấy mong đợi hơn với những gì sắp được tìm thấy trên trang. Đây cũng là 1 trong những động lực thúc đẩy người dùng hành động ngay với trang bài viết của bạn.
Bên cạnh 7 yếu tố cần và đủ mà bạn không được bỏ qua ở trên, bạn cũng có thể tham khảo phương pháp từ Google để tạo ra đoạn mô tả chất lượng. Bao gồm:
- Mỗi trang trên một website cần có đoạn mô tả.
- Nên tạo nội dung mô tả riêng biệt, không trùng với các trang khác trên web của bạn.
- Cung cấp phản ánh chính xác nội dung của bài viết, trang.
- Tạo đoạn mô tả bằng cách lập trình.
- Sử dụng đoạn mô tả có chất lượng cao.
Bonus: Meta Description cho trang chủ & trang sản phẩm/ dịch vụ
Mỗi một loại trang sẽ có cách viết mô tả khác nhau, với trang chủ hay trang sản phẩm/dịch vụ web cũng vậy. Dưới đây là một số cách viết hiệu quả mà đã được chúng tôi áp dụng từ trước tới nay, bạn có thể tham khảo thêm:
Đối với trang chủ
Để viết thẻ Meta Description ở trang chủ làm bật được nội dung ngành nghề mà website đang muốn truyền tải đến người đọc, cũng như thể hiện tính chuyên nghiệp bạn cần chú ý:
Nội dung ngắn gọn, súc tích, rõ ý thảo mãn được nhu cầu tìm kiếm của họ khi ghé thăm website bạn. Ngay từ đầu tiên cần đề cập đến thương hiệu của doanh nghiệp, cho khách hàng biết bạn là ai, bạn cung cấp và giúp khách hàng cái gì? Đơn giản chỉ có vậy.
Lưu ý: Đoạn mô tả gói gọn trong 120 – 150 kí tự, tên thương hiệu nên viết chữ cái in hoa.
Đối với trang sản phẩm/ dịch vụ
Khác với trang chủ thì trang sản phẩm/dịch vụ khi viết nội dung Meta Description cần lưu ý một số điểm như sau:
Thẻ Meta Description không bao gồm toàn bộ nội dung của đoạn mô tả đã được đề cập ở trang chủ. Nếu không bạn sẽ khiến nội dung bị thừa và trùng lặp gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ website, làm mất đi tính chuyên nghiệp vốn có của nó.
Thay vào đó bạn chỉ cần mổ tả chính xác những gì mà trang đó cung cấp đến người dùng sản phẩm/ dịch vụ nào với những tính năng nổi bật gì. Ví dụ, doanh nghiệp bạn bán chăn ga gối đệm, hãy để người dùng biết sản phẩm của bạn mang lại cảm giác thoải mái ra sao khi sử dụng nó.
Ngoài ra, bạn cũng đừng quá lệ thuộc vào những tính năng cơ bản của sản phẩm/ dịch vụ thay vào đó hãy cho khách hàng thấy giá trị sản phẩm mà bạn cung cấp tốt hơn đối thủ. Bạn cũng có thể viết hoa ở một số từ ngữ quan trọng, hoặc sử dụng lời kêu gọi hành động của khách hàng nhằm gia tăng tỷ lệ nhấp chuột.
Cách thêm thẻ mô tả chuẩn SEO trên Wordpress
Yoast SEO
Với những quản trị viên web sử dụng nền tảng WordPress và sử dụng Yoast SEO, việc thêm thẻ mô tả trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, nó cũng hỗ trợ bạn phân tích meta description mà bạn viết ra đã chuẩn SEO hay chưa.
Lợi ích của việc dùng Yoast Seo khi viết thẻ mô tả đó là:
- Giúp bạn kiểm tra đoạn mô tả đã có từ khóa chính.
- Đo lường ký tự đạt tối đa của một meta description chuẩn SEO.
- Thông báo cho bạn đoạn mô tả đã được tối ưu.
Khi thẻ mô tả của bạn có độ dài phù hợp, cũng như có chứa từ khóa chính bạn sẽ nhận được dấu chấm màu xanh. Ngược lại nếu dấu chấm đó là mà màu đỏ hoặc màu cam tức là bạn cần cải thiện đoạn mô tả của mình.
Ngoài ra bạn cũng có thể nhận ra cách đánh giá của Yoast SEO tại trường thông tin cần điền đoạn mô tả. Nó cũng hiển thị màu sắc xanh lá khi bạn viết đúng chuẩn thẻ meta, và hiển thị màu đỏ nếu bạn viết quá nhiều ký tự…
Rank Math
Bên cạnh Yoast SEO thì Rank Math cũng là 1 trong những lựa chọn hàng đầu của nhiều quản trị website. Với Rank Math bạn dễ dàng tối ưu hóa bài đăng của mình thông qua các đề xuất tùy chỉnh SEO. Một trong số đó cũng bao gồm thẻ meta description.
Lợi ích của việc dùng Rank Math khi viết thẻ mô tả cũng tương tự như việc Yoast Seo. Cụ thể nó cũng báo hiệu cho bạn viết thẻ mô tả chưa chuẩn bằng cách chuyển sang màu đỏ, và chuyển sang xanh khi bạn viết đúng.
Dù bạn chọn plugin nào đi chăng nữa thì nó đều hỗ trợ tối ưu hóa thẻ mô tả chuẩn chỉnh nhất, điều này nâng cao khả năng nó hiển thị trên kết quả tìm kiếm của Google.
Cách thêm Meta Description trong Wordpress
Cách thêm thẻ meta vào wordpress với Yoast SEO
Khi thêm bài viết mới bạn kéo chuột xuống dưới phần Yoast SEO như hình dưới. Bạn sẽ tiến hành thêm tiêu đề phù hợp sao cho nó hiện màu xanh lá cây là đạt.Trường hợp quá ngắn hoặc quá dài nó sẽ báo vàng hoặc đỏ, như vậy bạn cần chỉnh sửa thêm để nó chuyển sang màu xanh lá cây.
Cách thêm thẻ meta vào wordpress với Rank Math
Tương tự như Yoast Seo, ngay khi thêm bài viết mới bạn kéo chuột về cuối trang chọn “Edit Snippet”. Lúc này, bạn sẽ tiến hành nhập meta title và meta description như hình dưới đây. Với plugin Rank Math bạn sẽ thấy số ký tự hiển thị ngay khi bạn nhập nội dung vào và cũng hiển thị màu sắc tương ứng. Màu xanh lá cây tức là đã đạt chuẩn, màu vàng hoặc đỏ là chưa đạt yêu cầu bạn chỉnh sửa thêm.
Cách thêm Emoji vào thẻ Title và Meta Description
Thẻ Meta Title và thẻ Meta Description là 2 thẻ quan trọng cần tối ưu để nâng cao cơ hội tăng thứ hạng tìm kiếm của website. Bên cạnh việc làm hài lòng thuật toán của Google để tối ưu SEO Onpage thì việc thêm các emoji cũng phần nào giúp nội dung của bạn trở nên nổi bật hơn so với đối thủ trên kết quả SERPs.
Ngoài việc tuân theo thuật toán của Google để tối ưu, tạo nội dung thu hút, sáng tạo, chuẩn seo, thì việc thêm các emoji cũng giúp nội dung của bạn nổi bật hơn. Chính sự nổi bật này gia tăng khả năng người dùng nhấp chuột vào website nhiều hơn.
Ngoài ra, việc thêm emoji khiến cho nội dung văn bản khô khan, cũng trở nên mềm mại hơn, tạo tín hiệu tích cực cho website và cải thiện thứ hạng đáng kể.
Để thêm emoji cho 2 phần này, bạn chỉ cần copy emoji mong muốn và paste chúng vào nơi bạn muốn. Một trong nhưng trang web cung cấp đa dạng emoji đó là https://emojipedia.org/ tại đây bạn thỏa sức lựa chọn và sử dụng.
Kết luận
Hy vọng với nội dung này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về định nghĩa Meta description là gì? Cũng như biết cần bổ sung các yếu tố nào giúp cho việc viết đúng đoạn mô tả chuẩn SEO. Từ đó gia tăng tỷ lệ nhấp của người dùng vào liên kết trang web của bạn. Chúc các bạn thành công!
Nguồn: vietmoz.edu.vn
Bản quyền thuộc về Đào tạo SEO VietMoz
Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả