Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp lớn hay nhỏ đều sở hữu cho mình những hình thức marketing khác nhau để quảng bá thương hiệu sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Một trong số đó không thể bỏ qua Paid search, cùng VietMoz tìm hiểu khái niệm, lợi ích và tại sao chúng ta cần nó vào chiến lược phát triển Marketing!
Paid search là gì?
Paid Search là một hình thức tiếp thị kỹ thuật số đã và đang được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng nhất hiện nay. Trong đó các công cụ tìm kiếm điển hình là Google và Bing cho phép các nhà quảng cáo hiển thị quảng cáo ngay trên các trang kết quả của SERPs.
Muốn xác định vị trí quảng cáo (Adranks) của một sản phẩm, dịch vụ cho một doanh nghiệp bạn cần quan tâm đến 3 yếu tố dưới đây:
ADRANKS = CPC tối đa x Điểm Chất Lượng x Tiện Ích Mở Rộng
- Giá thầu: Đây là hoạt động diễn ra trong cấu trúc đấu giá, mà tại đó các doanh nghiệp sẽ đặt giá thầu trên từ khóa hoặc các cụm từ liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ của họ. Để quảng cáo này diễn ra mỗi ngày thì doanh nghiệp cần chi trả tiền để quảng cáo tương ứng cho mỗi lần nhấp chuột (PPC).
- Điểm chất lượng: Điểm chất lượng được đánh giá theo thang điểm 1-10 để đánh giá chất lượng quảng cáo.
-
- Chất lượng trang đích: Bạn cần quan tâm trang web của mình đã thân thiện với thiết bị di động hay chưa? Nội dung của trang đích có tốt không? Trang đích có tốc độ tải trang nhanh hay không?
- Mức độ liên quan của quảng cáo: Mẫu quảng cáo có đang tối ưu cho từ khoá đó không? Điều đó được thể hiện ở việc mẫu quảng cáo đang tối ưu cho từ khoá đó không?
- CTR dự kiến: Tỷ lệ click / hiển thị quảng cáo
- Tác động của tiện ích mở rộng quảng cáo: Bao gồm: liên kết trang web, cuộc gọi, địa điểm, chú thích, hình ảnh, khuyến mại…..
Ngoài ra, chúng ta cũng cần quan tâm đến một số yếu tố sau đây:
- Mức độ phổ biến của từ khóa: Trường hợp xét 2 quảng cáo đều có cùng mức xếp hạng như nhau, lúc này Google sẽ xét quảng cáo nào có giá thầu cao nhất sẽ thắng để đứng trên cùng kết quả tìm kiếm.
- Bối cảnh tìm kiếm: Tức là cụm từ tìm kiếm, vị trí, thời gian, loại thiết bị, bản chất, tính cạnh tranh của quảng cáo và kết quả tìm kiếm.
Khi nhắc đến Paid Search chúng ta có thể thấy ngoài các hiển thị thông thường là các kết quả tìm kiếm về website thì còn có kết quả tìm kiếm là quảng cáo Google Shopping.
Quảng cáo tìm kiếm
Quảng cáo Google Shopping
Lợi ích khi sử dụng Paid Search trong chiến lược Seo
Với các doanh nghiệp đã và đang muốn mở rộng tệp khách hàng của mình thì công cụ tìm kiếm của Google được xem là một mảnh đất vô cùng màu mỡ để khai phá.
Chỉ riêng Google cũng đã phải xử lý hơn 3,5 tỷ lượt tìm kiếm/ ngày. Điều này càng minh chứng rằng công cụ tìm kiếm là nơi có luồng lưu lượng truy cập cực kỳ mạnh.
Dưới đây là một số lợi ích nổi bật khi sử dụng Paid search:
1. Tiếp cận các đối tượng khách hàng mục tiêu tốt nhất
Thông qua việc nghiên cứu bộ từ khóa, doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc nhắm mục tiêu đến những khách hàng có nhu cầu mua sắm sản phẩm/ dịch vụ.
Ví dụ: Nếu một công ty chuyên cung cấp giày thể thao có thể nhắm mục tiêu khách hàng bằng từ khóa “giày chạy bộ tốt nhất” và phân phối quảng cáo Paid Search, thì họ có khả năng tiếp cận nhanh hơn với những người đang tìm mua đôi giày chạy bộ mới.
Nói một cách chính xác thì mục đích của việc sử dụng Paid search giúp doanh nghiệp tiếp cận được đối tượng khách hàng có nhu cầu cao.
2. Nhanh chóng đạt được thứ hạng đầu tiên trên Serps
Với những doanh nghiệp mới bắt đầu triển khai về kinh doanh online, và khả năng Seo của họ chưa được tốt thì việc sử dụng Paid Search giúp họ tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu nhanh nhất.
Mặt khác, nó còn hỗ trợ giữ được thứ hạng top 1 trong kết quả tìm kiếm, tất nhiên doanh nghiệp, người làm Seo cũng phải luôn đo lường giám sát chỉnh sửa nếu không muốn bị đối thủ cạnh tranh vượt mặt.
3. Duy trì, giữ vững tên tuổi thương hiệu cho doanh nghiệp
Làm cho khách hàng nhìn thấy bạn ở vị trí đầu tiên trên kết quả tìm kiếm, đây được xem là một trong những cách giúp gia tăng độ nhận diện thương hiệu rất tốt. Tuy nhiên, số tiền mà bạn chi trả không hề nhỏ để có thể tiếp cận được tất cả mọi người .
Ngoài ra, theo như dữ liệu nghiên cứu của Ofcom đã phát hiện ra rằng: nhiều người tìm kiếm không thể phân biệt được sự khác nhau giữa kết quả tìm kiếm có trả tiền và không phải trả tiền. Cụ thể, con số này chiếm 49% đối với người lớn và họ cảm thấy những kết quả Paid Search là đáng tin cậy.
Nói chung, nếu doanh nghiệp bạn có vốn đầu tư mạnh thì Paid Search là cách nhanh nhất để bán được sản phẩm/ dịch vụ. Ngoài ra, quá trình thiết lập các chiến dịch trả tiền quảng cáo cho mỗi lượt nhấp diễn ra rất nhanh nếu bạn biết cách tận dụng những công cụ quảng cáo.
Tại sao nên sử dụng Paid search vào chiến lược phát triển Marketing
Bên cạnh những lợi ích mà Paid Search mang lại cho chiến lược Seo thì nó còn đóng một vai trò quan trọng trong việc triển khai chiến lược phát triển Marketing cho doanh nghiệp.
Hầu hết khách hàng khi có nhu cầu mua một sản phẩm/ dịch vụ bất kỳ thì sẽ quan tâm tới thật nhiều nhà cung cấp, từ đó so sánh đối chiếu. Vì vậy, muốn gây dựng được lòng tin từ khách hàng và khiến họ chi tiền mua sản phẩm của mình đòi hỏi bạn phải nỗ lực truyền thông theo nhiều hình thức khác nhau. Và Paid Search là một trong những cách ấn tượng nhất khiến họ tìm thấy bạn dễ dàng. Khi khách hàng có nhu cầu tìm kiếm từ khóa liên quan đến dịch vụ, sản phẩm của bạn nhưng vẫn còn phân vân lưỡng lự thì công cụ tìm kiếm của Google sẽ tiếp thị quảng bá sản phẩm dịch của bạn. Điều này thúc đẩy nhu cầu mua sản phẩm, dịch vụ một cách nhanh hơn.
Thuật ngữ liên quan đến Paid search
Nếu bạn quan tâm đến Paid Search cũng như đã và đang có ý định sử dụng nó trong chiến lược kinh doanh của mình thì hãy tìm hiểu ngay những thuật ngữ liên quan dưới đây:
CPC
CPC là từ viết tắt của Cost Per Click – Số tiền trung bình mà bạn phải trả cho một lượt nhấp vào quảng cáo của mình. Chi phí trung bình cho mỗi lượt nhấp (CPC trung bình) được tính bằng cách chia tổng chi phí của các lượt nhấp mà bạn nhận được cho tổng số lượt nhấp. (Google Support).
CPM
Đây là cách đặt giá thầu mà bạn trả tiền cho mỗi nghìn lượt xem (lượt hiển thị) trên Mạng Hiển thị của Google.
PLA
PLA là từ dùng để mô tả các quảng cáo dưới dạng danh sách của sản phẩm hay còn được biết đến với tên gọi gần gũi hơn là quảng cáo mua sắm của Google.
PPC
PPC là từ viết tắt của Pay Per Click – là nhà quảng cáo phải trả chi phí mỗi khi một trong số các quảng cáo của họ được nhấp chuột.
SEM
SEM là từ viết tắt của Search Engine Marketing được hiểu là tiếp thị trên công cụ tìm kiếm. Nó thường được biết đến là tổ hợp của nhiều phương pháp marketing nhằm giúp cho website của bạn đứng ở vị trí top đầu trên kết quả tìm kiếm.
Nguồn tài liệu tham khảo:
- https://econsultancy.com/what-paid-search-ppc/
- https://www.adroll.com/blog/the-basics-of-paid-search
Nguồn: vietmoz.edu.vn
Bản quyền thuộc về Đào tạo SEO VietMoz
Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả