SWOT Analysis là gì?
SWOT Analysis là thuật ngữ miêu tả khái niệm phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa trang web của bạn khi làm SEO. Bởi khi phân tích hồ sơ đối thủ cạnh tranh (Competitor Profiles) bạn sẽ thấy đôi khi thủ A có điểm tối ưu SEO Onpage tốt hơn bạn, thì đối thủ B có số lượng backlink chất lượng cao hơn và có thể hơn bạn nhiều tiêu chí khác, đối thủ C có nội dung tốt hơn rất nhiều so với bạn nhưng lại thua bạn một số điểm nào đó.
Sau khi phân tích đâu là điểm mạnh của đối thủ và điểm yếu của bạn và ngược lại bạn sẽ có cơ hội xây dựng một kế hoạch để biên tập nội dung cũng như phát triển chiến lược Offsite tốt hơn. Và đừng quên Google có hơn 200 yếu tố xếp hạng website của bạn, hãy làm tốt nhất có thể để tối ưu trang của bạn một cách hoàn hảo, đừng phụ thuộc vào bất kỳ tiêu chí nào riêng lẻ như DA, PA, TF, CF…
SEO SWOT Analysis là gì?
SEO SWOT Analysis đơn giản là một khởi đầu lý tưởng cho hầu hết những khách hàng SEO, nó tạo ra một danh sách công việc đủ đơn giản cho những ai không có nền tảng SEO. Như các bạn đã biết SWOT là viết tắt của các chữ cái đầu trong:
- Strength – Điểm mạnh
- Weaknesses – Điểm yếu
- Opportunities – Cơ hội
- Threats – Các mối đe dọa
Thông thường thì Điểm mạnh và Điểm yếu xuất phát từ tiềm lực bên trong, còn Cơ hội và Các mối đe dọa xuất phát từ các nguồn bên ngoài.
Mô hình SEO SWOT Analysis sử dụng như thế nào?
Ví dụ: Khi doanh nghiệp X xây dựng một trang web sử dụng mã nguồn Wordpress, họ thường xuyên cập nhật nội trên website nội dung hàng ngày, với những kiến thức bổ ích, tuy nhiên domain thì lại không được hoàn hảo khi nó chỉ là X+keyword.com
Nhưng ngạc nhiên hơn khi họ nhận được nhiều lượng truy cập từ Search Engines. Trong khi đó đối thủ của họ, doanh nghiệp Z có một domain hoàn hảo, mặt khác Z lại không thực hiện bất kỳ thủ thuật SEO nào có trang web chính vì vậy mà lượt truy cập hầu như chỉ đến từ domain mà thôi.
Một chiến lược áp dụng SEO SWOT Analysis sẽ giúp bạn thu hoạch được nhiều dữ liệu hơn, phương pháp áp dụng SWOT đòi hỏi bạn phải phân tích trang web của khách hàng, của đối thủ.
Không cần quá nhiều kiến thức về SEO bạn vẫn có thể thực hiện một chiến lược SEO dài hạn chỉ bằng một công thức đơn giản.
Ví dụ mẫu về SEO SWOT Analysis
Nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn về SEO SWOT Analysis tôi sẽ lấy 1 ví dụ trên Search Engine Land khi phân tích SWOT cho 1 công ty hư cấu Widget’s Bob (Xin lưu ý ví dụ này tôi chỉ tóm lược những ý quan trọng). Bạn có thể tham khảo bài ví dụ trên Search Engine Land tại đây)
Điểm mạnh
- Có uy tín trong ngành.
- Nội dung rất hay và hữu ích.
Những điểm yếu
- Độ uy tín của tên miền không cao.
- Các từ khóa quan trọng có thứ hạng thấp.
- Toàn trang chưa được tối ưu hóa (Onpage kém)
- Một số nội dung trùng lặp.
- Không có plugin SEO hoặc tối ưu hóa kỹ thuật.
- Không có kết quả trên Google Map khi search về Bob’s Widgets
- Thiết lập phân tích rất cơ bản và không có theo dõi chuyển đổi.
Cơ hội
- Chiếm TOP5 cho các cụm từ tìm kiếm quan trọng bằng cách tập trung vào Link Building và cải thiện độ uy tín của trang
- Cải thiện thứ hạng của những nội dung hữu ích và thông tin hiện có.
- Tiếp tục xuất bản nội dung hữu ích.
- Cố gắng tối ưu Featured snippets (Đoạn trích dẫn hữu ích)
Các mối đe dọa
- Khoảng cách giữa các đối thủ cạnh tranh đang gia tăng.
- Các đối thủ cạnh tranh mới và ít kinh nghiệm hơn đang vượt qua Widgets’s Bob trên kết quả tìm kiếm tự nhiên.
Dựa vào các dữ liệu đã phân tích cơ bản bên trên có thể giúp ta xây dựng một kế hoạch hành động trọng tâm và giúp xác định các yếu tố chính của chiến lược SEO cho Widgets’s Bob trong tương lai.
Kế hoạch hành động SEO (SEO Action Plan)
Trong ví dụ trên, Bob đang xuất bản nội dung thường xuyên và có một trang web OK. Chúng ta chỉ cần tối ưu hóa cơ bản như:
- Cài đặt plugin SEO.
- Quan tâm hơn về phần tối ưu Onpage
- Giải quyết các vấn đề SEO kỹ thuật dựa trên phân tích lỗi của các phần mềm SEO
- Thực hiện một chiến dịch SEO Google Map
- Xây dựng chiến lược xây dựng liên kết để xây dựng độ uy tín cho trang.
- Sửa đổi nội dung để nhắm mục tiêu đoạn trích dẫn nổi bật
- Tiếp tục xuất bản nội dung và đầu tư vào Content Marketing
Kế đến chúng ta sẽ cần xây dựng 1 kế hoạch làm việc chi tiết với 1 bảng tính các số liệu thể hiện thứ tự ưu tiên của công việc. Ngoài ra cần lưu ý tới vấn đề thời gian và các khó khăn cũng như thuận lợi khi yêu cầu công việc cho team kỹ thuật thực thi.
Dưới đây là một số hướng dẫn khi phân tích SWOT cho trang web của bạn:
Điểm mạnh (Strengths)
Điểm mạnh là những thứ dễ liệt kê nhất vì vậy chúng ta hãy bắt đầu từ đây.
- Công ty, website của bạn có những lợi thế gì?
- Hiện tại những từ khóa đang có thứ hạng tốt nhất là gì?
- Nội dung nào có thứ hạng tốt nhất hiện nay?
- Điều gì giúp bạn mạnh hơn đối thủ cạnh tranh?
- Điều gì giúp bạn tăng lượng truy cập tìm kiếm tự nhiên?
- Đâu là liên kết tốt nhất của bạn?
- Kết quả SEO tốt nhất của bạn trước đây là gì?
Những điểm yếu (Weaknesses)
Xác định điểm yếu không phải là việc đơn giản. Bạn cần nhìn nhận vào thực tế và thực sự trung thực khi liệt kê các điểm yếu của mình. Việc xác định rõ điểm yếu sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc xây dựng các kế hoạch hành động trong tương lai được hiệu quả hơn.
- Bạn có thể cải thiện điều gì?
- Đối thủ của bạn làm gì tốt hơn bạn?
- Đâu là đối thủ mạnh nhất của bạn là ai?
- Nội dung nào của bạn đang có ít lưu lượng truy cập?
- Những chiến thuật SEO nào trước đây đã không khiến bạn thất bại?
- Trong công ty của bạn có yêu cầu bắt buộc về kỹ thuật SEO nào không?
- Những yếu tố làm giảm điểm tối ưu trang của bạn là gì?
- Bạn có đủ ngân sách để thực thi chiến dịch SEO của mình?
Cơ hội (Opportunities)
Bạn sẽ tìm thấy cơ hội khi phân tích điểm mạnh và điểm yếu. Điểm mạnh là những điều bạn cần duy trì và phát triển. Điểm yếu là những điều cần cản thiện tốt hơn.
- Những cơ hội tốt bạn có thể phát hiện ra?
- Nội dung nào có thể giúp bạn cải thiện độ uy tín cho trang web?
- Trang web của bạn có thể tốt hơn khi tối ưu hóa những điểm nào?
- Mảng nội dung nào của trang web đang hữu ích và có thể mở rộng tốt hơn nữa?
- Những điểm yếu nào có thể dễ dàng giải quyết?
- Những nguồn backlink nào bạn chưa khai thác?
- Những xu hướng nào của công cụ tìm kiếm mà bạn có thể tận dụng không?
Các mối đe dọa (Threats)
Các mối đe dọa, khó khăn là điều khó liệt kê nhất bởi bạn cần có sự hiểu biết sâu sắc về điểm mạnh điểm yếu của mình cũng như đối thủ.
- Những đối thủ nào làm tốt nhất những điều mà bạn đang yếu nhất?
- Đối thủ mới hơn, ít kinh nghiệm hơn nhưng có kết quả SEO tốt hơn bạn là ai?
- Những trở ngại nào bạn phải đối mặt?
- Đối thủ của bạn đang làm gì?
- Các tiêu chuẩn chất lượng hoặc thông số kỹ thuật cho công việc, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thay đổi không?
- Có thay đổi công nghệ đe dọa vị trí của bạn không?
- Bất kỳ điểm yếu nào của bạn có thể đe dọa nghiêm trọng đến thị phần của bạn?
Kết mở:
SWOT Analysis chỉ là bước phân tích SEO cơ bản giúp bạn biết đâu là nơi cần tập trung cho quá trình SEO Website. Bằng cách thực hiện 1 SEO SWOT Analysis bạn có thể nhanh chóng và dễ dàng xây dựng kế hoạch cải thiện thứ hạng trang web trên bảng xếp hạng của Google. Đừng quên còn rất nhiều kỹ thuật phân tích khác như Technical SEO Audit, Onpage Audit, Backlinks Audit, Content Audit, SERP Audit, Social Media Audit and PPC Audit…
Nam Lê trích dẫn nội dung từ khóa đào tạo SEO tại VietMoz Academy