Chuyển tới nội dung
Khóa học SEO tiêu chuẩn
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu VietMoz Academy
    • Cơ sở vật chất
    • Hoạt động cộng đồng
  • Chương trình đào tạo
    • Khóa học SEO tiêu chuẩn
    • Khóa học Facebook Marketing
    • Khóa học Adwords Pro Sales
    • Khoá học Digital Masterclass
    • Khóa học Sale Promotion
    • Khoá học kinh doanh thương mại điện tử trên sàn Shopee
    • Khóa học SEO HCM Special
  • Blog
    • Tin tức
    • Lịch tuyển sinh
    • Cách làm SEO
      • Wiki SEO
    • Blog Marketing
    • Kiến thức Google Adwords
    • Blog Facebook Marketing
    • Blog Content
    • Wiki SEO – Thư viện thuật ngữ quan trọng
  • Liên hệ
    • Đăng ký học
    • Hướng dẫn thanh toán
    • Bản đồ đường đi

Tìm kiếm supplier và nhập hàng trên Amazon

Đăng vào 04/05/2017 bởi ThảoDanh mục: Tự học Amazon

Tìm kiếm nguồn hàng để bán trên Amazon không phải dễ dàng như bán hàng trong nước. Để đưa một lô hàng sang kho Amazon phải mất nhiều chi phí cũng như thời gian, chưa kể đến nếu như hàng không đạt chất lượng, khách hàng trả hàng thì người bán phải chịu thêm chi phí để chuyển hàng về kho trung gian. Để hạn chế điều này, seller phải lựa chọn được những kênh nhập hàng uy tín, đảm bảo chất lượng.

Hiện nay, kênh nhập hàng chủ yếu nhất của seller là website https://www.alibaba.com/ – đây là sàn giao dịch thương mại điện tử lớn nhất thế giới. Chỉ cần search tên sản phẩm thì có hàng ngàn kết quả các nhà phân phối, sản xuất trả về, Seller có thể nghiên cứu lựa chọn, so sánh giá, cũng như chất lượng sản phẩm để quyết định nên hợp tác với nhà sản xuất nào. Tuy đây là website bán hàng Trung Quốc nhưng tất cả giao dịch đều được thực hiện bằng tiếng Anh, tạo sự thuận tiện cho các seller để tìm hiểu, đàm phán giá. Nhiều người lo ngại rằng “hàng Tàu” thì chất lượng không đảm bảo, rằng giao dịch không an town,… Alibaba đã khắc phục được những hạn chế đó. Để có thể hoạt động được trên nền tảng Alibaba, các nhà sản xuất, phân phối đều phải đạt được các tiêu chuẩn chất lượng, kiểm duyệt trước khi được phép có các hoạt động kinh doanh trên sàn giao dịch trực tuyến. Để thanh toán hàng Alibaba, seller có thể sử dụng hệ thống thanh toán của nó, hoặc sử dụng bằng Paypal hoặc NDT chuyển tiền qua trung gian. Các hình thức này đều được bảo vệ an toàn, giảm thiểu rủi ro trong khi giao dịch cho người bán.

Một kênh giao dịch khác mà người bán có thể tham khảo nguồn hàng là https://www.1688.com/. Đây cũng là trang web của tập đoàn Alibaba. Tuy nhiên, đây là sàn giao dịch của nội địa Trung Quốc. Tất cả các thông tin đều được thể hiện bằng chữ Trung Quốc. Ưu điểm của 1688.com là nguồn hàng luôn sẵn có, giảm thiểu thời gian chuẩn bị hàng. Nếu seller có yêu cầu làm hàng private label thì bên nhà sản xuất chỉ cần in logo lên sản phẩm và xuất hàng đi. Cách thức thanh toán trên 1688.com cũng giống với Alibaba.com, nên các seller có thể giảm thiểu được rủi ro đáng kể. Tuy nhiên, do đặc tính là giao dịch nội địa nên tất cả giao dịch đều bằng tiếng Trung, gây hạn chế khi trao đổi, đàm phán với nhà sản xuất . Khác với Alibaba.com, các supplier có thể liên hệ với các nhà vận chuyển quốc tế để vận chuyển hàng cho seller  từ Trung Quốc sang Mỹ, các supplier trên 1688.com chỉ vận chuyển hàng nội địa, và sau đấy, các seller phải tự liên hệ với các công ty vận chuyển để chuyển hàng qua Mỹ.

Ngoài ra, thị trường trong nước cũng là một kênh phân phối đáng để nghiên cứu. Nếu như seller tìm kiếm được những sản phẩm được sản xuất trong nước, thỏa mãn được yêu cầu của người tiêu dùng nước ngoài, thì đâu cũng là một cơ hội tốt để đưa thương hiệu trong nước ra thị trường thế giới. Đối với những nguồn hàng trong nước, seller có cơ hội được giảm sát các công đoạn sản xuất, điều chỉnh khi thấy những bất cập. Do đó, seller sẽ giảm thiểu được rủi ro cũng như thời gian và chi phí. Tuy nhiên, do các yêu cầu để nhập hàng vào các quốc gia như Mỹ và châu Âu còn nghiêm ngặt, seller cần phải lưu ý lựa chọn những công ty uy tín, tránh trường hợp hàng xuất sang nhưng không được thông quan, gây tổn thất nặng nề.

Với các kênh nhập hàng nào cũng đều có rất nhiều lựa chọn nhà phân phối. Tùy vào tiêu chí lựa chọn của các seller như thế nào, lợi nhuận kỳ vọng từ sản phẩm đấy là bao nhiêu, các seller sẽ tìm được supplier để hợp tác lâu dài. Bên cạnh đó, các kênh bán hàng kể trên cũng cung cấp cho các thông tin cơ bản về thông tin công ty, khả năng thương mại để seller có thể kiểm tra được tính xác  thực về khả năng thương mại của công ty.

Tổng kết: Bước lựa chọn supplier là khá quan trọng trong quá trình bán hàng trên Amazon. Để khách hàng có thể tin tưởng và mua hàng thì chính bản thân seller cũng phải đầu tư nghiêm túc xả về mặt tài chính cũng như thời gian công sức vào sản phẩm đó. Tìm kiếm nguồn nhập hàng sẽ củng cố được điều đó. Đặc biệt khi đối tác là những công ty lớn với các mặt hàng phong phú, đa dạng, seller có thêm cơ hội mở rộng lĩnh vực kinh doanh và có thể tiến đến trở thành đối tác lâu dài, độc quyền để phân phối sản phẩm trên thị trường.

 

2.5/5 - (2 bình chọn)
Thảo
Thảo
78 bài đăng

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thảo
Thảo
78 bài đăng

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VIETMOZ ACADEMY

Địa chỉ: Số 18 ngõ 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (0246) 292 3344 – (0246) 291 2244
Hotline: 098 380 3333
Email: info@vietmoz.com

Google Partners
DMCA.com Protection Status

Truy cập nhanh

  • Hướng dẫn thanh toán
  • Cơ sở vật chất
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Tổng quan về Digital Marketing
  • Tìm hiểu Marketing là gì

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO SEO HỒ CHÍ MINH

Địa chỉ: 101 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 12, Quận Phú Nhuận, Tp. HCM
Hotline: 0909.70.60.70
Điện thoại: 08 3997 7777
Email: daotao@dgm.vn

Bản quyền © bởi Trung tâm đào tạo VietMoz Academy. Tối ưu bởi Code Tốt.
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu VietMoz Academy
    • Cơ sở vật chất
    • Hoạt động cộng đồng
  • Chương trình đào tạo
    • Khóa học SEO tiêu chuẩn
    • Khóa học Facebook Marketing
    • Khóa học Adwords Pro Sales
    • Khoá học Digital Masterclass
    • Khóa học Sale Promotion
    • Khoá học kinh doanh thương mại điện tử trên sàn Shopee
    • Khóa học SEO HCM Special
  • Blog
    • Tin tức
    • Lịch tuyển sinh
    • Cách làm SEO
      • Wiki SEO
    • Blog Marketing
    • Kiến thức Google Adwords
    • Blog Facebook Marketing
    • Blog Content
    • Wiki SEO – Thư viện thuật ngữ quan trọng
  • Liên hệ
    • Đăng ký học
    • Hướng dẫn thanh toán
    • Bản đồ đường đi
Gõ để tìm