Chuyển tới nội dung
Khóa học SEO tiêu chuẩn
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu VietMoz Academy
    • Cơ sở vật chất
    • Hoạt động cộng đồng
  • Chương trình đào tạo
    • Khóa học SEO tiêu chuẩn
    • Khóa học Facebook Marketing
    • Khóa học Adwords Pro Sales
    • Khoá học Digital Masterclass
    • Khóa học Sale Promotion
    • Khoá học kinh doanh thương mại điện tử trên sàn Shopee
    • Khóa học SEO HCM Special
  • Blog
    • Tin tức
    • Lịch tuyển sinh
    • Cách làm SEO
      • Wiki SEO
    • Blog Marketing
    • Kiến thức Google Adwords
    • Blog Facebook Marketing
    • Blog Content
    • Wiki SEO – Thư viện thuật ngữ quan trọng
  • Liên hệ
    • Đăng ký học
    • Hướng dẫn thanh toán
    • Bản đồ đường đi
Mục lục nội dung
1 Tổng quan về URL
1.1 Url là gì?
1.2 Lịch sử URL
2 Tầm quan trọng của cấu trúc URL cho SEO
2.1 Cải thiện trải nghiệm người dùng
2.2 Xếp hạng trang
3 Cấu trúc của URL
3.1 Scheme
3.2 Authority
3.3 Thành phần bổ sung của URL
4 URL tuyệt đối và URL tương đối
5 Trình rút gọn URL
6 Cách sử dụng URL
7 12 phương pháp tối ưu URL thân thiện với SEO
7.1 Phân cấp trang
7.2 Sử dụng giao thức HTTPS
7.3 Ẩn tiền tố www
7.4 URL chứa từ khóa mô tả nội dung
7.5 URL ngắn gọn
7.6 Sử dụng dấu gạch nối để phân tách từ
7.7 Loại bỏ từ nối
7.8 Chuyển hướng url cũ
7.9 URL phân biệt chữ hoa – chữ thường
7.10 URL không chứa dấu
8 Câu hỏi thường gặp
8.1 Tôi có thể chặn một URL không?
8.2 URL ảo là gì?
8.3 Sự khác biệt giữa HTTP và HTTPS là gì?
8.4 Khi di chuyển trang web thì có thay đổi URL hay không?
9 Kết luận
Mục lục nội dung
1 Tổng quan về URL
1.1 Url là gì?
1.2 Lịch sử URL
2 Tầm quan trọng của cấu trúc URL cho SEO
2.1 Cải thiện trải nghiệm người dùng
2.2 Xếp hạng trang
3 Cấu trúc của URL
3.1 Scheme
3.2 Authority
3.3 Thành phần bổ sung của URL
4 URL tuyệt đối và URL tương đối
5 Trình rút gọn URL
6 Cách sử dụng URL
7 12 phương pháp tối ưu URL thân thiện với SEO
7.1 Phân cấp trang
7.2 Sử dụng giao thức HTTPS
7.3 Ẩn tiền tố www
7.4 URL chứa từ khóa mô tả nội dung
7.5 URL ngắn gọn
7.6 Sử dụng dấu gạch nối để phân tách từ
7.7 Loại bỏ từ nối
7.8 Chuyển hướng url cũ
7.9 URL phân biệt chữ hoa – chữ thường
7.10 URL không chứa dấu
8 Câu hỏi thường gặp
8.1 Tôi có thể chặn một URL không?
8.2 URL ảo là gì?
8.3 Sự khác biệt giữa HTTP và HTTPS là gì?
8.4 Khi di chuyển trang web thì có thay đổi URL hay không?
9 Kết luận

URL là gì? 12 mẹo tối ưu URL có thể bạn chưa biết

Đăng vào 20/12/2021 bởi Lê NamDanh mục: Wiki SEO
Mục lục nội dung
1 Tổng quan về URL
1.1 Url là gì?
1.2 Lịch sử URL
2 Tầm quan trọng của cấu trúc URL cho SEO
2.1 Cải thiện trải nghiệm người dùng
2.2 Xếp hạng trang
3 Cấu trúc của URL
3.1 Scheme
3.2 Authority
3.3 Thành phần bổ sung của URL
4 URL tuyệt đối và URL tương đối
5 Trình rút gọn URL
6 Cách sử dụng URL
7 12 phương pháp tối ưu URL thân thiện với SEO
7.1 Phân cấp trang
7.2 Sử dụng giao thức HTTPS
7.3 Ẩn tiền tố www
7.4 URL chứa từ khóa mô tả nội dung
7.5 URL ngắn gọn
7.6 Sử dụng dấu gạch nối để phân tách từ
7.7 Loại bỏ từ nối
7.8 Chuyển hướng url cũ
7.9 URL phân biệt chữ hoa – chữ thường
7.10 URL không chứa dấu
8 Câu hỏi thường gặp
8.1 Tôi có thể chặn một URL không?
8.2 URL ảo là gì?
8.3 Sự khác biệt giữa HTTP và HTTPS là gì?
8.4 Khi di chuyển trang web thì có thay đổi URL hay không?
9 Kết luận

Tối ưu URL là một trong những yếu tố cơ bản cần có của SEO, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách để tối ưu nó thân thiện trong mắt Google.

Trong bài viết này, VietMoz sẽ giúp bạn có cái nhìn đầy đủ về định nghĩa url là gì, tầm quan trọng và 12 phương pháp tối ưu cấu trúc url hiệu quả.

Tổng quan về URL

Url là gì?

URL (Uniform Resource Locator) là địa chỉ web, chỉ định vị trí của một tài nguyên trên hệ thống mạng internet. Mỗi URL hợp lệ sẽ trỏ đến một tài nguyên duy nhất, đó có thể là trang html, css, hình ảnh, video…Ngoài ra, URL cũng có thể trỏ đến một tài nguyên không còn tồn tại hoặc đã chuyển đi.

URL là gì? 12 mẹo tối ưu URL có thể bạn chưa biết

Lịch sử URL

Ngày nay, quyền riêng tư của người dùng khi sử dụng Web được quan tâm hơn cả, họ yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng và công cụ tìm kiếm phải minh bạch về thông tin họ thu thập, lưu giữ và bán.

Cụ thể: Google đã cập nhật chính sách bảo mật của Chrome vào tháng 3 năm 2019. Nó lưu ý rằng, công cụ tìm kiếm lưu trữ thông tin cục bộ trên hệ thống của bạn ngay trong chế độ trình duyệt cơ bản của nó. Thông tin cục bộ bao gồm lịch sử duyệt web, url của các trang mà bạn đã truy cập, bộ nhớ cache của văn bản, hình ảnh và các tài nguyên liên quan từ các trang đó.

Tuy nhiên, Google sẽ linh động trong việc thu thập và lưu giữ dữ liệu trong nhiều khoản thời gian khác nhau. Trong đó, một số dữ liệu sẽ bị xóa bởi người dùng, một số khác thì bị xóa tự động và số khác nữa Google giữ lại trong thời gian dài hơn.

Tầm quan trọng của cấu trúc URL cho SEO

Cải thiện trải nghiệm người dùng

Trải nghiệm người dùng luôn là một trong những yếu tố mà Google luôn ưu tiên hàng đầu, cũng như cực kỳ quan trọng trong SEO.

Bằng cách sử dụng cấu trúc URL hợp lý cho từng phân cấp trang sẽ giúp bạn cải thiện trải nghiệm người dùng. Ngoài ra, nội dung phân bổ trong web phải trực quan để điều hướng người dùng tìm đúng thứ họ cần. Nhờ đó mà trang của bạn gia tăng tỉ lệ nhấp chuột một cách tự nhiên, có cơ hội đạt vị trí thứ hạng cao trên bảng kết quả tìm kiếm của Serps.

Xếp hạng trang

Việc tối ưu hóa cấu trúc URL giúp Google biết các trang có sự khác và liên quan với nhau như thế nào. Nó giống như việc bạn sử dụng các liên kết bên trong và bên ngoài trang web. Điều này giúp cho các con bot của Google dễ dàng thu thập thông tin và lập chỉ mục cho trang đáp ứng ý định tìm kiếm cho người dùng.

Theo như nghiên cứu của Backlinko cũng chỉ ra rằng URL là một yếu tố xếp hạng trong Google. Hay nói cách khác Google sẽ đo lường giá trị của một trang thông qua mức độ liên quan của nó với một truy vấn tìm kiếm nhất định. Tuy nhiên URL chỉ là một yếu tố rất nhỏ bởi nó còn phụ thuộc vào tên miền gốc.

Cấu trúc của URL

Dưới đây là một số ví dụ về URL:

  • https://vietmoz.edu.vn/
  • https://vietmoz.edu.vn/cach-lam-seo/
  • https://vietmoz.edu.vn/referral-traffic/

Bất cứ URL nào ở trên đều có thể nhập vào thanh trình duyệt của công cụ tìm kiếm để yêu cầu trình duyệt tải trang được liên kết.

URL bao gồm các phần khác nhau, một số phần bắt buộc và một số khác thì tùy chọn. Bạn có thể xem hình ảnh giải phẫu của một URL dưới đây:

cấu trúc của URL

Lưu ý: Có một số phần và quy tắc bổ sung liên quan đến URL, nhưng chúng không liên quan đến người dùng hay nhà phát triển web. Vì vậy bạn không cần phải biết đến chúng cũng như sử dụng đầy đủ chức năng của 1 URL nhất định.

Scheme

scheme

Phần đầu tiên của URL là Scheme, nó cho biết giao thức mà trình duyệt phải dụng để yêu cầu tài nguyên (giao thức là một phương thức thiết lậ để trao đổi hoặc truyền dữ liệu xung quanh mạng máy tính).

Các Scheme mà bạn sẽ bắt gặp như:

  • Giao thức truyền tải siêu văn bản (HTTP): Đây là giao thức cơ bản của web, xác định hành động của các máy chủ web và trình duyệt để đáp ứng các yêu cầu nhất định.
  • Giao thức HTTP an toàn (HTTPS): Giao thức này hoạt động trên một lớp bảo mật được mã hóa nhằm truyền tải thông tin an toàn hơn.
  • Giao thức truyền tập tin (FTP): Giao thức này dử dụng để truyền tải file qua internet.

Hiện nay, về mặt kỹ thuật Scheme không nhất thiết là một phần của URL. Nếu bạn nhập trang web như www.vietmoz.edu.com, trình duyệt sẽ tự động xác định giao thức phù hợp để sử dụng. Tuy nhiên ở một số ứng dụng khác thì lại yêu cầu sử dụng scheme.

Authority

authority

Ở phần này được phân tách khỏi phần schema bằng mấu ký tự ://. Như ở hình trên, bạn có thể thấy phần authority bao gồm cả miền (www.example.com) và cổng 80 được phân tách bằng dấu hai chấm.

Trong một miền lại bao gồm các thành phần sau:

  • Tên miền cấp cao nhất: “com” là tên miền cao cấp nhất khi xét theo ví dụ ở trên. Đây là mức cao nhất trong hệ thống tên miền phân cấp được sử dụng để dịch địa chỉ IP thành địa chỉ ngôn ngữ đơn giản. Có 3 tên miền cấp cao nhất phổ biến là .com, .net, .gov. Riêng mỗi quốc gia hầu hết đều có tên miền cao cấp nhất gồm 2 chữ cái. Ví dụ như .us (Mỹ), .vn (Việt Nam)…Ngoài ra, cũng có một số tên cấp cao nhất được dùng chúng như .club, .life và news.
  • Tên miền phụ: Miền phụ là một phần riêng biệt so với tên miền chính nhưng đều dùng chung cho các máy chủ. Với tên miền phụ bạn sẽ không cần phải mua hay đăng ký để sử dụng nó. Xét về mặt kỹ thuật thì hầu hết các URL sẽ là miền phụ giúp chúng ta hiểu rằng nó là một trang web thuộc một phần của World Wide Web.

Thành phần bổ sung của URL

Đường dẫn

duong-dan

/path/to/myfile.html là đường dẫn đến tài nguyên trên máy chủ Web. Nếu như trước đây, một đường dẫn như trên đại diện cho một vị trí tệp vật lý trên máy chủ Web. Thì ngày nay, nó chủ yếu là một phần trừu tượng được xử lý bởi các máy chủ Web.

Thông số

thông số

?key1=value1&key2=value2 là các tham số bổ sung được cung cấp cho máy chủ Web. Nó bao gồm danh sách các cặp khóa/ giá trị được phân tách bằng ký hiệu, được sử dụng để bổ sung cho máy chủ Web trước khi trả lại tài nguyên. Mỗi máy chủ Web có các quy tắc riêng về các tham số để biết liệu một máy chủ Web cụ thể có đang xử lý các tham số hay không là hỏi chủ sở hữu máy chủ Web.

Anchor

anchor

#SomewhereInTheDocument là một mỏ neo cho một phần khác của chính tài nguyên đó. Với anchor đại diện này sẽ giúp bạn đến nhanh hơn vị trí được đánh dấu. Ví dụ: Trên một tài liệu HTML, trình duyệt sẽ cuộn đến điểm mà ký tự liên kết được xác định. Cần lưu ý rằng phần sau của dấu # còn được gọi là mã định danh phân đoạn.

URL tuyệt đối và URL tương đối

Như ví dụ ở trên bạn có thể thấy, nó được gọi là URL tuyệt đối, và tất nhiên cũng sẽ có 1 thứ gọi là URL tương đối. Cả 2 loại URL này đều sử dụng thuật ngữ chuỗi URL tuyệt đối và chuỗi URL tương đối, vì vậy muốn phân biệt chúng bạn sẽ cần đánh giá theo các đối tượng URL.

Cụ thể bạn sẽ xem xét sự khác biệt của chúng ngay trong ngữ cảnh của URL.

  • URL tuyệt đối là URL bao gồm các thành phần bắt buộc phụ thuộc nhiều vào ngữ cảnh mà nó sử dụng.
  • URL tương đối có phần đường dẫn bắt đầu bằng ký tự “/”, lúc này trình duyệt sẽ tìm nạp tài nguyên từ gốc trên cùng của máy chủ  mà không quy chiếu đến ngữ cảnh được  cung cấp bởi tài liệu hiện tại.

Trình rút gọn URL

Trình rút gọn URL là một kỹ thuật trong đó URL có thể được tạo ra với độ dài ngắn hơn nhưng vẫn trả về kết quả trang được yêu cầu.

Bạn có thể sử dụng tính năng chuyển hướng trên một tên miền ngắn để rút gọn URL thông qua công cụ rút gọn.

Hiện nay nhằm đáp ứng nhu cầu rút gọn URL mà nhiều dịch vụ ra đời. Bên cạnh những tool sử dụng hoàn toàn miễn phí thì vẫn có những tool cung cấp các tính năng khác sẽ tính phí như phân tích trang web. Một số trang cung cấp trình rút gọn mà bạn có thể tham khảo như: Rebrandly, Bitly, Ow.ly, clicky.me và Budurl.com…

Lưu ý: Một số nhà cung cấp dịch vụ khác, bao gồm cả công cụ tìm kiếm đã bắt đầu quay lưng lại với các trình rút gọn URL do chúng thường bị những kẻ spam thư rác lạm dụng cũng như ẩn phần mềm độc hại bên trong các URL ngắn gọn.

Cách sử dụng URL

Chúng ta đều hiểu rằng, bất kỳ URL nào khi được nhập trên thanh địa chỉ để truy cập tài nguyên đằng sau nó. Nhưng ẩn đằng sau đó lại sâu xa hơn nhiều, cụ thể:

Ngôn ngữ HTML sử dụng URL rộng rãi:

  • để tạo liên kết đến các tài liệu khác bằng phần tử <a>.
  • để liên kết một tài liệu với các tài nguyên liên quan của nó thông qua những phần tử khác nhau như <link> hoặc <script>.
  • để hiển thị nội dung media như hình ảnh (với phần tử <img>), video (với phần tử <video>), âm thanh và nhạc (với phần tử <audio>), v.v…
  • để hiển thị các tài liệu HTML khác với phần tử <iframe>.

Lưu ý: Khi chỉ định URL để load tài nguyên của trang và bạn thường chỉ nên sử dụng URL HTTP và HTTPS, với một số ngoại lệ khác. Ví dụ: sử dụng FTP không an toàn và không còn được hỗ trợ bởi các trình duyệt hiện đại.

Các công nghệ khác, chẳng hạn như CSS hoặc JavaScript, sử dụng URL rộng rãi và đây thực sự là trái tim của web.

12 phương pháp tối ưu URL thân thiện với SEO

Phân cấp trang

Phân cấp trang

Cấu trúc URL càng đơn giản  càng tốt vì vậy bạn nên cân nhắc việc sắp xếp nội dung để URL có cấu trúc hợp lý, giúp người dùng dễ hiểu. Muốn làm được điều này bạn cần nghiên cứu phân cấp trang trước khi xây dựng trang web.

Điều này cực kỳ có lợi, nó giống như việc bạn thiết kế nhà ở chia mấy phòng, mỗi phòng bao gồm những vật dụng trang trí nào chẳng hạn.

Ví dụ:

  • https://vietmoz.edu.vn/news/kien-thuc-seo/kien-thuc-co-ban/tai-lieu-lam-seo-vietmoz/

Với URL này đang sử dụng 4 cấp độ liên kết, điều này không hề tốt  trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Thay vào đó bạn nên để cấu trúc URL của bạn trong khoảng 2 – 3 cấp độ con.

  • https://vietmoz.edu.vn/kien-thuc-co-ban/tai-lieu-lam-seo-vietmoz/

Sử dụng giao thức HTTPS

Sử dụng giao thức https

HTTPS là phiên bản an toàn của giao thức HTTP, nó làm cho trang web của bạn trở nên đáng tin cậy hơn với người truy cập vào nó. HTTPs được sử dụng để bảo vệ các giao dịch trực tuyến có tính bảo mật cao cho các giao dịch ngân hàng, thanh toán mua hàng trực tuyến.

Để mã hóa thông tin liên lạc, các trang HTTPs sử dụng một trong hai giao thức bảo mật mã hóa là SSL(Secure Sockets Layer, tầng ổ bảo mật) hoặc TLS(Transport Layer Security, bảo mật tầng truyền tải).

Ẩn tiền tố www

Việc ẩn tiền tố này sẽ giúp cho miền của bạn trở nên gọn gàng hơn trong mắt người dùng. Trên thực tế hiện nay, các trình duyệt như Chrome đều ẩn www và https:// trong thanh địa chỉ vì thông tin chúng mang lại không quan trọng để hiển thị, thay vào đó sẽ có biểu tượng ổ khóa an toàn như hình dưới đây:

URL chứa từ khóa mô tả nội dung

Khi bạn xuất bản một bài viết lên web thì nó phải chứa thông tin rõ ràng, dễ hiểu cho người dùng. Nó có thể chứa từ khóa chính của bài viết thay vì sử dụng dãy chữ số ngẫu nhiên mà không có sự liên quan hay mô tả nào trong trang.

Điều này cực kỳ có ích cho việc gia tăng tỷ lệ nhấp cũng như cải thiện trải nghiệm người dùng.

Ví dụ của một URL có mô tả đến nội dung bài viết chứa từ khóa chính:

  • https://vietmoz.edu.vn/meta-tag-la-gi/

Ví dụ của một URL không có mô tả đến trang chứa dãy số:

  • http://www.example.com/index.php?id_sezione=360&sid=3a5ebc944f41daa6f849f730f1

URL ngắn gọn

Hiện nay có khá nhiều trang web vẫn sử dụng trang hoặc tiêu đề ngày tháng xuất bản bài đăng để làm url. Điều này khiến cho url chứa chuỗi ký tự dài không cần thiết, vì vậy bạn hãy rút gọn nó sao cho càng ngắn càng tốt. Mẹo hay nhất là sử dụng từ khóa chính của bài viết để làm URL ngắn gọn hơn.

Ngoài ra nên để độ dài URL tối đa là 70 ký tự, điều này giúp người dùng nhìn thấy đầy đủ từ khóa chính có trong nó.

Sử dụng dấu gạch nối để phân tách từ

URL không sử dụng dấu gạch dưới, không sử dụng dấu cách để phân tách các từ. Thay vào đó, Url sử dụng dấu gạch nối điều này giúp Google và người dùng biết vị trí ngắt giữa các ký tự thay vì để chúng ghép lại với nhau thành một ký tự liên tiếp.

Ví dụ về sự khác biệt của việc có dấu gạch nối và không có dấu gạch nối:

  • https://vietmoz.edu.vn/metataglagi/
  • https://vietmoz.edu.vn/meta-tag-la-gi/

Loại bỏ từ nối

Những từ nối ví dụ như và, cho, đến, hoặc…chúng không nhất thiết phải có trong URL, việc loại bỏ các từ này sẽ giúp cho URL của bạn ngắn gọn và được tối ưu hơn cho người dùng và Google.

Chuyển hướng url cũ

Chuyển hướng URL là phân giải URL hiện tại thành một URL khác, điều này giúp Google và khách truy cập biết rằng trang đó có địa chỉ mới.

Khi bạn chỉnh sửa hoặc thay đổi URL thì hãy sử dụng chuyển hướng 301 để bất cứ ai nhấp vào URL cũ cũng được đưa đến URL mới, nếu không họ sẽ gặp phải trang lỗi 404 (không tìm thấy trang).

trang lỗi 404

Đó cũng là lý do tại sao chúng ta cần chọn cấu trúc URL tốt nhất ngay từ đầu tránh phải chuyển hướng URL cũ.

URL phân biệt chữ hoa – chữ thường

Trong URL cần đồng nhất cách viết chữ hoa và chữ thường để Google Spider có thể thu thập dữ liệu tốt hơn. Tuy nhiên hiện nay hầu hết các website sẽ dùng url cho trang bằng cách viết chữ thường.

URL không chứa dấu

URL có dấu hay không dấu về cơ bản thì seo như nhau nhưng nếu thử copy share url có dấu cho người khác thì sẽ có lỗi không thể truy cập trang web này.

Câu hỏi thường gặp

Tôi có thể chặn một URL không?

Bạn hoàn toàn có thể chặn một URL thông qua thiết bị và hệ điều hành của mình. Hầu hết các trình duyệt web cho phép bạn chặn các trang web cụ thể và bạn có thể chặn một URL trên toàn bộ mạng của mình thông qua cài đặt bộ định tuyến.

URL ảo là gì?

URL ảo là một URL ngắn, dễ nhớ được chuyển hướng từ một URL dài và phức tạp hơn. Để thiết lập một URL ảo bạn chỉ cần sử dụng công cụ rút ngắn URL cung cấp các miền tùy chỉnh.

Sự khác biệt giữa HTTP và HTTPS là gì?

Điểm khác biệt giữa HTTP và HTTPS là HTTPS an toàn hơn. Như vậy nó luôn phải được sử dụng trên các trang web cần chuyển dữ liệu an toàn.

Khi di chuyển trang web thì có thay đổi URL hay không?

Khi di chuyển trang web thì bạn có thể hoặc không thay đổi URL. Trường hợp bạn có thay đổi URL thì tham khảo nội dung này .Trường hợp bạn không thay đổi URL khi di chuyển trang web thì tham khảo nội dung này của Gooogle.

Kết luận

Với bài viết này mong rằng bạn đã hiểu hơn về định nghĩa URL là gì và biết cách để tối ưu URL thân thiện trong mắt Google. Điều này góp phần gia tăng lưu lượng truy cập và cải thiện thứ hạng trang web của bạn theo thời gian. Nếu bạn còn có bất cứ thắc mắc nào hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết, VietMoz sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất!

Nguồn: vietmoz.edu.vn
Bản quyền thuộc về Đào tạo SEO VietMoz
Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả

4.3/5 - (6 bình chọn)
Lê Nam
Lê Nam
227 bài đăng
Nam Lê là CEO & Founder của VietMoz, thành lập VietMoz năm 2012. Với hơn 13 năm làm trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến, Nam Lê từng là huấn luyện viên SEM/SEO/Facebook của rất nhiều trang web nổi tiếng như báo Vietnamnet, báo Sức khỏe đời sống, Autodaily, CellphoneS, Kidsplaza...

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lê Nam
Lê Nam
227 bài đăng
Nam Lê là CEO & Founder của VietMoz, thành lập VietMoz năm 2012. Với hơn 13 năm làm trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến, Nam Lê từng là huấn luyện viên SEM/SEO/Facebook của rất nhiều trang web nổi tiếng như báo Vietnamnet, báo Sức khỏe đời sống, Autodaily, CellphoneS, Kidsplaza...

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VIETMOZ ACADEMY

Địa chỉ: Số 18 ngõ 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (0246) 292 3344 – (0246) 291 2244
Hotline: 098 380 3333
Email: info@vietmoz.com

Google Partners
DMCA.com Protection Status

Truy cập nhanh

  • Hướng dẫn thanh toán
  • Cơ sở vật chất
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Tổng quan về Digital Marketing
  • Tìm hiểu Marketing là gì

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO SEO HỒ CHÍ MINH

Địa chỉ: 101 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 12, Quận Phú Nhuận, Tp. HCM
Hotline: 0909.70.60.70
Điện thoại: 08 3997 7777
Email: daotao@dgm.vn

Bản quyền © bởi Trung tâm đào tạo VietMoz Academy. Tối ưu bởi Code Tốt.
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu VietMoz Academy
    • Cơ sở vật chất
    • Hoạt động cộng đồng
  • Chương trình đào tạo
    • Khóa học SEO tiêu chuẩn
    • Khóa học Facebook Marketing
    • Khóa học Adwords Pro Sales
    • Khoá học Digital Masterclass
    • Khóa học Sale Promotion
    • Khoá học kinh doanh thương mại điện tử trên sàn Shopee
    • Khóa học SEO HCM Special
  • Blog
    • Tin tức
    • Lịch tuyển sinh
    • Cách làm SEO
      • Wiki SEO
    • Blog Marketing
    • Kiến thức Google Adwords
    • Blog Facebook Marketing
    • Blog Content
    • Wiki SEO – Thư viện thuật ngữ quan trọng
  • Liên hệ
    • Đăng ký học
    • Hướng dẫn thanh toán
    • Bản đồ đường đi
Gõ để tìm