Nếu như là một marketer, hẳn bạn đã từng nghe và biết đến chiến lược Inbound Marketing. Đây là chiến lược được sử dụng rất nhiều ở các công ty, doanh nghiệp hiện nay. So với Outbound Marketing, Inbound Marketing có phần vượt trội hơn và chiếm được nhiều ưu thế hơn trong xã hội ngày nay. Vậy hãy cùng Vietmoz tìm hiểu thêm về Inbound Marketing và các giai đoạn chính dưới đây.
Inbound Marketing là gì?
Inbound Marketing là thuật ngữ được dùng đầu tiên bởi Hubspot – công ty chuyên phát triển các phần mềm hỗ trợ Marketing và bán hàng. Đây là chiến lược Marketing hướng đến việc tạo ra và cung cấp các giá trị đích thực cho người dùng. Từ đó, khách hàng sẽ chủ động tìm đến thương hiệu, sản phẩm. Trải qua các bước tiếp cận, chăm sóc, doanh nghiệp sẽ đạt được mục đích tăng lợi nhuận bằng việc gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Để xây dựng một chiến lược Inbound Marketing hiệu quả, quan trọng nhất chính là Content Marketing. Bởi triển khai chiến lược này cũng chính là quá trình doanh nghiệp tạo nên những nội dung chất lượng và hữu ích (bài viết website, blog, ebook, tài liệu,…) phục vụ chính xác nhu cầu mà người dùng đang cần. Cùng với đó là sự kết hợp chuỗi các công cụ khác để biến họ thành khách hàng.
Tại sao sử dụng Inbound Marketing lại là xu hướng vượt trội
Bây giờ, bạn cần biết vì sao Inbound Marketing lại là chiến lược Marketing dẫn đầu xu hướng. Nếu trước đây, Outbound Marketing là chiến lược được nhiều doanh nghiệp áp dụng thì ngày nay, xu hướng sử dụng Inbound Marketing lại được ưa chuộng hơn rất nhiều. Vậy lý do cho kết quả này là gì?
- Inbound Marketing giúp doanh nghiệp chủ động hơn và thu hút khách hàng một cách tự nhiên, hiệu quả.
- Inbound Marketing giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh và niềm tin nơi khách hàng về thương hiệu.
- Inbound Marketing giúp doanh nghiệp luôn tương tác và giúp đỡ được khách hàng khi cần thiết.
Khi đó người dùng quan tâm sẽ trở thành khách hàng một cách tự nguyện, có thể là bắt nguồn từ những thông tin họ tự tìm kiếm. Việc tránh làm phiền khách hàng bởi những tin nhắn spam sẽ giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng và tạo nên cái nhìn thiện cảm đối với thương hiệu.
Chiến lược Marketing trong từng giai đoạn của Inbound Marketing
Inbound Marketing được mô tả diễn ra trong ba giai đoạn: Attract (Thu hút) – Engage (Tiếp cận) và Delight (Làm hài lòng). Với mỗi một giai đoạn sẽ có những kênh tiếp thị, công cụ cần phải thực hiện song song và phối hợp với nhau để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Giai đoạn thứ nhất: Attract – Thu hút
Thu hút theo đúng nghĩa đen có nghĩa là bạn tạo nên được những dấu ấn, giá trị khiến người khác nhớ về bạn. Ở đây, doanh nghiệp thu hút người dùng với những giá trị mà doanh nghiệp tạo ra cho họ. Đôi khi bạn chỉ cần thu hút được đúng đối tượng khách hàng tiềm năng thay vì số lượng lớn người dùng chung chung cũng sẽ đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều. Xuất hiện “đúng lúc, đúng chỗ” khi khách hàng cần chính là mấu chốt quan trọng của quá trình này.
Content Marketing
“Conten is King” luôn đúng khi áp dụng trong bất kỳ chiến lược Marketing nào. Khi thực hiện Inbound Marketing, content chính là yếu tố cốt lõi. Dù là nội dung phục vụ mục đích gì (mô tả sản phẩm, chăm sóc khách hàng, cung cấp thông tin…), thì cũng phải đảm bảo đáp ứng, giải đáp được vấn đề của người dùng. Bởi vậy nên hiện nay ở rất nhiều Website của các doanh nghiệp ngoài những nội dung cơ bản về sản phẩm, dịch vụ thì đều có mục blog để “làm giàu” các thông tin liên quan đến sản phẩm và từ đó thu hút lượt truy cập.
>>> Xem thêm: Tổng quan về Content Marketing: Hướng dẫn cơ bản nhất (2022)
SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm)
SEO (Tối ưu hoác công cụ tìm kiếm) giúp cho các thông tin về doanh nghiệp của bạn luôn được hiện thị trên những trang top đầu khi khách hàng tìm kiếm. Nhờ đó, website của bạn trở nên nổi bật và đáng tin cậy hơn so với hàng ngàn website khác. Ngoài ra, việc SEO website sẽ mang lại hiệu quả lâu dài với chi phí tiết kiệm hơn rất nhiều, hạn chế việc lãng phí tiền bạc đối với những khách hàng ảo, chỉ cần bạn tập trung xây dựng tuyến nội dung thu vị và bổ ích.
Quảng cáo Google Search
Trước đây, HubSpot cho rằng việc trả phí cho quảng cáo tìm kiếm là phương pháp thuộc Outbound Marketing, bởi nó làm lãng phí chi phí. Tuy nhiên, đến năm 2015 quảng cáo Google Search đã được đánh giá lại và là phương pháp thuộc Inbound Marketing. Nếu biết kết hợp (Content Marketing, SEO,…), nó sẽ giúp bạn tiếp cận được khách hàng vào đúng thời điểm, đưa khách hàng tham gia vào hành trình mua hàng của doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Quảng cáo Google: Hướng dẫn chi tiết các bước setup quảng cáo trên Google
Social Media
Social Media là một trong những kênh Marketing cực kỳ tiềm năng. Sử dụng mạng xã hội không chỉ giúp tăng độ nhận diện, tương tác trực tiếp với người dùng mà còn là nơi đưa các thông tin của doanh nghiệp đến khách hàng và có thể mang đến lượt truy cập ngược lại về website. Việc này sẽ hỗ trợ rất nhiều trong quá trình SEO website.
>>> Xem thêm: Social Media Marketing: Nhưng lợi ích to lớn mà doanh nghiệp có thể đã bỏ qua
Giai đoạn thứ hai: Engage – Tiếp cận
Sau khi đã thu hút được khách hàng, bạn cần làm sao để tiếp cận và kết nối với nhóm khách hàng tiềm năng. Sau đó sẽ tích cực chăm sóc, nuôi dưỡng để tạo ra chuyển đổi. Lúc này, điều doanh nghiệp cần chính là thông tin của khách hàng để có thể giữ mối liên lạc với khách hàng (Tên, tuổi, số điện thoại, email,…).
Có rất nhiều cách khác nhau mà doanh nghiệp có thể dùng để thu thập dữ liệu khách hàng như:
- Landing page (Trang đích): Khi khách hàng còn đang băn khoăn và muốn tìm thêm về sản phẩm, Landing page là cách tốt để khách hàng cho bạn biết điều này. Việc điều thông tin thể hiện sự hứng thú muốn tìm hiểu sản phẩm và đó là cơ hội cho bạn để tư vấn, đưa ra những lý do khiến họ nên mua sản phẩm của bạn. Nên nhớ, một bố cục và giao diện ấn tượng sẽ thúc đẩy đến hành vi của người dùng chuyển thành khách hàng.
- Biểu mẫu: Biểu mẫu, hay form đăng ký thông tin nhận tư vấn thường được gắn trực tiếp ở phía dưới của website. Đây sẽ là nơi thu thập được thông tin của những đối tượng thực sự có nhu cầu muốn mua sản phẩm.
- CTA: Là lời kêu gọi hành động một cách trực tiếp nhằm thúc giục khách hàng. Chẳng hạn như:
+ Với những khách hàng muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm, dịch vụ, đặt CTA dẫn về Landing page.
+ Với những khách hàng thật sự quan tâm và muốn mua sản phẩm, đặt CTA kêu gọi khách hàng đăng ký thông tin trực tiếp trên website.
+ Đặt CTA khuyến khích người dùng nhận tài liệu miễn phí, tham gia sự kiện,… nhằm tiếp cận những khách hàng chưa thực sự có nhu cầu để nuôi dưỡng dần. Quá trình này sẽ cần khoảng thời gian lâu hơn.
+ Đặt CTA kêu gọi để lại thông tin trên các kênh social khác.
Những dữ liệu khách hàng mà doanh nghiệp có được, gọi là các Lead (khách hàng tiềm năng) sẽ chính là thước đo hiệu quả cho chiến dịch của bạn
Giai đoạn thứ ba: Delight – Làm hài lòng
Giai đoạn này là giai đoạn gần nhất với việc ra quyết định mua hàng của các khách hàng. Tuy nhiên, với mỗi nhóm khách hàng khác nhau, tùy vào tình trạng mà bạn nên có sự phân loại và cách chăm sóc khác nhau để đạt được hiệu quả.
Chiến lược chốt sale
Với những khách hàng đã để lại đầy đủ thông tin liên hệ như tên, số điện thoại, địa chỉ email,… tại form đăng ký tư vấn hoặc trên các kênh social media, chiến lược chốt sale có thể bắt đầu ngay tại giai đoạn này.
- Liên hệ để tư vấn trực tiếp: Sau khi thu thập được thông tin khách hàng, bộ phận Sale sẽ liên hệ tư vấn trực tiếp về sản phẩm, dịch vụ, thuyết phục họ mua hàng. Tuy nhiên không phải 100% Lead đều sẽ chuyển thành khách hàng, điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược giá, chính sách bán hàng,… Bởi vậy bạn cần có một hệ thống CRM để giúp các sale theo dõi và quản lý được từng giai đoạn của khách hàng (Lead đã chuyển đổi thành khách hàng: chuyển sang giai đoạn chăm sóc khách hàng. Lead có nhu cầu nhưng muốn xem xét thêm: cung cấp các ưu đãi, chương trình khuyến mãi. Lead chưa có khả năng chuyển đổi thành khách hàng: chuyển sang giai đoạn nuôi dưỡng khách hàng)
- Chương trình khuyến mãi: chương trình khuyến mãi hấp dẫn, đúng thời điểm sẽ gia tăng cơ hội chốt đơn, thúc đẩy chuyển đổi và rút ngắn thời gian nuôi dưỡng các Lead.
Chiến lược nuôi dưỡng khách hàng
Nhóm khách hàng này sẽ bao gồm khách hàng để lại thông tin nhưng không nhằm mục đích mua hàng và khách hàng chưa chuyển đổi ở giai đoạn chốt sale. Chiến lược nuôi dưỡng khách hàng được thực hiện qua các kênh như:
- Tự động hóa Marketing: Sử dụng các công cụ để rút ngắn thời gian, công sức với các tin nhắn phản hồi, gửi tài liệu, chúc mừng…
- Email Marketing: Lên kế hoạch gửi Email Marketing đến những khách hàng cần nuôi dưỡng và xây dựng lòng tin. Bên cạnh đảm bảo nội dung bên trong email chất lượng, phù hợp, và thỏa mãn được khách hàng.
- Social Media: Tiếp tục truyền tải thông điệp, nội dung đến khách hàng thông qua các nền tảng truyền thông xã hội.
>>> Xem thêm: Chiến lược Marketing là gì? Độc chiêu xây dựng Marketing chiến lược
Chiến lược chăm sóc khách hàng
Đối với Inbound Marketing, việc bán hàng không chỉ dừng lại ở bước chốt sale mà cần tiếp tục chăm sóc khách hàng. Bởi những khách hàng cũ vẫn có thể tác động trực tiếp đến các quyết định mua hàng sau bởi phản hồi và cảm nhận, đặc biệt là trong thời đại các mạng xã hội chia sẻ phát triển mạn mẽ. Bởi vậy lúc này, công ty cần chú trọng đến:
- Chính sách vận chuyển
- Chính sách bảo hành, bảo trì.
- Chính sách thanh toán.
- Ưu đãi cho khách hàng vào các dịp đặc biệt như sinh nhật, lễ,…
- Phát hành thẻ thành viên, nhóm hội viên
- Hỗ trợ khách hàng 24/7.
Trên đây là những kiến thức về Inbound Marketing mà bất cứ ai khi tham gia các hoạt động truyền thông cũng nên biết. Để cập nhật những kiến thức mới về Marketing, truy cập Website Vietmoz ngay hôm nay!